Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có khí hậu ôn hòa rất thích hợp cho các loại rau củ quả phát triển. Hệ sinh thái nhà vườn đều rất phong phú, do đó Việt Nam có hàng trăm nghìn loại thực phẩm khác nhau, nhiều nhất đó là các loại củ họ khoai. Vậy bạn đã từng nghe về khoai mỡ bao giờ chưa? Bạn có biết khoai mỡ là loại khoai gì không? Nếu chưa thì hãy cùng Trevang tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây nhé.

Khoai mỡ là khoai gì

Khoai mỡ ở Việt Nam còn được gọi là khoai vạc, khoai tím, củ mỡ,… Đây là một loại củ có xuất xứ ở Đông Nam Á và thường bị nhầm với củ khoai môn. Khoai mỡ chiếm thị phần khá lớn tại thị trường Philippines và hiện nay đã xuất hiện phổ biến trên khắp thế giới.

khoai mo 1
Đặc điểm của khoai mỡ

Đặc điểm bên ngoài của khoai mỡ đó là vỏ màu nâu xám, bên trong thịt có màu tím, khi nấu chín sẽ mềm mịn giống như khoai tây. Khoai mỡ có vị ngọt bùi và được chế biến trong nhiều món ăn khác nhau, có thể là món ngọt hoặc cũng có thể là món mặn. Đặc biệt khoai mỡ còn chứa rất nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa cùng các vitamin thiết yếu có lợi cho sức khỏe của bạn.

Giá trị dinh dưỡng của khoai mỡ

Khoai mỡ là loại khoai có hàm lượng năng lượng và dinh dưỡng phong phú. Mỗi 100g khoai tím sẽ có những chất dinh dưỡng như:

  • Năng lượng: 120 kcal 
  • Carbohydrate: 27g 
  • Chất xơ: 4g 
  • Canxi: 20mg 
  • Sắt: 0.36mg 
  • Vitamin A: 100IU 

Ngoài những chất dinh dưỡng chính đã được nêu phía trên, khoai mỡ còn chứa đạm, natri, sắt, axit béo và đặc biệt không chứa cholesterol.

Xem thêm: Bất ngờ với 8 tác dụng của khoai sọ cho sức khỏe

Lợi ích của khoai mỡ đối với sức khỏe

Theo Đông y, khoai tím có vị ngọt, tính bình và không độc. Nó có tác dụng bổ tỳ, phế, sáp tinh khí, tiêu thũng và làm giảm đau. Theo Y học hiện đại, khoai tím mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ, cụ thể như:

Khoai mỡ chứa nhiều chất dinh dưỡng

khoai mo 2
Khoai mỡ có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể

Khoai mỡ có chứa phần trăm giá trị hàng ngày về chất xơ, kali và mangan. Những chất dinh dưỡng và khoáng chất này sẽ là chìa khóa để duy trì sức khỏe xương, sức khỏe tim mạch cũng như tăng trưởng và trao đổi chất. Khoai mỡ đồng thời cũng chứa đồng và vitamin C. Đây đều là những chất cần thiết cho sức khoẻ máu. Đồng sẽ giúp hấp thụ sắt và sản xuất hồng cầu. Trong khi đó, vitamin C sẽ là một chất chống oxy hoá quan trọng để có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại bệnh tật, nhiễm trùng.

Khoai mỡ giàu chất chống oxy hóa

Trong khoai mỡ có chứa nhiều hợp chất Beta – carotene và vitamin C – đây là 2 loại thành tố giúp phụ nữ đẩy lùi quá trình lão hóa hiệu quả và ngăn ngừa các bệnh về ung thư. Khi các gốc tự do được sinh ra, chúng sẽ thâm nhập vào các tế bào và làm mất đi chức năng cũng như biến đổi gen. Khi cơ thể không phản ứng kịp thì nguy cơ ung thư sẽ là rất cao.

Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Flavonoid có trong khoai tím đã được chứng minh là chất giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc tiểu đường loại 2. Hơn nữa, chỉ số đường huyết của củ mỡ tương đối thấp, đây cũng là thực phẩm ít calo nhưng lại có lượng carbohydrat khá cao. Chúng có thể giúp cung cấp đủ năng lượng và chất xơ nhưng sẽ không làm tăng đột biến lượng đường có trong máu.

khoai mo 3
Khoai mỡ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã quan sát thấy chiết xuất khoai mỡ giàu flavonoid sẽ có thể bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Ngoài ra, các nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy khoai mỡ làm giảm cảm giác thèm ăn để giúp giảm cân cũng như cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.

Giảm huyết áp

Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây nên các cơn đau tim và đột quỵ. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã cho thấy chất chống oxy hóa trong củ mỡ sẽ giúp giảm huyết áp theo cách tương tự giống như thuốc ức chế men chuyển (ACEI). Hơn nữa, nguyên tố Kali có trong khoai mỡ còn giúp cơ thể kiểm soát được nhịp tim, ổn định huyết áp và chống lại các bệnh về cao huyết áp.

Kiểm soát cholesterol trong máu, tốt cho sức khỏe tim mạch

Vì khoai mỡ có chứa nhiều chất xơ nên khi ăn loại củ này, nó sẽ liên kết tốt với các cholesterol xấu để đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Thêm vào đó, lượng beta-carotene do khoai mỡ cung cấp còn đảm bảo khả năng sản xuất cholesterol có lợi hay các HDL-cholesterol cho cơ thể con người.

Khoai mỡ là một kho tàng nhỏ chứa nhiều các natri, kali, anthocyanin để giúp cải thiện chức năng tuần hoàn máu và ngăn ngừa sự hình thành huyết khối lòng mạch. Nhờ đó, khoai mỡ thực sự tốt cho hệ tim mạch.

Tăng cường sức khỏe đường ruột, tiêu hóa tốt, chống táo bón

khoai mo 4
Tốt cho hệ tiêu hóa

Tinh bột của khoai mỡ còn có tác dụng trong việc kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi Bifidobacteria có trong đường ruột. Nó sẽ tham gia vào quá trình tiêu hóa chất xơ cũng như phân hủy carbohydrate phức tạp.

Ngoài ra khoai mỡ còn là một siêu thực phẩm phát huy hiệu quả trong việc chống viêm và hạn chế nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích, các bệnh viêm ruột hay thậm chí là bệnh ung thư đại trực tràng.

Chất xơ do khoai mỡ cung cấp sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón, kết hợp với Kali để kích thích hoạt động cơ trơn dạ dày. Nhờ đó nó hỗ trợ đi tiêu dễ dàng hơn, các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Cải thiện khả năng miễn dịch

Khoai mỡ có lợi trong việc cải thiện khả năng miễn dịch nhờ vào lượng Vitamin C tương đối cao. Đây là một chất tăng cường miễn dịch tuyệt vời. Hơn thế nữa, đây còn là một thực phẩm dễ tiêu thụ trong thời gian bị bệnh để có thể thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.

Cách chế biến khoai mỡ

Một vài công thức nấu ăn quen thuộc có khoai tím trong bữa chính và ăn vặt Việt Nam mà bạn có thể tham khảo như:

Bánh khoai mỡ chiên

khoai mo 5
Bánh khoai mỡ thơm ngon

Bánh khoai mỡ chiên là món ăn vặt rất được ưa chuộng trên mọi diễn đàn xã hội. Với lớp bánh giòn rụm, phần nhân khoai tím dẻo mềm. Món ăn này chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn với mọi lứa tuổi hiện nay.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 miếng khoai mỡ chừng 300g
  • 5 thìa bột mì
  • 4 thìa bột năng
  • 4 thìa đường cát trắng.

Tiến hành:

  • Bước 1: Gọt sạch vỏ khoai mỡ rồi đem đi rửa sạch, để ráo nước và sau đó đem đi nạo nhuyễn.
  • Bước 2: Cho khoai mỡ vào nồi nấu chín, múc ra 1 chiếc bát to
  • Bước 3: Tán đều khoai mỡ, lấy phần mịn nhất và thêm vào đó ít bột năng, bột mì cùng đường cát vào hỗn hợp.
  • Bước 4: Chia bột thành từng phần nhỏ và tạo hình theo ý muốn
  • Bước 5: Đợi đến khi dầu trong chảo nóng lên thì bỏ bánh vào chiên, bạn nên để lửa nhỏ và tránh làm bánh cháy. Đợi khoảng 15 phút sau khi bánh đã vàng giòn thì cho ra đĩa.

Canh khoai mỡ nấu thịt

Canh khoai tím nấu thịt là món ăn thân thuộc với người Việt Nam. Củ mỡ sau khi được quết bào nấu chín sẽ thường có độ dẻo ngon ngọt tự nhiên và rất hấp dẫn. Kết hợp với thịt băm sẽ làm dậy lên hương cho món canh khoai mỡ.

khoai mo 6
Canh khoai mỡ thịt bằm

Nguyên liệu chuẩn bị như sau:

  • 1 củ khoai mỡ tím 400g
  • Thịt bằm 100g
  • Gia vị: dầu, hạt nêm, muối, đường, hành lá, hành tím khô.

Các bước làm:

  • Bước 1: Khoai mỡ sau khi được gọt vỏ thì đem đi rửa thật sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Nạo nhuyễn khoai rồi cho hỗn hợp này vào nước lọ và ngâm trong khoảng 10 phút rồi vớt ra.
  • Bước 3: Rửa sạch vỏ khoai rồi đem đun với nước lọc để lấy màu cho món canh thêm phần đẹp mắt.
  • Bước 4: Ướp thịt bò với gia vị rồi đảo qua với hành khô cho rậy mùi thơm.
  • Bước 5: Cho khoai mỡ vào nồi rồi đổ ngập nước và ninh kỹ. Sau đó hãy cho thêm thịt băm vào, nêm nếm thêm ít gia vị sao cho vừa ăn. Trước khi tắt bếp thì bạn nên thêm 1 nhúm hành lá đã được thái nhỏ sao cho đẹp mắt.

Lưu ý khi ăn khoai mỡ

Mặc dù khoai mỡ có nhiều lợi ích cũng như giúp kích thích vị giác. Thế nhưng khi ăn củ mỡ thì mọi người cũng nên lưu ý một số điều như sau:

  • Mỗi tuần chỉ nên ăn khoai tím từ 2 – 3 lần, ăn quá nhiều có thể gây ra đau đầu, ngộ độc, buồn nôn
  • Không nên ăn khoai mỡ khi chưa được nấu chín. Khoai chưa chín sẽ có chứa nhiều chất nhầy, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, dễ đau bụng và dễ gây ngộ độc
  • Không nên ăn canh khoai mỡ khi đói bụng vì nó sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa
  • Phụ nữ đang mang thai cần hạn chế ăn khoai mỡ vì nó sẽ không tốt cho thai nhi
  • Những người mắc các bệnh về ung thư vú, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hay ung thư buồng trứng tuyệt đối không được ăn khoai tím
  • Những người có vấn đề về thận cũng nên hạn chế ăn khoai mỡ vì loại khoai này sẽ chứa nhiều protein và khoáng chất
  • Những người có tiền sử về dị ứng thực phẩm nên cẩn trọng mỗi khi ăn loại khoai này và đồng thời nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia
  • Những người bị thiếu protein S nên tránh xa khoai mỡ vì nó có thể gây ra tình trạng cục máu đông
  • Nếu ăn khoai tím vượt mức cho phép, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn và đau đầu

Hy vọng những thông tin về củ khoai mỡ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn. Nhìn chung đây là một thực phẩm bổ dưỡng, có thể được dùng để chế biến thành nhiều các món ăn ngon. Nhưng lưu ý nên sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh ngộ độc. Đồng thời để đảm bảo khẩu phần ăn cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng, bạn cần phối hợp các loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (chất bột, đường; chất béo; chất đạm;  vitamin, muối khoáng và xơ) và đồng thời nên thay đổi món thường xuyên.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.