Viêm khớp phản ứng phổ biến hơn ở các độ tuổi từ 20 – 40. Bệnh có thể có những tác động gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc nắm rõ được các kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn trong việc phòng chống, bảo vệ sức khỏe chính mình cùng những người xung quanh.
Xem thêm: Viêm khớp cấp: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Xem nhanh nội dung
Khái niệm bệnh viêm khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng được biết đến là tình trạng viêm khớp vô khuẩn. Đây là tình trạng khớp bị viêm thứ phát sau khi bị nhiễm khuẩn ngoài khớp cụ thể là hệ tiết niệu, bộ phận sinh dục hay hệ tiêu hóa. Bệnh có tính hệ thống vì các tổn thương có thể xảy ra tại một vài cơ quan phía ngoài khớp, ví dụ kết mạc, niệu đạo, đại tràng hoặc là cầu thận.
Nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng
Nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng được xác định cụ thể là do:
- Do nhiễm trùng đường tiêu hóa: Các chủng vi khuẩn gây bệnh là E. coli, các chủng Shigella,…. Vi khuẩn E. coli là loại vi khuẩn sống trong đại tràng của người. Nếu cơ thể khỏe mạnh bình thường thì nó sẽ không hề gây hại. Thế nhưng khi cơ thể có dấu hiệu suy giảm miễn dịch, vi khuẩn lúc này sẽ xâm nhập tới các bộ phận khác và gây ra nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
- Do nhiễm trùng đường tiết niệu, đường sinh dục: Enterobacter, Citrobacter, E. coli, lậu cầu,… Trong đó, E.coli là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục.
- Do virus gây ra như virus HPV, HIV, viêm gan,…
- Các bệnh lý nền nặng gây suy giảm miễn dịch cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng và gây viêm khớp phản ứng: HIV/AIDS, Lupus ban đỏ hệ thống, lao hệ thống,….
- Một số trường hợp do viêm ruột, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm loét đại tràng,….
Triệu chứng, dấu hiệu thường gặp của viêm khớp phản ứng
Bệnh viêm khớp phản ứng có triệu chứng thường bắt đầu từ 1-3 tuần sau khi cơ thể nhiễm trùng với các triệu chứng như sau:
- Đau và cứng khớp: hiện tượng đau khớp liên quan với viêm khớp thường sẽ xảy ra ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân và cũng có thể bị đau tại gót chân, lưng hoặc mông.
- Nhiều trường hợp bị mắc viêm khớp phản ứng còn có thể bị viêm mắt, đỏ, ngứa và nóng mắt.
- Bệnh nhân viêm khớp phản ứng có thể tăng tần suất và có cảm giác khó chịu mỗi khi đi tiểu với biểu hiện nóng bức, cảm giác chậm chích khi tiểu tiện, tiểu mủ vô khuẩn ở bệnh nhân nam (dương vật chảy ra chất không phải nước tiểu và không có chứa vi khuẩn).
- Xuất hiện các biểu hiện viêm đường tiết niệu.
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn bị sưng phồng ngón chân hoặc ngón tay.
- Ngoài ra, có thể có các triệu chứng khác như: mệt mỏi, đau cơ, cứng khớp, nổi mụn nhọt ở đầu dương vật, sốt nhẹ, đau gót chân, đau thắt lưng, lở miệng và lưỡi nhưng không đau, phát ban ở lòng bàn chân.
Ngoài ra, bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em còn có biểu hiện sau khi trẻ chạy nhảy, vận động nhiều bị mỏi, di chuyển gặp nhiều khó khăn.
Viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không?
Mặc dù những ảnh hưởng từ bệnh lý này không quá nghiêm trọng. Thế nhưng nếu không được chữa khỏi thì người bệnh sẽ phải chịu đựng nhiều cơn đau kéo dài. Những biến chứng mà căn bệnh này gây ra cụ thể như:
- Lòng bàn tay và bàn chân hay đầu bị hóa sừng.
- Viêm khớp phản ứng ở người già làm suy giảm khả năng đi lại, vận động do cảm giác đau nhức đầu gối, mắt cá chân và lưng dưới. Ngoài ra, những biểu hiện khác như sốt nhẹ, mệt mỏi trong người, chán ăn, sụt cân cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Tình trạng viêm niêm mạc lưỡi, miệng, tiểu máu vi thể và tiểu mủ vô khuẩn.
- Đột nhiên có cảm giác sợ ánh sáng, đau hốc mắt, mắt bị đỏ và ngứa. Nhiều trường hợp còn bị viêm giác mạc, viêm bồ đào hay viêm kết mạc.
Biện pháp chẩn đoán viêm khớp phản ứng
Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng kết hợp cùng với xem xét bệnh tiền sử của bệnh nhân cũng như người thân trong gia đình. Nếu có dấu hiệu phản xạ kém thì bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: đánh giá được tình trạng nhiễm khuẩn, phát hiện dấu hiệu viêm.
- Xét nghiệm dịch khớp: nếu số lượng tế bào bạch cầu tăng thì nó sẽ cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn. Xét nghiệm này cho biết được độ lan rộng của loại vi khuẩn có trong dịch khớp. Nhờ kết quả của xét nghiệm này mà bác sĩ sẽ nhận diện được rõ giữa bệnh gout với viêm khớp phản ứng nhờ vào tinh thể axit uric.
- Xét nghiệm hình ảnh: chụp X quang giúp phân biệt với bệnh viêm cột sống dính khớp.
Điều trị viêm khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm của bệnh. Người bị viêm khớp phản ứng có thể tham khảo một số cách chữa trị phổ biến dưới đây:
Chữa viêm khớp phản ứng bằng mẹo dân gian ngay tại nhà
Với trường hợp bị viêm khớp phản ứng nhẹ, bạn có thể chữa tại nhà bằng một số các nguyên liệu tự nhiên như tỏi, lá lốt, gừng… Nguyên nhân là do trong các vị thuốc này sẽ có chứa nhiều thành phần kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này cần có sự kiên trì và đồng thời cần thực hiện liên tục trong nhiều ngày mới mang lại kết quả như ý.
Điều trị bằng thuốc
Thông qua quá trình thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng cùng tổn thương ở mỗi bệnh nhân để có chỉ định đơn thuốc phù hợp. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nhằm loại bỏ vi khuẩn gây bệnh còn tồn tại trong cơ thể (kháng sinh này sẽ phụ thuộc vào từng loại vi khuẩn có trong cơ thể).
Một số loại thuốc thường được chỉ định gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng đau và viêm do bệnh gây nên.
- Corticosteroid: Có tác dụng ngăn chặn viêm khớp xương, giảm thiểu các triệu chứng viêm và đồng thời giúp cơ xương khớp hoạt động bình thường.
- Khi tiến triển thành viêm khớp mạn tính, bạn có thể cần điều trị các loại thuốc DMARDs kinh điển như Methotrexat, Sulfasalazin…
Tập vật lý trị liệu
Tập thể dục thể thao được chứng minh là một trong những phương pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chức năng cũng như tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ xương khớp. Khuyến cáo bệnh nhân nên tập luyện những bài tập theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tập quá sức gây ảnh hưởng xấu đến những vùng cơ xương khớp còn yếu.
Phòng ngừa viêm khớp phản ứng hiệu quả
Bệnh viêm khớp cấp vốn là một bệnh lý không quá nguy hiểm. Nhưng nó sẽ gây ra nhiều biến chứng. Điều đó cũng có nghĩa là nó sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên bạn có thể phòng tránh bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là bộ phận dễ bị nhiễm khuẩn như đường tiết niệu – sinh dục.
- Tư thế trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi lại, ngồi, tư thế ngủ cần chỉnh đúng để tránh ảnh hưởng xấu đến khớp xương.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng nhóm chất. Tránh tiêu thụ các đồ ăn nóng, chiên rán, dầu mỡ cùng các đồ ăn nhanh. Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như rau xanh, hải sản, vitamin, khoáng chất.
- Có chế độ tập luyện phù hợp với nhịp sinh hoạt.
- Quan hệ tình dục an toàn nhằm tránh nguy cơ lây lan các bệnh lây qua đường tình dục.
- Tuân thủ đúng liệu trình điều trị mà bác sĩ đưa ra cho từng người bệnh. Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm, đặc biệt là corticoid.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ốc.
- Ăn chín, uống sôi và cần hạn chế ăn các món như gỏi sống để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm trùng cơ thể.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản cần nắm về bệnh viêm khớp phản ứng. Hiểu rõ được bệnh cũng chính là cách để bạn bảo vệ mình khỏi sự suy giảm sức khỏe cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn