Trên cơ thể con người, có tất cả 365 huyệt đạo trên cơ thể, trong đó có 108 huyệt đạo trên cơ thể là huyệt chính. Những huyệt đạo này có thể là huyệt chữa bệnh hoặc tự huyệt nguy hiểm. Để hiểu sâu hơn về tất cả các huyệt đạo và công dụng của huyệt trên cơ thể con người, cùng Tre Vang tìm hiểu về hệ thống danh sách 108 huyệt đạo trên cơ thể người, sơ đồ huyệt châm cứu dưới đây nhé.

Huyệt vị mà máy massage trị liệu có thể massage
108 huyệt đạo trên cơ thể con người

Tìm hiểu huyệt đạo trên cơ thể con người là gì?

Đặc điểm của các huyệt đạo (huyệt vị) là một vị trí trống rỗng, nằm tại các đường kinh đạo hoặc ngoài kinh đạo, có tác dụng là giúp cho cơ thể trao đổi hoặc tiếp nhận nguồn năng lượng của thiên nhiên.

Hệ thống huyệt đạo trên cơ thể gồm rất nhiều huyệt, có những huyệt được đánh giá cao nhất với tác dụng phòng và trị bệnh.

Hiểu một cách đơn giản, chúng ta mường tưởng như trên một dòng sông, có những hồ, đập rộng lớn (là những huyệt đạo), khi dòng sông gặp “sự cố” thì có thể sử dụng hồ đạp này để điều chỉnh, tác động toàn bộ lượng nước trên dòng sông. Và hệ thống kinh lạc huyệt đạo cũng giống như hệ thống các dòng sông này. Chính bởi vậy, các huyệt đạo quan trọng là điểm mấu chốt quan trọng để điều chỉnh hệ thống kinh mạch đó.

Huyệt đạo trên cơ thể con người là nơi tập trung thần khí của lục phủ ngũ tạng, cơ khớp,kinh lạc …các huyệt đạo này nằm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, và có tên gọi khác nhau. Trong tổng số 365 huyệt đạo thì có 108 huyệt đạo trên cơ thể được xem là những huyệt quan trọng, trong đó có tới 36 huyệt nguy hiểm, được gọi với tên “huyệt tử”. Thật nguy hiểm nếu vô tình tác động vào các huyệt này có thể gây tử vong, ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe.

Các huyệt đạo và công dụng trên cơ thể

Giải pháp massage kích thích vào huyệt đạo để nâng cao sức khỏe là hoàn toàn có căn cứ, và đã được chứng minh. Các huyệt đạo có mối quan hệ mật với các cơ quan khác trong cơ thể như tư chi, lục phủ ngũ tạng … Nếu massage vào các huyệt đạo này và công dụng tuyệt vời chữa bách bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, cải thiện tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, hệ thần kinh.

108 huyệt đạo trên cơ thể là nơi lưu thông thần khí, giúp cơ thể trao đổi chất, tiếp nhận năng lượng từ thiên nhiên. Quá trình massage trên cơ thể, tác động vào 108 huyệt đạo trên cơ thể. Các nhà khoa học đã công nhận sự hiện hữu của huyệt đạo này, để vận dụng bấm huyệt, ấn huyệt vị trị liệu.

Để hiểu rõ và xác định rõ những huyệt nguy hiểm và huyệt chữa bệnh thì cần nắm rõ vị trí và công dụng của từng huyệt.  Dưới đây là hình ảnh 108 các huyệt đạo trên cơ thể con người:

Theo sách Linh Khu Tiên Cửu CHâm Thập Nhị Nguyên, huyệt đạo là cửa ngõ thần khí hoạt động ra – vào. Các huyệt trên cơ thể không chỉ có mối quan hệ mật thiết với hoạt động sinh lý và các biểu hiện bệnh lý trên cơ thể, mà các huyệt này giúp chuẩn đoán bệnh hiệu quả hơn. Cùng xem chi tiết về vị trí huyệt trên cơ thể người:

Hình ảnh 108 các huyệt đạo trên cơ thể người

108 huyet dao tren co the
108 huyet dao tren co the 8

Sơ đồ huyệt đạo trên cơ thể người

 Vị trí huyệt trên cơ thể người vùng đầu cổ

Huyệt bách hội:

  • Tên gọi khác: Huyệt duy nôi, quỷ môn, dương ngũ hội, thiên sơn, thiên mãn, tam dương, nê hoàng cung, điên thượng
  • Vị trí: Huyệt bách hội tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu dọc theo trên của 2 bên tai. Nằm trên đỉnh đầu, thuộc hệ số 28 huyệt vị của mạch đốc.
  • Khi bị tác động: Khi bị tác động trúng vào huyệt bách hội huyệt sẽ khiến cơ thể bị choáng váng, ngã xuống đất và bất tỉnh nhân sự ngay lập tức.

Huyệt thần đình

  • Tên gọi khác: Huyệt phát tế
  • Vị trí: Huyệt thần đình từ mép tóc trước trán lên 5cm
  • Khi bị tác động: Nếu bị tác động vào huyệt thần đình sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến vùng não bộ

Huyệt thái dương

  • Vị trí huyệt thái dương: Tại vùng lõm phía đuôi chân mày. Vị trí huyệt thái dương là điểm nối của đuôi lông mày với đuôi mắt, cạnh chỗ lõm nhất, sát với mỏm ở mắt xương gò má.
  • Khi bị tác động: gây ra hiện tượng choáng váng, mắt tối sầm lại, ù tai.

Huyệt nhĩ môn

  • Tên gọi khác: của Huyệt Nhĩ Môn là Huyệt nhĩ tiền, tiểu nhĩ
  • Vị trí: Tại điểm khuyết ở trước vành tay, khi há miệng sẽ nhìn thấy rõ chỗ lõm của huyệt này
  • Khi bị tác động: Có thể dẫn tới hiện tượng Uù tai, chóng váng đầu và ngã xuống đất.
vi tri cac huyet tren co the nguoi vung dau co

Huyệt tinh minh

  • Tên gọi khác là: Huyệt lệ không, lệ khổng, mục nội tý, tinh minh
  • Vị trí: Huyệt tinh minh nằm tại góc khóe mắt phía trong, ngay phía đầu chân mày
  • Khi bị tác động: Tác động mạnh có thể hôn mê sâu, nhẹ hơn thì hoa mắt và ngã xuống đất.

Huyệt nhân trung

  • Tên gọi khác của Huyệt Nhân Chung là Huyệt quỷ cung, quỷ khách sảnh, quỷ thị, quỷ câu
  • Vị trí: Nằm dưới chóp mũi, nằm giữa rảnh nước dưới mũi, vị trí cách 1/3 phía trên rảnh nhân trung
  • Khi bị tác động: sẽ gây ra choáng váng, hoa mắt, chóng mặt.

Huyệt á môn

  • Tên gọi khác: Huyệt ám môn, hoành thiệt, thiệt hoành, thiệt yếm, thiệt căn, thiệt thủng, yếm thiệt.
  • Vị trí: Huyệt á môn nằm ở phía sau ót, chỗ lõm giữa đốt sống cổ  1 và 2.
  • Khi bị tác động: Đập vào diên tủy là một phần não sau nối với tủy sống sẽ không thể nói được, gây choáng váng, đau đầu, ngã xuống đất và bất tỉnh lập tức.

Huyệt phong trì

  • Vị trí: Huyệt phong trì nằm phía sau dái tay, phần lõm dưới xương chấm
  • Khi bị tác động: Đập vào trung diên tủy, có thể gây nên tình trạng hôn mê bất tỉnh ngay.

Huyệt nhân nghênh

  • Tên gọi khác của Huyệt Nhân Nghênh: Huyệt ngũ hội, nhân nghinh, thiên ngũ hội
  • Vị trí: Nằm tại vị trí vùng yết hầu, ngang với 2 bên khoảng 5cm
  • Khi bị tác động: Khí huyết ứ đọng, và tình trạng choáng đầu.

>> Xem thêm các danh mục thiết bị chăm sóc sức khỏe khác

vi tri cac huyet tren co the nguoi vung nguc bung

Vị trí các huyệt quan trọng ở vùng bụng, ngực

Huyệt đản trung

  • Tên gọi khác: Huyệt đàn trung, huyệt chiên trung, nguyên kiến, hung đường, thượng khí hải, nguyên nhi
  • Vị trí: Huyệt đản trung nằm ở lồng ngực, nơi giữa hai đầu vú, chi phối dây thần kinh
  • Khi bị tác động: có thể gây loạn thần, tinh thần bất an

Huyệt cưu vĩ

  • Tên gọi khác: Huyệt hạt cán, huyệt vĩ ế
  • Vị trí: Nằm phía trên rốn, cách rốn khoảng 15cm
  • Khi bị tác động: nếu bị va đập mạnh vào vùng huyệt cưu vĩ có thể gây đọng máu, chấn động vùng tim, ảnh hưởng đến tĩnh mạch, gan, mật, gây tử vong.

Huyệt cự khuyết

  • Vị trí: Nằm ở vị trí phía trên rốn 9cm
  • Khi bị tác động: Khi tác động trực tiếp tới huyệt cự khuyết có thể ảnh hưởng đến vùng gan, mật, và tim mạch

Huyệt thần khuyết

  • Tên gọi khác là Huyệt khí hợp, khí xá, tề trung
  • Vị trí: nằm ở vị trí chính giữa tại rốn
  • Khi bị tác động: Nếu bị ấn tác động mạnh vào huyệt thần khuyết này có thể khiến chấn động ruột, bằng quang tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh sườn và mất đi dần sự linh hoạt

Huyệt khí hải

  • Vị trí: Ở dưới rốn khoảng 4cm, ở dưới rốn 1.5 tấc. lấy điểm nối 1.5/5 trên 3.5/5 dưới của đoạn rốn – bờ trên xương mu, chi phối tĩnh mạch ở sườn.
  • Khi bị tác động vào huyệt khí hải : Có thể gây ứ máu, và giảm khả năng vận động

Huyệt quan nguyên

  • Tên gọi khác là: Huyệt đơn điền, tam kết giao, thứ môn, đại trung cực, hạ kỷ
  • Vị trí: Nằm dưới rốn 7cm. Xác định huyệt quan nguyên dễ dàng bằng cách đặt bàn tay phải ngang với bụng sao cho ngón trỏ chạm tới rốn.
  • Khi bị tác động: Sẽ bị chi phối tĩnh mạch và dây thần kinh sườn, có thể gây ra tình trạng chấn dộng ruột và ứ đọng khí huyết.

Huyệt trung cực

  • Tên gọi khác của Huyệt Trung Cực : Huyệt khí nguyên, huyệt ngọc tuyền, huyệt trung trụ
  • Vị trí: Nằm ngay dưới rốn 10cm hoặc có thể chạm thấy trên bờ xương mu 1 thốn
  • Khi huyệt Trung Cực bị tác động: có thể gây ra chấn thương thần kinh, kết tràng chữ S và tổn thương vùng cơ

Huyệt khúc cốt

  • Tên gọi khác của Huyệt Khúc Cốt : Huyệt hồi cốt, huyệt khuất cốt, huyệt niệu bao
  • Vị trí: ở khung xương chậu bụng dưới, hạ bộ. Nằm trên xương mu
  • Khi bị tác động: Nếu tác động vào huyệt khúc cốt gây ra tổn thương khí cơ toàn thân và ứ động khí huyết.

Huyệt ưng song

  • Vị trí: Nằm ở vùng xương sườn thứ 3 bên trên vú. Nằm trên đường thẳng qua đầu ngực và cách đường ngựa giữa 4 thốn, nhìn mắt thường sẽ thấy nơi cơ ngực khá to nổi lên.
  • Khi bị tác động: Huyệt Ưng Song này có thể động tới động mạch và tĩnh mạch, làm cho tim ngừng cấp máu, khiến đầu óc choáng váng.
108 huyet dao tren co the Copy

Huyệt nhũ trung

  • Vị trí: Huyệt Nhũ Trung Nằm ngay chính giữa đầu vú, khoảng gian sườn số 4
  • Khi bị tác động: có thể dẫn đến tình trạng sung huyết, phá khí

Huyệt nhũ căn

  • Tên gọi khác: Huyệt bệ căn, huyệt khí nhãn
  • Vị trí: Thẳng từ đầu vú đóng xuống 1 đốt xương sườn
  • Khi bị tác động: Do nằm ở bên trái của tim mạch nên bấm huyệt nhũ căn có thể làm sốc tim và gây ra tử vong, rất nguy hiểm

Huyệt Kỳ môn

  • Tên gọi khác: Huyệt can mộ
  • Vị trí: Nằm ở trên đường thẳng ngang qua đầu ngực,  ở xương sườn thứ 6 nằm dười núm vú.
  • Khi bị tác động: Tác động mạnh vào huyệt Kỳ Môn này sẽ ảnh hưởng đến phần lá lách, gan, ứ khí và gây ra chấn thương động cơ xương

Huyệt chương môn

  • Tên gọi khác: Huyệt lặc liêu, huyệt quý lặc, huyệt trường bình
  • Vị trí: Nằm ngay trên đường nối tuyến giữa nách với mút cuối của xương sườn số 1. Xác định điểm huyệt này bằng cách co khép lá nách lại, huyệt Chương Môn nằm ở ngang với điểm cuối khuỷa tay. Thấy ngay phía bên phải huyệt này là gan, bên trái là lá nách.
  • Khi bị tác động: Nếu ấn mạnh vào huyệt chương môn có thể ảnh hưởng đến gan, lá nách và gây ra cản trở sự lưu thông máu, phá hoại màng cơ xương.

Huyệt thương khúc

  • Tên gọi khác là: Huyệt cao khúc, huyệt thương xá
  • Vị trí: Huyệt Thương Khúc nằm trên rốn 2 thốn, cách đường giữa bụng khoảng 0,5 thốn. Từ giữa bụng ngang sang hai bên khoảng 5cm
  • Khi bị tác động: Nó sẽ ảnh hưởng đến thần kinh sườn, chấn động vùng ruột, ứ huyết, tổn thương khí.
108 huyet dao tren co the 7

Các huyệt đạo quan trọng ở eo, lưng, mông

Huyệt phế du

  • Vị trí: của Huyệt Phế Du Từ đầu gai của đốt sống ngực thứ 3, ngang sang 2 bên lưng khoảng 4cm
  • Khi bị tác động: Ảnh hưởng tới hệ tim mạch và phổi. Huyệt chi phối bởi tĩnh mạch, và dộng mạch sườn thứ 3. Hệ thần kinh, có thể gây ra chấn thương tim, phổi, khí huyết khi ấn mạnh vào nó.

Huyệt quyết âm du

  • Tên gọi khác: Huyệt khuyết âm du, huyệt khuyết du, huyệt quyết âm du, huyệt quyết du
  • Vị trí: Xác định như ở huyệt phế du nhưng tính từ mỏm gai đốt sống ngực thứ 4 thay vì là vị trí thứ 3.
  • Khi bị tác động: Nếu bấm mạnh vào huyệt này có thể gây hại cho thành tim, phá khí cơ, tổn thương đến phối, dễ dàng gây ra tử vong.

Huyệt tâm du

  • Tên gọi khác: Huyệt bối du, huyệt cứu lao
  • Vị trí: Nằm từ mỏm gai đốt sống ngực thứ 5
  • Khi bị tác động: huyệt tâm du chịu lực tác động mạnh mẽ sẽ gây phá huyết, tổn thương khí và thành tim.

Huyệt thận du

  • Vị trí: Từ mỏm gai đốt sống lưng eo thứ 2, nằm ngang với huyệt mệnh môn
  • Khi bị tác động: Huyệt này chi phối phổi, có thể làm tổn thương cơ gây ra liệt nửa người, ảnh hưởng cơ xương khớp

Huyệt mệnh môn

  • Tên gọi khác: Huyệt mạng môn, huyệt thuộc lũy, huyệt tinh cung, huyệt trúc trượng
  • Vị trí huyệt Mệnh Môn: Nằm giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 và thứ 3
  • Khi bị tác động: có thể gây ra tình trạng liệt nửa người và phá khí cơ

>>> Xem thêm: Đau hạ sườn trái phía sau lưng có nghiêm trọng không?

Huyệt chí thất

  • Tên gọi khác: Huyệt chí đường, huyệt tinh cung
  • Vị trí: Nằm ở mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 rồi sang ngang 2 bên khoảng 6cm
  • Khi bị tác động: Gây ra chấn thương động mạch thận, tĩnh mạch, thần kinh tổn thương nội khí.

Huyệt khí hải du

  • Tên gọi khác: Huyệt đơn điền du, huyệt ký hải du
  • Vị trí: Dóng ngang sang hai bên khoảng 3cm, tính từ mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3
  • Khi bị tác động: huyệt này nếu như ấn mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quả thận, cản trở quá trình lưu thông máu.

Huyệt vĩ lư

  • Vị trí: Huyệt đạo này nằm tại giữa xương cụt và hậu môn
  • Khi bị tác động: Huyệt vĩ lư này rất quan trọng, nó chi phối quá trình tuần hoàn khí huyết trên toàn cơ thể

>>Xem thêm:

  • Huyệt ủy trung
  • Huyệt trật biên
  • Huyệt hành gian
  • Huyệt Lương Khâu
  • Huyệt Thiên Khu
  • Huyệt Thương Khâu
  • Huyệt Cách Du
  • Huyệt Thương Dương
  • Huyệt Thiên Tỉnh
  • Huyệt Phong Thị
  • Huyệt Ế Minh
  • Huyệt Khổng Tối
  • Huyệt Đầu Duy
  • Huyệt Đại Trường Du
  • Huyệt Cự Cốt
  • Huyệt Tuyệt Cốt
vi tri cac huyet tren co the nguoi o tay

Các huyệt đạo ở tay và chân

Huyệt kiên tỉnh

  • Tên gọi khác: Huyệt bác tỉnh
  • Vị trí: Nẳm điểm cao nhất của vai, điểm cao nhất của đầu ngoài vùng xương đòn.
  • Khi bị tác động: Nhấn mạnh vào huyệt Kiên Tỉnh này có thể gây ra tê bại, mất sự linh hoạt trong cuộc sống

Huyệt thái uyên

  • Tên gọi khác: của huyệt Thái uyên huyệt quỷ tâm, huyệt quỷ thiên, huyệt thái thiên, huyệt thái tuyền
  • Vị trí: Nằm ở chỗ lõm ở làn ngang cổ tay khi bạn ngửa lòng bàn tay
  • Khi bị tác động: Nó sẽ gây tổn thương nội khí và bách mạch

Huyệt túc tam lý

  • Tên gọi khác: huyệt hạ lăng, huyệt hạ tam lý, huyệt quỳ tà, huyệt tam lý
  • Vị trí: Huyệt Túc Tam Lý Nằm ở mắt gối ngoài cách 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng 1 đốt ngón tay, nơi mà cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầy, và xương mác
  • Khi bị tác động: có thể gây ra tê bại chân
vi tri cac huyet tren co the nguoi o chan

Huyệt tam âm giao

  • Tên gọi khác: Huyệt đại âm, huyệt hạ tam lý, huyệt thừa mạng thừa mệnh
  • Vị trí: Huyệt tam âm giao nằm ở sát bờ sau, trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài của ngón chân. Từ đầu nhọn của mắt cá chân thằng lên khoảng 6cm sát với bờ sau xương ống chân
  • Khi bị tác động: Ấn mạnh vào huyệt đạo này khiến tổn thương khí ở huyệt đan điền và tê bại chân

Huyệt dũng tuyền

  • Tên gọi khác: huyệt địa xung, huyệt địa vệ, huyệt địa cù, huyệt quyết tâm, huyệt quế tâm
  • Vị trí: Bạn co ngón chân lên, vị trí huyệt dũng tuyền nằm trong lòng bàn chân
  • Khi bị tác động: Tác động đến huyệt dũng tuyền quá mạnh có thể ảnh hưởng tới việc lưu thông khí huyết trong cơ thể. Song ấn nhẹ nhàng lại rất tốt đối với sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn.
huyệt dũng tuyền
Huyệt Dũng Tuyền

Sơ đồ các huyệt vị thường dùng trong châm cứu

36 huyet nguy hiem tren co the

4 huyệt đạo massage mỗi ngày chữa bách bệnh

Huyệt đản trung

  • Huyệt vị đản trung có tên gọi khác đàn trung, đản hay hàn có nghĩa là lớn, nhiều ….Lý giải tên gọi: là huyệt nằm ở chính giữa đường thẳng nối với 2 núm vú giống như cái cung điện của tâm nên gọi là đản trung.
  • Là huyệt vị của khí nén, nên có công dụng điều trị các bệnh lý về khí
  • Công dụng khí tác động huyệt đản trung giúp trị cơn đau tức ngực, khó thở, đau vùng tìm, đau dây thần kinh liên sườn, …
  • Thủ thuật điều trị: Massage xoa bóp hoặc châm cứu vào huyệt đản trung cho tới khi cảm giác đau nhức, có khi lan ra cả ngực nghĩa là đã tác động trúng huyệt.

Huyệt dũng tuyền

Dũng có nghĩa là mạnh mẽ, tuyền là suối. Huyệt dũng tuyền nằm ở khe lòng bàn chân, là huyệt tỉnh, khởi phát của kinh thận. Là một trong nhóm hồi dương cửu châm nên có công dụng nâng cao và phục hồi chính khí trong cơ thể.

  • Huyệt dũng tuyền là một trong 3 tam tài huyệt (3 huyệt tối quan trọng của cơ thể): Bách hội (thiên), đản trung( nhân), dũng tuyền (địa)
  • Vị trí: Nằm ở hõm lòng bàn chân, kẻ 1 đường thẳng từ đỉnh ngón chân thứ 2 đến gót chân, chia thành 5 phần bằng nhau. Huyệt dũng tuyền nằm ở 2/5 trên và 3/5 dưới của bàn chân.
  • Tác dụng khí bấm huyệt dũng tuyền: thanh thận nhiệt… giúp điều trị đau nhức gan bàn chân, mất ngủ, đau họng, ho….

Nếu cơ thể bị ho lâu ngày, hãy xoa 1 chút dầu nóng vào huyệt dũn tuyền rất hiệu quả trong khi chữa ho.

Huyệt hợp cốc

 Hợp nghĩa là hợp với nhau, cốc nghĩa là hang. Huyệt hợp cốc ở vị trí giống như chỗ gặp nhau tạo thành 1 cái hang nên có tên gọi hợp cốc.

Là huyệt ở vùng đầu mặt nên có tác dụng trong việc trị bệnh vùng đầu mặt

Vị trí:

Huyệt nằm giữa xương đốt bàn tay 1 và 2 phía mu bàn tay. có thể lấy huyệt bằng 3 cách :

  • Vuốt dọc theo xương đốt bàn tay 2 ( phía ngón tay cái ) đến điểm mắc là huyệt.
  • Khép 2 ngón tay cái và tay trỏ sát vào nhau thấy giữa xương đốt bàn tay 1 và 2 nổi lên 1 khối cơ, chỗ cao nhất trên khối cơ là huyệt.
  • Ngón cái và ngón trỏ cần xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón cái tay bên kia đặt vào chính giữa vùng da nối liền ngón trỏ và ngón cái ( phía mu tay của tay cần lấy huyệt ) đầu ngón cái ở đâu thì đó là huyệt.

Tác dụng: Bấm huyệt hợp cốc có tác dụng trị các bệnh ngón tay bàn tay tê đau, bàn tay liệt, cánh tay liệt, liệt mặt, miệng méo, đau đầu, đau răng, đau mắt, ngứa mắt, nghẹt mũi chảy mũi,sốt, kích ngất, ho, viêm họng đau họng, làm tăng co bóp tử cung.

Chú ý : Với phụ nữ có thai cấm day bấm hoặc châm cứu tại huyệt này vì huyệt làm tăng co bóp tử cung dễ gây xảy thai.

Huyệt nội đình

  • Vị trí huyệt nội đình nằm giữa kẽ ngón chân thứ 2 và 3. Khi tác động vào huyệt nội đình và công dụng giúp bài trừ khí nóng trong cơ thể, giúp trị bệnh dạ dày, massage đầu, đau răng, ruột viêm …
  • Cách ấn huyệt nội đình: Dùng đầu ngón tay trỏ nhấn chính xác vào huyệt nội đình, mỗi nhịp ấn khoảng 3 phút, làm liên tục khoảng 20 – 30 lần mỗi ngày

>> Xem thêm: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi ?

Như vậy, 108 huyệt đạo trên cơ thể đều có mối mật thiết tới cơ quan trong cơ thể, hệ thần kinh, lục phủ ngũ tạng. Nếu thực sự chưa am hiểu về các huyệt đạo, chúng ta không nên tự ý bấm huyệt, để tránh tác động tới các huyệt trên cơ thể gây nguy hiểm chế người. Và cũng nên tìm hiểu những huyệt vị tốt cho sức khỏe, giúp chữa bệnh.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Câu hỏi thường gặp (3)

  • Cơ thể người có bao nhiêu huyệt đạo?

    Huyệt đạo trên cơ thể người  được phân bổ đều ở khắp mọi vị trí. Trong đó có 108 huyệt đạo quan trọng nhất giúp điều trị bệnh và có những huyệt nguy hiểm nếu không may va đập mạnh vào có thể gây chết người.

  • 36 "Tử huyệt" huyệt nguy hiểm trên cơ thể là huyệt gì?
    Trên cơ thể chúng ta có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT.
    Không may va chạm mạnh vào những huyệt này, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền .
  • Cơ thể người có tổng bao nhiêu huyệt đạo chính?

    Trên cơ thể người có rất nhiều huyệt đạo xuất hiện ở các vị trí khác nhau, từ đầu tới chân. Trong số đó, thì có 108 huyệt đạo quan trọng  chính có tác dụng chữa và trị bệnh, và có những huyệt đạo nguy hiểm gọi là “tử huyệt” nếu vô tình, không may ấn hay kích thích vào có thể gây nguy hiểm chết người, hoặc có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.