Nhiễm trùng thận vốn được biết đến là một trong những bệnh viêm nhiễm ở thận rất thường gặp. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chức năng lọc máu, bài tiết nước tiểu của thận. Nếu không được chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy thực tế nguyên nhân nào gây nên nhiễm trùng thận? Cách phòng ngừa ra sao? Bài viết sau đây, Trevang sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Cùng theo dõi ngay nhé.

Xem thêm: Đau bụng dưới rốn ở nam cảnh báo điều gì?

Nhiễm trùng thận là gì 

nhiem trung than 1
Nhiễm trùng thận (hay viêm đài bể thận) là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu

Nhiễm trùng thận hay còn có tên gọi khác là viêm đài bể thận. Đây chính là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân của bệnh thường sẽ xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu dưới (bao gồm niệu đạo, bàng quang). Tình trạng nhiễm trùng thận này có thể gây ra nhiễm trùng huyết rất nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân nhiễm trùng thận

Nguyên nhân chính gây nên nhiễm trùng thận đó là do sự tấn công của vi khuẩn thông qua đường niệu đạo. Các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng thận phải kể đến như E. Coli, Klebsiella, Enterobacteria. Các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào ống niệu đạo, dẫn đến nhiễm trùng và nhiễm trùng ngược dòng tại bàng quang và niệu đạo.

nhiem trung than 2
Vi khuẩn E.Coli gây nhiễm trùng thận

Ngoài ra, một số vi khuẩn còn có thể tấn công thận thông qua cơ chế lây nhiễm từ những vị trí khác trong cơ thể đến thận và gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Đồng thời, các thủ thuật như đặt ống thông tiểu hay nội soi bàng quang, nội soi niệu đạo cũng sẽ có thể gây ra nhiễm trùng ngược dòng, gây nhiễm trùng thận.

Bên cạnh nguyên nhân nhiễm khuẩn thì cũng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận. Một trong số đó phải kể đến như:

  • Nữ giới có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do niệu đạo ngắn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ xâm nhập.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận.
  • Người bị sỏi thận, người có hệ miễn dịch yếu, tiểu đường hoặc HIV cũng sẽ có nguy cơ cao hơn.
  • Tình trạng tổn thương dây thần kinh xung quanh bàng quang hoặc việc dùng ống thông niệu đạo cũng sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng thận.

Dấu hiệu nhiễm trùng thận 

Bệnh có thể khởi phát thông qua các triệu chứng của viêm đường tiểu dưới và trở nên ngày một nghiêm trọng hơn nữa nếu vi khuẩn ngược dòng đến đường tiểu trên. Các triệu chứng hay gặp của bệnh tại cơ quan thận bao gồm: 

  • Sốt trên 38 °C và cũng có thể sốt cao 39 – 40 °C
  • Rét run 
  • Buồn nôn và nôn
  • Đi tiểu liên tục, có cảm giác muốn đi tiểu ngay và sẽ không thể nhịn đi tiểu được. 
nhiem trung than 3
Người bệnh có cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Khi đi tiểu thường có cảm giác đau rát dọc ở đường tiểu.
  • Đau tại vùng hông và vùng quanh hậu môn. 
  • Có mủ hoặc có máu lẫn ở trong nước tiểu. 
  • Nước tiểu có mùi tanh bất thường. 

Ngoài những triệu chứng điển hình nói trên thì người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng khác không phổ biến (tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể).

Biến chứng có thể có của nhiễm trùng thận là gì?

Nhiễm trùng thận nếu như không được điều trị kịp thời thì cũng sẽ có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Áp xe thận: là hiện tượng ổ mủ xuất hiện tại quanh thận do nhiễm trùng mô mềm quanh thận
  • Nhiễm khuẩn huyết: do vi khuẩn lan vào máu và dẫn đến nhiễm khuẩn toàn thân nặng.
  • Hoại tử nhú thận: nhiễm trùng kéo dài có thể gây hoại tử nhú thận, làm hỏng một phần hoặc thậm chí là cả toàn bộ chúng. Tiếp đó là kéo theo tình trạng tắc nghẽn niệu quản hoặc niệu đạo, gây ứ mủ bể thận.
nhiem trung than 4
Nhiễm trùng thận có thể gây biến chứng suy thận cho người bệnh
  • Suy thận cấp: Là biến chứng nguy hiểm vì nó sẽ còn kèm theo các biến chứng như tăng huyết áp, phù phổi cấp,..
  • Kháng kháng sinh: Nếu dùng kháng sinh không đúng cách và đúng liều lượng thì sẽ rất dễ mắc phải biến chứng này.
  • Viêm thận bể thận mạn, suy thận mạn: viêm thận bể thận cấp nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến viêm thận bể thận mạn và suy thận mạn rất nguy hiểm cho người mắc phải.

Cách trị nhiễm trùng thận 

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng thận. Cụ thể

  • Nếu nhiễm trùng nhẹ thì kháng sinh đường uống sẽ là dòng điều trị đầu tiên. Bác sĩ lúc này sẽ kê toa thuốc kháng sinh để bạn uống tại nhà. Loại kháng sinh có thể thay đổi sau khi kết quả xét nghiệm nước tiểu được biết là có gì đó đặc biệt hơn đối với nhiễm trùng vi khuẩn của bạn.

Thông thường, bạn sẽ cần dùng kháng sinh trong 2 tuần trở lên. Bác sĩ có thể kê toa cấy nước tiểu theo dõi sau khi điều trị nhằn đảm bảo nhiễm trùng không còn và sẽ không quay trở lại. Nếu cần thiết, bạn vẫn có thể nhận được một đợt kháng sinh khác.

  • Đối với nhiễm trùng nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể giữ bạn trong bệnh viện để dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch và kèm theo đó là truyền dịch.
  • Đôi khi phẫu thuật cũng có thể thực hiện để điều chỉnh tắc nghẽn hoặc hình dạng có vấn đề trong đường tiết niệu. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thận mới xảy ra.

Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng thận một cách triệt để, bạn nên áp dụng những biện pháp sau đây: 

  • Không sử dụng thuốc xịt khử mùi, thuốc nhuộm tại cơ quan sinh dục.
  • Cần vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày hay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Khi quan hệ tình dục thì nên sử dụng bao cao su để phòng ngừa nhiễm khuẩn thông qua đường tình dục.
  • Cần uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình cần uống khoảng 1,5 – 2 lít nước để hỗ trợ chức năng đào thải của thận.
nhiem trung than 5
Khi có cảm giác buồn tiểu thì cần giải quyết ngay
  • Không nên nhịn tiểu, khi có cảm giác buồn tiểu thì cần giải quyết ngay. Đặc biệt nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.
  • Hãy tuân theo chế độ ăn kiêng nếu như bạn bị nhiễm trùng thận. Không nên tiêu thụ thực phẩm nhiều đường hoặc glucose vì đường sẽ làm vi khuẩn phát triển. Hãy tránh xa các loại bánh ngọt, rượu,… nếu không muốn bệnh tái phát
  • Không được tự ý dùng thuốc, cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn và lộ trình của bác sĩ đề ra.
  • Khi có triệu chứng bệnh, cần đến ngay bệnh viện để được điều trị.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh về thận. 

Trên đây là những thông tin về nhiễm trùng thận mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng thông qua đây, bạn sẽ nắm rõ được cách phòng bệnh, cũng như nhận biết được các triệu chứng sớm để khám chữa bệnh kịp thời và hạn chế tối đa các biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.