Viêm khớp cấp vốn là căn bệnh về xương khớp phổ biến mà rất nhiều người hiện nay đang mắc phải. Tại giai đoạn sớm, bệnh chưa có những biểu hiện và triệu chứng trầm trọng nên thường khiến chúng ta chủ quan và không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu để bệnh diễn ra trong thời gian dài thì nó sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe vô cùng đáng lo ngại. Dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bệnh lý trên để từ đó giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát nhất.

Xem thêm:

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị hiệu quả tại nhà

Viêm khớp cấp là gì?

Viêm khớp cấp (hay còn được gọi là viêm khớp cấp tính) là tình trạng các khớp đau, sưng một cách đột ngột. Các cơn đau có thể ở một khớp nhất định hoặc nó cũng có thể xảy ra ở nhiều vùng khớp khác nhau, trường hợp này còn được gọi là viêm đa khớp cấp tính. Nếu không được điều trị đúng phương pháp và điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới tình trạng viêm khớp mãn tính và nhiều biến chứng khác nghiêm trọng hơn. 

viem khop cap 1
Hình ảnh khớp bình thường và khớp viêm

Bất kỳ ai hay bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có khả năng mắc căn bệnh này, nhất là với những người có sức đề kháng yếu cũng như suy giảm khả năng miễn dịch. Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ mắc viêm khớp cấp tính cao hơn cả: 

  • Người ngoài 40 tuổi: Độ tuổi này sẽ bắt đầu có những dấu hiệu lão hoá về xương khớp. Vì vậy, các khớp của nhóm đối tượng này cũng sẽ dễ mắc bệnh hơn. 
  • Nhóm từ 20-40 tuổi: Nhóm tuổi này sẽ có hệ xương khớp khỏe mạnh nên đồng thời cũng có tỷ lệ mắc bệnh khá thấp. Tuy nhiên, nếu có những chấn thương hay thói quen sinh hoạt không lành mạnh thì cũng có khả năng bị viêm khớp cấp. Hiện nay, nhóm đối tượng này đang dần có xu hướng mắc bệnh tăng cao. 
  • Nhóm trẻ từ 5-10 tuổi: Thực tế thì trẻ em hoàn toàn sẽ có thể bị viêm khớp cấp tính. Nguyên nhân là bởi khi trẻ bị thương do vấp ngã, chạy nhảy,… thì sẽ có thể bị viêm khớp cấp. 
  • Phụ nữ: Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh viêm khớp cấp cao hơn so với nam giới.

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cấp

Viêm khớp cấp có thể mắc phải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau hiện nay. Dưới đây là một số yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh lý này: 

  • Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu, tỉ lệ người mắc bệnh viêm khớp cấp có người thân từng bệnh sẽ cao hơn so với các nhóm khác. 
  • Chấn thương vùng khớp: Khi ổ khớp bị chấn thương, nó sẽ tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập theo đường máu vào bên trong cơ thể. Từ đó, chúng tấn công vào ổ khớp và khởi phát các cơn đau khớp cấp tính. 
  • Nhiễm trùng khớp: Người bị động vật như chó, mèo hoặc chuột cắn sẽ có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng khớp và xuất hiện cơn đau khớp cấp tính. 
viem khop cap 2
Viêm khớp cấp: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị 6
  • Người có bệnh nền: Các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, gout,… sẽ dễ dẫn đến các cơn đau khớp cấp tính. 
  • Rối loạn chức năng hệ miễn dịch: Đây được xem là nguyên nhân khiến cho căn bệnh khởi phát, khi đó cơ thể sẽ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. 
  • Lây nhiễm từ ổ nhiễm trùng: Một vài ổ nhiễm trùng tại các cơ quan khác trong cơ thể có thể sinh sôi trong dịch khớp và từ đó làm lây nhiễm ra các mô khớp. Hậu quả là gây ra tình trạng sưng viêm. 
  • Người thường xuyên làm việc quá sức: Đối với những người thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc thì các khớp nối sẽ phải chuyển động liên tục và thường xuyên dễ bị tổn thương. Theo tính chất bắc cầu, những tổn thương này sẽ là tiền đề gây ra viêm khớp nếu như không được điều trị kịp thời và dứt điểm. 
  • Tuổi tác: Người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do tình trạng thoái hoá xương khớp diễn ra. 
  • Giới tính: Phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới do có các đặc trưng về giới tính riêng. 
  • Khớp sụn bị ảnh hưởng: Các sụn khớp có thể bị viêm do các yếu tố như chịu áp lực lớn lên khớp, chế độ ăn dư nhiều đạm,…

Có thể thấy, bệnh viêm khớp cấp sẽ có nhiều nguyên nhân gây ra và ở mỗi người sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn khác nhau. Vì vậy, xác định chính xác nguyên nhân là rất cần thiết và quan trọng bởi chúng sẽ là tiền đề để chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp cấp

Bệnh viêm khớp cấp có những biểu hiện khá giống với các bệnh lý về xương khớp khác. Tuy nhiên, viêm khớp cấp sẽ khởi phát trong thời gian ngắn và nhanh chóng hết đau. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều các trường hợp bệnh tiến triển và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Một vài dấu hiệu khi mắc bệnh mà người bệnh cần nhận biết như: 

  • Đau khớp: Các vị trí viêm thường sẽ có tình trạng đau mỗi khi vận động hay cả khi không vận động. 
  • Sưng đỏ khớp: Vùng khớp viêm sẽ xuất hiện hiện tượng sưng đỏ, sờ vào sẽ cảm thấy nóng ran so với những vùng khác. 
viem khop cap 3
Sưng đỏ khớp là dấu hiệu điển hình của viêm khớp cấp
  • Khớp bị cứng: Do đau nhức khiến cho quá vận động trở nên khó khăn hơn, người bệnh bị hạn chế hoạt động nên thường dễ bị cứng khớp. 
  • Các biểu hiện khác: Người bệnh có thể sẽ bị sốt, sụt cân, phát ban, ngứa và khó chịu ở vùng ổ khớp viêm. 

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào được nêu trên, bệnh nhân không nên chủ quan và bỏ qua. Hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Nhờ đó sẽ giúp đảm bảo rằng bệnh không tiến triển nhanh và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cấp

Phương pháp chẩn đoán bệnh 

Trước khi tiến hành điều trị bệnh lý này, bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra về thể chất cũng như thực hiện xét nghiệm vùng khớp để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Bác sĩ lúc này sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các phương pháp sau:

  • Chụp X-quang: Phương pháp này sẽ giúp xác định được tình trạng tổn thương của vùng xương, sụn, thay đổi kích thích xương. Mặc dù kết quả chụp X-quang sẽ không thể xác định được tình trạng viêm khớp nhưng nó sẽ có thể giúp bác sĩ kiểm soát cũng như theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Chụp cắt lớp vi tính MSCT: Kỹ thuật này giúp hiển thị được hình ảnh của xương và các mô mềm xung quanh để bác sĩ kiểm tra các chấn thương.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp có sự kết hợp giữa sóng vô tuyến từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh cắt ngăn ở phần mô mềm sụn, gân…
  • Siêu âm: Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm thanh tần số cao để ghi lại các mô mềm và cấu trúc của xương khớp.

Cách điều trị bệnh viêm khớp cấp

Bệnh lý viêm khớp cấp hiện nay có thể được điều trị cả bằng biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Cụ thể như:

  • Thuốc tây

Đa số phác đồ điều trị viêm khớp cấp hiện nay sẽ bao gồm các thuốc chống viêm, giảm đau. Trong đó phải kể đến các loại thuốc như: paracetamol, Oxycodone, Ibuprofen, Tramadol,…

Các thuốc này sẽ có tác dụng lên ổ viêm khớp sụn và làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Khi dùng, người bệnh cần chú ý tuân thủ đúng chỉ định và phác đồ của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.

  • Vật lý trị liệu
viem khop cap 4
Vật lý trị liệu giúp hồi phục khớp bị tổn thương

Vật lý trị liệu có tác dụng khả quan khi được kết hợp trong điều trị viêm khớp cấp. Chúng sẽ giúp tăng cường hoạt động của các cơ, mô xung quanh khớp sụn xương thông qua các bài tập cụ thể và chuyên biệt.

  • Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp bệnh có tiến triển nặng và bác sĩ phụ trách chỉ định thì bệnh nhân nên xem xét đến các biện pháp can thiệp ngoại khoa. Đó là phẫu thuật màng hoạt dịch. Việc thực hiện phẫu thuật này sẽ trị dứt điểm cơn đau cấp tính do viêm khớp gây nên.

Biện pháp phòng tránh viêm khớp cấp

Bệnh viêm khớp cấp mặc dù không gây hại đến tính mạng con người nhưng nó lại gây ra những đau đớn và khó chịu. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết, đặc biệt là với đối tượng trẻ em. Để phòng bệnh hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tuân thủ theo một lối sống lành mạnh, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn.
  • Không làm việc quá sức, không mang vác nhiều vật nặng liên tục.
  • Không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,…
  • Bảo vệ khớp bằng cách sử dụng vật dụng hỗ trợ như băng, nẹp,… để giúp hạn chế chấn thương, từ đó hạn chế tình trạng viêm nhiễm sụn khớp.
viem khop cap 5
Cần tránh các thực phẩm giàu đạm để phòng ngừa viêm khớp cấp
  • Cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm có lợi và hạn chế thức ăn quá nhiều purin để giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Từ đó, giảm gánh nặng cho khớp sụn và có khả năng miễn dịch tốt hơn.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp tăng cường sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp.
  • Khi phát hiện triệu chứng bệnh, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm sau này.

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng viêm khớp cấp. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều kiến thức mới trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị để từ đó giúp hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.