Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm Amidan là một trong những bệnh lý về tai mũi họng phổ biến nhất trên toàn cầu, nó chiếm khoảng 30,6% tổng số người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ dễ gây biến chứng và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ thông tin về Amidan qua bài viết sau để biết cách phòng ngừa tốt nhất cho bản thân.

Vị trí của amidan

Amidan là cặp khối mô mềm nằm ở phía sau họng (hầu họng). Mỗi amidan sẽ bao gồm các mô tương tự như các hạch bạch huyết (lympho), chúng được bao phủ bởi niêm mạc màu hồng. Chạy qua niêm mạc của mỗi amidan là các hố và được gọi là crypts.

Amidan gồm: Amidan khẩu cái, amidan vòm, amidan lưỡi và amidan vòi kết hợp tạo thành một vòng bao quanh bên trong họng – gọi là vòng waldeyer.

Viêm amidan là gì

Amidan hoạt động giống như một cơ chế bảo vệ và giúp ngăn không cho cơ thể bị nhiễm trùng. Khi virus, vi khuẩn tấn công với số lượng lớn khiến amidan không thể khống chế lại được, gây nhiễm trùng – tình trạng này được gọi là viêm amidan.

viem amidan 1
Hình ảnh viêm amidan

Viêm amidan là bệnh lý tai – mũi – họng thường gặp ở người lớn và chủ yếu là ở trẻ em. Đặc biệt, viêm amidan thường sẽ tái đi tái lại, dễ gây những biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này dễ lây lan và do nhiều loại virus và vi khuẩn phổ biến, chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcus, gây viêm họng liên cầu khuẩn. Viêm amidan do viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm amidan

Cấu tạo của amidan có nhiều khe và hốc, do đó các vi khuẩn và virus có thể len lỏi vào những vị trí này để gây bệnh cho cơ thể con người. Một số nguyên nhân gây viêm amidan bao gồm:

  • Người bệnh nhiễm các loại virus như virus Epstein-Barr, virus herpes simplex, virus cúm, Enteroviruses, Adenoviruses
  • Người bệnh có tiền sử mắc hoặc đang mắc các bệnh về hô hấp do nhiễm khuẩn như ho gà, sởi…
  • Người bệnh vệ sinh không sạch sẽ
  • Người bệnh sử dụng nước đá, đồ uống lạnh, bia lạnh, ăn kem hoặc ăn các đồ không đảm bảo vệ sinh
  • Môi trường sống của người bệnh bị ô nhiễm, nhiều khói bụi
  • Thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng viêm amidan.

Triệu chứng của viêm amidan

Biểu hiện của viêm amidan đó là viêm tấy và sưng đỏ. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở bằng miệng. Theo đó, các dấu hiệu của viêm amidan bao gồm:

  • Đau cổ họng
  • Amidan sưng đỏ
  • Xuất hiện lớp dịch phủ màu trắng/vàng
  • Xuất hiện vết phồng rộp hoặc các vết loét đau rát trên cổ họng
  • Đau đầu
  • Ăn mất ngon
viem amidan 2
Viêm amidan gây sưng, đau họng hoặc cũng có thể sốt, khó thở…
  • Đau tai
  • Khó nuốt
  • Sưng hạch ở cổ hoặc ở hàm
  • Sốt và ớn lạnh
  • Hôi miệng
  • Giọng nói khó nghe hoặc có cảm giác nghẹt thở
  • Cổ cứng

Đối với trẻ nhỏ, viêm amidan có thể xuất hiện thêm các triệu chứng điển hình như:

  • Bụng khó chịu
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Chảy nước dãi
  • Biếng ăn

Phân loại viêm amidan

Viêm amidan cấp tính

Dấu hiệu đầu tiên khi bị viêm amidan cấp tính đó là tình trạng cơ thể sốt 39-40 độ C, cảm giác khô rát họng và đau mỗi khi nuốt hoặc ho. Các triệu chứng tiếp theo có thể thấy như toàn thân mệt mỏi, chán ăn, táo bón, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và sưng và có dấu hiệu tiểu ít.

Viêm amidan mãn tính

Tình trạng này tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới viêm amidan mãn tính với các biểu hiện giống với viêm cấp tính nhưng sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Miệng có mùi hôi
  • Sốt tái lại nhiều lần
  • Cảm giác vướng víu ở cổ họng khi nuốt thức ăn hoặc khi uống nước
  • Thể trạng kém, yếu ớt và có thể sốt về chiều
  • Ho khan từng cơn, khạc nhổ có đờm và thường có các cơn ho kéo dài
  • Giọng nói thay đổi
  • Thở khò khè, trẻ em có thể gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ, người lớn ngủ ngáy.

Viêm amidan mãn tính có thể gây ra sỏi amidan. Nguyên nhân là do các mảnh vật chất như tế bào chết, nước bọt, thức ăn tích tụ trong các kẽ của amidan. Một thời gian sau, các mảnh vụn đó có thể đông cứng lại thành những viên sỏi nhỏ. Chúng có thể tự bong, hoặc sẽ cần dùng đến các thủ thuật y tế để lấy ra.

Viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát là loại viêm amidan có nguồn cơn từ viêm amidan mãn tính. Các tác nhân gây bệnh này có sẵn trong amidan và chúng chỉ chờ thời cơ để chuyển qua giai đoạn quá phát. Khi bước sang giai đoạn này, người bệnh thường sẽ bị sốt, đau họng, sưng amidan. Các triệu chứng tương tự như viêm amidan cấp tính nhưng nó sẽ kéo dài hơn. Viêm amidan quá phát xảy ra khoảng 4 lần/năm.

Cách điều trị viêm amidan

Điều trị nội khoa (dùng thuốc)

viem amidan 3
Viêm amidan có thể điều trị bằng thuốc

Nếu xác định nguyên nhân viêm amidan do nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Lúc này, người bệnh chỉ cần uống đủ và đúng liều theo chỉ dẫn ngay cả khi các triệu chứng đó đã hết hẳn. Điều này nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn hoặc lây lan sang các bộ khác của cơ thể.

Áp dụng các bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian giúp làm giảm các triệu chứng của viêm amidan, giúp nhanh hồi phục:

  • Súc miệng với nước muối: Thực hiện bài thuốc súc miệng nước muối ở tư thế ngửa mặt lên, đầu ngửa về phía sau rồi khò nhẹ để nước muối được tiếp xúc với cổ họng và amidan.
  • Súc miệng bằng nước ép hành: Chuẩn bị một củ hành, một ly nước ấm. Hành hãy bóc vỏ, rửa sạch và ép lấy nước. Pha nước ép hành vào trong một ly nước ấm. Khuấy đều và súc miệng cùng hỗn hợp này khoảng 2-3 lần/ngày.
  • Gừng và mật ong: Cần chuẩn bị mật ong và 2 củ gừng. Gừng gọt vỏ, rửa sạch sau đó giã dập hoặc cắt thành từng lát rồi cho vào chén. Đổ mật ong vào cùng để ngâm. Mỗi ngày ngậm gừng mật ong nhiều lần cho đến khi triệu chứng viêm hết hẳn.

Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)

Phẫu thuật cắt bỏ amidan là giải pháp tối ưu giúp điều trị dứt điểm tình trạng viêm amidan. Thế nhưng viêm Amidan chỉ nên được phẫu thuật trong các trường hợp như:

  • Bệnh nhân viêm Amidan tình trạng mãn tính, một năm tái phát nhiều lần.
  • Viêm Amidan đã gây biến chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm khớp, viêm cầu thận,…
  • Triệu chứng của Amidan bị viêm quá phát, khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó thở, không nói được.
viem amidan 4
Phẫu thuật cắt amidan

Các phương pháp phẫu thuật hiện nay rất tiên tiến và được thực hiện nhanh chóng, đây cũng là phương pháp điều trị hiệu quả giúp giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt viêm amidan sẽ không được chỉ định với những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải các chứng (Hemophilia A, B, C; suy tủy, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu,…)
  • Bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc nhiễm khuẩn tại chỗ
  • Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính chưa được điều trị ổn định
  • Phụ nữ đang có thai hoặc đang trong thời kỳ hành kinh,…

Viêm amidan gây những biến chứng gì

Người trưởng thành khi mắc viêm amidan thường chủ quan, không quan tâm đến việc chữa trị. Từ đó dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, viêm amidan nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như:

  • Áp xe peritonsillar: Nhiễm trùng tạo ra túi mủ bên cạnh amidan, đẩy nó về phía đối diện. Trường hợp này cần phải được dẫn lưu khẩn cấp.
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính: Do virus Epstein-Barr gây ra, chúng gây sưng to ở amidan, đau họng, sốt, phát ban và mệt mỏi.
  • Viêm họng liên cầu khuẩn: Streptococcus – loại vi khuẩn, lây nhiễm amidan và cổ họng. Gây sốt, đau cổ và thường đi kèm với đau họng.
  • Amidan mở rộng: Amidan lớn sẽ làm giảm kích thước đường thở, làm cho người mắc phải dễ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
  • Sỏi amidan: Tình trạng này sẽ xuất hiện các khối màu trắng hoặc vàng trên amidan do mắc thức ăn tại amidan khiến các vi khuẩn phát triển lắng đọng chất cặn tạo thành sỏi.
  • Viêm khớp cấp: Các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay ngón chân lúc này sẽ bị sưng, nóng, đỏ và đau, toàn thân luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
  • Sau viêm amidan còn có thể bị viêm cầu thận, viêm thận cấp: Người bệnh xuất hiện hiện tượng phù chân, phù mặt.

Cách phòng bệnh

Đối với nhóm trẻ em

viem amidan 5
Súc miệng bằng nước muối thường xuyên là cách để ngăn ngừa viêm amidan

Để phòng ngừa viêm Amidan ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Hướng dẫn và thường xuyên nhắc nhở trẻ chăm sóc răng miệng, họng sạch sẽ. 
  • Giữ vệ sinh các đồ dùng, đồ chơi của trẻ. Đồng thời bạn cũng nên vệ sinh các đồ chơi định kỳ cho trẻ.
  • Giữ ấm vùng họng trong mùa đông bằng mặc những đồ ấm, quàng khăn, uống nước ấm.
  • Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua thức ăn, các loại thực phẩm bổ sung, hoa quả,… để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Xem thêm: 15+ thực phẩm tăng cường sức đề kháng nên bổ sung ngay

  • Nhắc nhở trẻ luôn uống đủ nước mỗi ngày.
  • Đưa trẻ đi khám định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Đối với nhóm người lớn

Người lớn mặc dù có sức đề kháng tốt hơn trẻ nhỏ, thế nhưng đây cũng là đối tượng dễ tái phát viêm amidan nhất mỗi khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt với những trường hợp thường xuyên hút thuốc lá hay có tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp, ăn uống không lành mạnh,… đều có nguy cơ mắc viêm amidan cao hơn so với người bình thường. Do đó, để có thể chủ động phòng ngừa viêm amidan cho chính mình, mỗi người nên thực hiện triệt để những biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước lọc hoặc uống các loại nước ép hoa quả, rau củ tươi
  • Nếu cảm thấy vòm họng đau mỗi khi nuốt thì nên sử dụng các loại thức ăn mềm như cháo, súp, rau… 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. 
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm, các thức uống khiến tình trạng viêm nhiễm vùng họng trở nên nặng hơn như các loại đồ uống lạnh, kem, thực phẩm dầu mỡ, nhiều chất béo, cay nóng,…
  • Tránh sử dụng chất kích thích gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến vùng họng như thuốc lá, cà phê, nước uống có gas, bia lạnh, rượu,…
  • Khi thời tiết thay đổi, bạn nên chủ động giữ ấm cho vùng họng, súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối và nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng nếu thời tiết lạnh.
  • Khi thấy họng đau cần hạn chế nói to, nói nhiều để tránh tổn thương nặng thêm.
  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên để loại bỏ bụi bặm hay các tác nhân khác gây viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn đồng thời nên duy trì việc tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng.

Hi vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về viêm amidan. Đồng thời biết thêm về cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.