Đau đầu về đêm là bệnh lý ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của người bệnh. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc của bệnh nhân. Do đó, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trịđau đầu về đêm là điều vô cùng cần thiết.

Xem thêm: Bật mí 8+ mẹo trị đau đầu không cần dùng thuốc bạn nên biết

Đau đầu về đêm là gì?

Đau đầu về đêm là tình trạng đau nhức, khó chịu tại vùng đầu vào ban đêm, đôi khi cơn đau còn lan sang cả vùng hốc mắt và cổ. Những cơn đau đầu này sẽ thường xảy ra vào khoảng thời gian nghỉ ngơi ban đêm, đặc biệt là khi ngủ. Người bệnh thường cảm nhận cơn đau đầu giảm trương lực và lặp lại vào khung giờ cố định hàng đêm.

dau dau ve dem 1
Đau đầu về đêm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Đau đầu về đêm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm hiệu quả hoạt động thường ngày của cơ thể. Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thế nhưng những người ở độ tuổi trung niên thường sẽ hay đau đầu về đêm hơn các đối tượng khác. Đau đầu về đêm không phải là tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Thế nhưng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra các hệ quả ảnh hưởng đến sức khỏe.

Triệu chứng bệnh đau đầu về đêm

Đau đầu về đêm có thể là những cơn đau âm ỉ, đau nhói giống như dao đâm hoặc bỏng rát. Nó xảy ra ở một hoặc ở cả hai bên đầu. Cơn đau này có thể ngắn hoặc kéo dài từ khoảng 15 phút – 4 giờ. Hầu hết các cơn đau đầu này sẽ tấn công một hoặc nhiều lần mỗi đêm, vào khoảng từ 2-4h sáng. Đi kèm với đau đầu dữ dội là những biểu hiện cụ thể như: 

  • Chảy nước mắt, mí mắt sụp xuống hoặc nghẹt mũi.
  • Nhiều người bị cơn đau đầu thôi thúc còn đứng dậy và thực hiện các hoạt động thường ngày như đọc sách, ăn uống. 
  • Đau nửa đầu, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc với âm thanh.

Theo thống kê, cứ 3 người thì sẽ có 1 người có nguy cơ đau đầu về đêm nếu như có tiền sử đau nửa đầu. Trong đó hầu hết bệnh nhân khởi phát đau đầu về đêm cách cơn sẽ đau nửa đầu cuối cùng một vài năm.

Nguyên nhân đau đầu vào ban đêm

Những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu về đêm có thể kể đến như:

dau dau ve dem 2
Căng thẳng kéo dài gây ra tình trạng đau đầu về đêm
  • Do căng thẳng: Làm việc căng thẳng, mệt mỏi khiến mắt, hệ thần kinh và cơ thể của chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, khi các cơ quanh mắt phải làm việc trước màn hình máy tính trong thời gian dài thì các dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến não và gây ra hiện tượng đau đầu.
  • Thay đổi giấc ngủ: Tình trạng đau đầu về đêm cũng có thể xuất hiện do chuyển trạng thái giấc ngủ. Chuyển từ trạng thái ngủ say đột ngột sang giấc ngủ nông, không sâu sẽ khiến não phải điều chỉnh, các dây thần kinh cũng sẽ phải hoạt động đột ngột, khiến người bệnh bị đau đầu.
  • Đau đầu vận mạch: Những cơn đau đầu khi mắc phải bệnh đau đầu vận mạch thường sẽ xuất hiện vào chiều tối. Đau đầu do vùng máu trong não và đầu co cơ thắt lại, khiến một số bộ phận thiếu máu nên bị đau đầu và khó chịu.
  • Tăng huyết áp: Người bị huyết áp có thể xuất hiện cơn đau đầu vào thời gian cuối đêm gần sáng, khi huyết áp tăng cao thì huyết áp tăng sẽ gây áp lực lên dòng máu ở thành mạch, khiến cho thành mạch bị giãn ra và bị tổn thương ở mạch máu, từ đó gây nên đau đầu.
  • Đau đầu do khối u não: Những cơn đau đầu xuất hiện vào đêm đến sáng thường giảm dần là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng u não. Tuy nhiên không phải cứ mắc chứng đau đầu về đêm là mắc u não. Do đó, người bệnh cần kết hợp quan sát một số hiện tượng đi kèm như thay đổi thị giác, yếu tay chân, khả năng nghe và trí nhớ giảm sút.

Đau đầu về đêm ảnh hưởng như thế nào?

Đau đầu về đêm không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh mà nó còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Theo một số nghiên cứu, đau đầu kéo dài từ 2-3 tháng có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và làm tổn thương não.

dau dau ve dem 3
Đau đầu về đêm không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm

Đặc biệt, nếu tình trạng đau đầu vào ban đêm diễn ra thường xuyên và trong một khoảng thời gian kéo dài thì người bệnh có thể mắc phải các vấn đề như rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và thậm chí nguy hiểm hơn là còn có thể gây ra tử vong hoặc đột quỵ.

Chẩn đoán bệnh đau đầu về đêm như thế nào?

Khi thường xuyên gặp phải tình trạng đau đầu vào ban đêm, bạn nên đến cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám chuyên khoa gần nhất để được thăm khám cũng như xác định nguyên nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả. Chuyên gia sẽ dựa vào một số yếu tố sau đây để xác định nguyên nhân và hướng điều trị:

  • Đánh giá mức độ nghiêm trọng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mất ngủ khi đau đầu, thời gian và tần suất của cơn đau cùng thời điểm mà bạn thường gặp đau đầu nhất.
  • Xác định vị trí của đau: Bác sĩ sẽ hỏi về vị trí cơn đau, liệu nó có xuất phát từ một hay cả hai bên đầu, và có lan ra cổ, vai, hoặc gáy hay không. Họ cũng sẽ tìm hiểu xem cơn đau đó có xuất phát từ các vị trí khác không.
  • Loại đau đầu: Bác sĩ sẽ hỏi về cảm giác của bạn mỗi khi đau đầu, liệu nó đau âm ỉ hay đau dữ dội và nó có phát sinh liên tục hay không.
  • Triệu chứng kèm theo: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng khác đi kèm với đau đầu như chóng mặt, hoặc nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và buồn nôn.
  • Thời gian: Bác sĩ sẽ hỏi về thời lượng cũng như thời điểm xuất hiện của cơn đau.

Dựa trên các câu hỏi này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý của bạn và lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất nhằm giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cách điều trị tình trạng đau đầu ban đêm

Người bị đau đầu vào ban đêm nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Dựa vào kết quả thăm khám mà bác sĩ có thể đưa ra được hướng điều trị phù hợp, chẳng hạn như: 

dau dau ve dem 4
Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây để giúp làm giảm cơn đau cho người bệnh
  • Điều trị bằng thuốc: Ở một số trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ có thể chỉ định phác đồ điều trị đau đầu bằng thuốc. Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong phác đồ điều trị đau đầu bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc giảm đau phổ biến… Lưu ý, việc sử dụng thuốc điều trị cần có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bởi việc lạm dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là còn đe dọa đến tính mạng.
  • Điều trị không dùng thuốc: Để làm giảm chứng đau đầu về đêm, bác sĩ có thể gợi ý cho người bệnh thực hiện một số biện pháp tại nhà gồm: xông tinh dầu, chườm ấm/lạnh, bổ sung thực phẩm giàu magie và vitamin B, uống nhiều nước, liệu pháp thư giãn và hạn chế thực phẩm chứa nhiều histamine…

Cách phòng ngừa tình trạng đau đầu vào ban đêm

Để ngăn ngừa tình trạng đau đầu về ban đêm, bạn cần tuân thủ các thói quen sống khoa học và đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc để có chất lượng giấc ngủ tốt. Bạn có thể tham khảo những biện pháp được gợi ý dưới đây để cải thiện tình trạng này:

  • Xây dựng lối sống cùng chế độ dinh dưỡng khoa học: Duy trì lối sống điều độ kết hợp với ăn uống khoa học bằng cách tránh tiêu thụ chất kích thích (bia, rượu…), ăn đủ bữa, kiểm soát cân nặng cùng lượng đường trong máu, thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần…. để giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và từ đó phòng tránh nhiều bệnh lý, trong đó có chứng đau đầu về đêm.
  • Quản lý căng thẳng: Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để nâng cao sức khỏe tâm thần. Nhờ vậy, cơ thể sẽ thoải mái vào ban đêm, tránh nguy cơ khởi phát đau đầu.
dau dau ve dem 5
Tập yoga là một trong những cách để phòng ngừa đau đầu hiệu quả
  • Rèn luyện thể chất: Tập thể dục thường xuyên với tần suất 3 lần/tuần, mỗi lần tập tối thiểu 30 phút là cách để giúp cơ thể giảm căng thẳng và nâng cao sức khỏe thể chất. Nhờ vậy nguy cơ xảy ra cơn đau đầu về đêm sẽ được giảm thiểu đáng kể.
  • Uống đủ nước: Thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu phổ biến. Vì vậy, để tránh khởi phát các cơn đau đầu vào buổi tối, người bệnh nên bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu vào đêm. Để tránh đau đầu, mỗi người cần quan tâm đến biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ, thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ, hạn chế tiêu thụ thực phẩm gây mất ngủ và tạo không gian ngủ thoải mái,…

Trên đây là tất cả thông tin về chứng đau đầu về đêm để bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về vấn đề cơ thể gặp phải cũng như định hướng được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.