Tình trạng viêm nhiễm tại hầu họng và amidan nếu như không được chăm sóc cẩn thận thì sẽ có nguy cơ tiến triển thành áp xe amidan. Nắm được những kiến thức cơ bản về bệnh lý này sẽ giúp bạn biết cách chủ động bảo vệ mình cùng người thân trước biến chứng không đáng có do bệnh gây nên.
Xem thêm: Viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng, phân loại và cách điều trị
Xem nhanh nội dung
Áp xe amidan là gì?
Đây là tình trạng amidan viêm nhiễm, sưng to do chứa đầy dịch mủ bên trong. Tình trạng này xảy ra do viêm amidan kéo dài không được điều trị hoặc biến chứng viêm họng do vi khuẩn liên cầu streptococcus gây ra.
Theo thống kê, áp xe quanh amidan phổ biến nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên, người có hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu. Bệnh xảy ra nhiều vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi bất thường cũng như trở lạnh đột ngột. Để hạn chế được tối đa các nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng áp xe amidan.
Các triệu chứng của áp xe amidan thường gặp
Tùy theo từng nguyên nhân cũng như mức độ viêm nhiễm mà triệu chứng của áp xe amidan sẽ có thể thay đổi. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi bị áp xe amidan:
- Nước tiểu có màu sẫm hơn so với bình thường, tiểu ít.
- Vùng họng đau, rát.
- Đau họng lan lên tai.
- Nổi hạch góc hàm.
- Hôi miệng và há miệng khó khăn hơn.
- Mạch nhanh, sốt cao từ 38 – 39 độ C.
- Lưỡi trắng, môi khô, cơ thể luôn mệt mỏi.
- Giọng nói thay đổi do eo họng bị thu hẹp và amidan sưng to.
- Đau họng, khó nuốt.
- Kích thước của hạt amidan gây cảm giác như có vật nằm trong cổ họng và kích thích ho.
- Đi kèm với sưng tuyến cổ.
- Tích tụ mủ hoặc mảng mủ trên bề mặt của hạt viêm amidan.
Khối áp xe amidan ở mức độ nặng còn có thể bị vỡ và gây nhiễm trùng diện rộng vô cùng nguy hiểm. Do đó, ngay khi nhận thấy có các dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân nên đi khám và kiểm tra để có được hướng điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân gây ra áp xe amidan
Nguyên nhân của áp xe amidan đó là do sự xâm nhập của vi khuẩn. Trong đó, vi khuẩn Streptococcus (liên cầu khuẩn tan huyết thuộc nhóm A) chính là tác nhân phổ biến nhất. Loại vi khuẩn này sẽ phát triển nhanh và rất khó để kiểm soát.
Liên cầu khuẩn thường gây nhiễm trùng phần mô mềm quanh amidan. Lúc này các vi khuẩn kỵ khí sẽ tấn công và xâm nhập vào các tuyến rồi tạo thành ổ áp xe. Sự phát triển của vi khuẩn cũng diễn ra nhanh chóng. Chỉ trong 2-4 tuần, chúng đã có thể lan rộng đến khắp cơ thể và gây nguy hiểm cho người bệnh.
Một số yếu tố tác động làm tăng khả năng nhiễm bệnh có thể kể đến như sau:
- Mắc các bệnh về răng miệng gồm: nhiễm trùng răng, viêm nha chu, viêm nướu,…
- Bệnh nhân bệnh bạch cầu đơn nhân, bạch cầu Lymphocytic mãn tính.
- Người bị viêm amidan mãn tính, có sỏi amidan.
- Người hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc.
- Một nguyên nhân khác hiếm gặp đó là răng khôn hàm dưới mọc lệch, nhiễm khuẩn và lan sang amidan gây viêm dẫn biến chứng áp xe amidan.
Biến chứng do áp xe amidan gây ra
Áp xe amidan sẽ khỏi hoàn toàn và không gây ra bất cứ biến chứng nào nếu như người bệnh được điều trị kịp thời và đúng cách. Ngược lại, nếu điều trị áp xe amidan muộn và không đúng cách thì bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng sau đây:
- Tắc nghẽn đường thở do tình trạng phù nề thanh quản;
- Hạch góc hàm;
- Nhiễm khuẩn huyết;
- Viêm tắc xoang hang;
- Thành động mạch cảnh trong gặp phải tổn thương.
Cách chẩn đoán áp xe amidan chính xác
Chẩn đoán bệnh là bước quan trọng để bác sĩ có thể tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trước hết, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng. Sau đó, để chẩn đoán được chính xác nhất thì người bệnh sẽ cần phải làm một số xét nghiệm như:
- Chụp X-Quang, chụp CT, siêu âm để giúp kiểm tra các bệnh lý về đường hô hấp như: Viêm nắp thanh quản,áp xe màng phổi, viêm mô tế bào amidan,…
- Soi họng, nuôi cấy và tiến hành làm kháng sinh đồ ổ mủ amidan
- Trường hợp có nghi nhiễm khuẩn máu thì cần tiến hành cấy máu và làm kháng sinh đồ
- Xét nghiệm kiểm tra dấu hiệu của bệnh bạch cầu đơn nhân.
Điều trị áp xe amidan hiệu quả
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sẽ sẽ đưa ra các chỉ định khác nhau. Cụ thể:
Chữa bệnh bằng thuốc
Nếu áp xe amidan ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc. Dựa vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Một số thuốc thường được chỉ định gồm:
- Thuốc kháng sinh: Liệu trình thuốc kháng sinh thông thường sẽ từ 7-10 ngày. Các nhóm thuốc được kê gồm Ciprofloxacin hay Cefotaxim kết hợp cùng với Gentamicin. Thuốc được kê dưới dạng tiêm. Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ hoặc dị ứng với các thành phần thuốc.
- Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Piroxicam dưới dạng tiêm, truyền thường được chỉ định cho bệnh nhân. Đối tượng dùng thuốc sẽ là những người có biểu hiện sốt cao, kéo dài.
- Thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc này sẽ hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng tấy ở ổ áp xe, giảm đau rát và khí chịu. Methylprednisolon là thuốc phổ biến trong nhóm này và sẽ được kê dưới dạng tiêm.
- Dung dịch điện giải: Tác dụng bổ sung nước, cân bằng điện giải trong cơ thể. Sử dụng với các trường hợp cổ họng sưng đau dẫn đến mệt mỏi và chán ăn. Người bệnh có thể sử dụng nước Oresol cũng như nước muối sinh lý hoặc một số dụng dịch điện giải khác.
Thuốc Tây y thường sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ gây dị ứng, cùng tác dụng phụ… Đối với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay dùng sai liều lượng.
Sử dụng các thủ thuật ngoại khoa để điều trị
Trường hợp áp xe amidan quá lớn và việc điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các thủ thuật ngoại khoa gồm:
Chích rạch áp xe
Biện pháp chích rạch không đau sẽ được áp dụng cho trường hợp ổ áp xe không nguy hiểm. Người bệnh lúc này sẽ được gây tê cục bộ ở khoang miệng hoặc sử dụng thuốc gây tê. Thuốc an thần và thuốc giảm đau cũng sẽ được sử dụng trong quá trình chích rạch nếu cần thiết. Một số cách làm để giúp hút mủ áp xe như:
- Dùng kim tiêm chọc, hút mủ
- Dùng dao mổ để có thể rạch một đường nhỏ cho mủ chảy ra.
Phẫu thuật cắt, nạo amidan
Cắt amidan sẽ chỉ được thực hiện khi cần thiết. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan để nhằm loại bỏ hoàn toàn ổ viêm khi nhận thấy bệnh có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm. Tuy chỉ là một tiểu phẫu nhưng cắt amidan sẽ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bệnh nên đến khám và xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật.
Những biện pháp phòng tránh áp xe amidan
Bên cạnh việc tìm kiếm các phương pháp điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh cũng như cải thiện được tình trạng áp xe bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Cụ thể như:
- Khi viêm amidan ở giai đoạn nhẹ thì người bệnh nên chủ động điều trị dứt điểm và tránh để bệnh chuyển biến nặng hơn gây ra áp xe quanh amidan.
- Giữ vệ sinh răng miệng và vòm họng sạch sẽ. Thường xuyên súc miệng, sát khuẩn để có thể hạn chế được tình trạng vi khuẩn xâm nhập.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin C,E, kẽm, Selen… Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng để chống chọi lại bệnh.
- Tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Không hút thuốc lá cũng như không tiếp xúc với khói thuốc độc hại. Hạn chế uống đồ uống có cồn, rượu bia cùng chất kích thích…
- Hạn chế ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì và đặc biệt khi thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần khám ngay.
Nhìn chung, áp xe amidan là biến chứng phổ biến sau đợt viêm amidan, viêm họng hạt hay viêm amidan hốc mủ. Vì thế, bạn cần chú ý quan sát và phát hiện kịp thời các triệu chứng bất thường ở họng cùng đường hô hấp để kịp thời phát hiện áp xe amidan và có bước xử trí phù hợp.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn