Bạn có biết, nước chiếm đến ⅔ khối lượng cơ thể của mỗi con người. Việc cung cấp nước và duy trì lượng nước cần thiết là điều quan trọng quyết định đến chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Vậy thực tế, thế nào được xem là uống nước đúng cách? Uống bao nhiêu nước một ngày là đủ? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Trevang để thiết lập lại thói quen uống nước cho bản thân bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Uống nước đúng cách như thế nào?
Bên cạnh việc uống đúng lượng nước, bạn cũng cần điều chỉnh lại thói quen uống nước sao cho đúng cách để dễ dàng hấp thụ và nuôi dưỡng các tế bào. Cụ thể:
Ngồi uống nước thay vì đứng
Khi đứng uống, sự cân bằng của các chất lỏng khi đi vào cơ thể sẽ bị vô tình phá vỡ. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ nước trong các khớp xương và có thể gây ra tình trạng viêm khớp. Tư thế ngồi sẽ giúp cho cơ bắp và hệ thần kinh được thư giãn, thoải mái hơn. Lúc này nước sẽ được hấp thụ một cách dễ dàng hơn và thận cũng sẽ tăng tốc quá trình lọc thải hơn.
Uống từng ngụm nhỏ
Bạn không nên uống quá nhiều nước trong cùng 1 hơi bởi điều này sẽ khiến cho dạ dày trở nên khó chịu và dễ dẫn đến tình trạng sặc nước. Hãy chia nhỏ từng ngụm nước, liên tục nuốt và thở để ổn định lượng axit trong dạ dày và đồng thời không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Nhận biết dấu hiệu cơ thể mỗi khi khát nước
Cơ thể sẽ phát tín hiệu để bạn biết rằng nó đang cần nước. Bạn cũng nên lưu ý những tín hiệu này bởi đây có thể là vấn đề sức khỏe nếu nó diễn ra trong thời gian dài. Vậy làm thế nào để bạn có thể biết cơ thể đang cần nhiều nước hơn? Dưới đây là 5 dấu hiệu mà bạn cần đặc biệt chú ý:
- Khô: khô da, môi, mắt, tóc.
- Viêm: lỗ chân lông nổi mụn, nổi mẩn, đỏ mắt.
- Màu nước tiểu: vàng đậm, mùi hôi.
- Mồ hôi: ít tiết ra mồ hôi.
- Táo bón.
Lưu ý: Nếu để cơ thể thiếu nước và phát ra nhiều tín hiệu trong thời gian dài thì sẽ hết sức nguy hiểm.
Uống nước vào buổi sáng
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc uống nước vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy là một hoạt động rất lành mạnh. Việc uống nước tương tự với việc thải độc, chúng sẽ loại bỏ tất cả các độc tố cơ thể để giúp đường ruột sạch hơn. Nhờ đó, cơ thể sẽ khỏe mạnh và tránh được nhiều bệnh lý khác.
Uống nước đúng cách – uống ấm thay vì nước lạnh
Nước lạnh dù mang lại cảm giác sảng khoái nhưng chúng cũng có thể gây sốc cho giác quan và gây rối loạn quá trình tiêu hoá. Ngoài ra, nước lạnh sẽ gây khó khăn cho quá trình tuần hoàn máu, gây táo bón.
Trái với nước lạnh, nước ấm hoặc nước mát hỗ trợ tốt cho tiêu hoá, giúp quá trình trao đổi chất được diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nước ấm còn giúp giảm cân và làm giảm triệu chứng đầy hơi khó chịu.
Uống nước khi tập thể dục
Lúc vận động thể dục là lúc cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước nhiều nhất, lúc này bạn nên tích cực bổ sung lượng nước cho cơ thể theo các nguyên tắc sau:
- Trước tập thể dục 20-30 phút, hãy uống ngay 1 ly nước
- Trong lúc vận động hãy nhâm nhi từng ngụm nước suốt buổi tập.
- Sau buổi tập, hãy tiếp tục uống 1 ly nước.
Tăng hương vị nguồn nước
Bạn có thể thay thế hương vị “nhạt nhẽo” của nước lọc hay các loại nước tinh khiết bằng nước detox, nước ép trái cây ưa thích. Các loại trái cây mà bạn có thể dùng như: Dưa hấu, dâu, kiwi, chanh, thơm, bạc hà,… Cách làm này được xem như một dạng Detox giảm cân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Xem thêm: Nước ép dưa hấu – Thức uống giải khát và bảo vệ sức khỏe
Tăng khả năng hấp thụ nước
Bạn cũng có thể tăng khả năng hấp thụ nước bằng cách kết hợp nước cùng với một số thành phần khác để giúp phân tử nước được thẩm thấu vào cơ thể hiệu quả hơn. Ví dụ như: thêm lát chanh, thêm muối khoáng chưa tinh chế, hạt chia, lát gừng,…
Thời điểm uống nước mỗi ngày
Nhiều người thường chỉ uống nước khi họ cảm thấy khát, do đó lượng nước bổ sung cho cơ thể khá ít. Việc uống nước đúng cách và việc thực hiện uống nước đúng thời điểm đều là những yếu tố giúp mang lại những lợi ích tốt nhất cho cơ thể.
Sau đâu là thời điểm uống nước lý tưởng trong ngày mà bạn cần phải biết và nên áp dụng ngay:
- Sau khi thức dậy: bạn nên uống khoảng 250ml, việc làm này sẽ giúp thải độc tố cho cơ thể sau một giấc ngủ dài, đồng thời đánh thức được các cơ quan nội tạng hoạt động
- Trong bữa sáng: hãy nhâm nhi khoảng 100ml nước với bữa sáng
- 9 giờ sáng: bạn nên tiếp tục uống 1 ly nước 250ml để bắt đầu cho một ngày làm việc
- Trước bữa trưa 30 phút: lúc này hãy uống 1 ly nước để kích thích quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất
- Sau bữa trưa: hãy nhâm nhi khoảng chừng 100ml nước.
- Khoảng 15 giờ: bổ sung ngay 1 ly nước 250ml đế cấp ẩm cho cơ thể
- Trước khi tắm: hãy uống 1 ly nước trước khi tắm để kích thích quá trình lưu thông máu, giảm huyết áp và tránh tình trạng đột quỵ.
- Trước bữa tối 30 phút: uống 1 ly nước
- Trước khi đi ngủ: uống 1 ly nước để quá trình tái tạo tế bào được diễn ra tốt hơn.
Lượng nước uống bao nhiêu là đủ?
Dưới đây là lượng nước trung bình cung cấp đủ cho cơ thể theo độ tuổi và giới tính mỗi ngày để bạn tham khảo:
- Trẻ sơ sinh >6 tháng tuổi: 0.7 lít được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ
- Trẻ 7 – 12 tháng: 0.8 lít, với 0.6 lít dạng chất lỏng (sữa mẹ, nước uống)
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 1 lít
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 1.2 lít
- Bé trai 9 – 13 tuổi: 1.6 lít
- Bé gái 9 – 13 tuổi: 1.4 lít
- Nữ 14 – 18 tuổi: 1.6 lít
- Nam 14 – 18 tuổi 1.9 lít
- Nữ từ 19 tuổi: 2.1 lít
- Nam từ 19 tuổi: 2.6 lít
Những sai lầm khi uống nước gây hại cho sức khỏe
Dù nước là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Thế nhưng nước cũng sẽ gây hại cho cơ thể nếu như bạn dung nạp chúng không đúng cách. Việc uống nước
tưởng chừng như rất đơn giản, thế nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều người mắc phải những sai lầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể như:
- Uống quá nhiều: Bổ sung đủ nước là điều rất quan trọng, tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước cũng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là cho tim và cho hệ bài tiết.
- Chỉ uống nếu khát: Khi bạn cảm thấy khát là khi lượng nước đang bị thiếu khá nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng lên qáu trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, bạn nên bổ sung nước thường xuyên chứ không chỉ khi khát mới uống.
- Nấu lại nhiều lần nước uống: Việc nấu đi nấu lại nước sẽ không có tác dụng diệt khuẩn mà nó còn làm tăng mật độ nitrat vá kim loại nặng có trong nước gây hại cho sức khỏe.
- Không uống nước trước, sau khi ngủ: Trong suốt nhiều giờ đi ngủ, cơ thể sẽ thiếu một lượng nước lớn. Vì vậy bạn cần bổ sung thêm nước trước và sau khi ngủ để cơ thể luôn được khỏe mạnh.
- Thay nước lọc bằng các loại nước ngọt, nước có ga: Những loại nước này thường sẽ chứa nhiều hóa chất, phẩm màu, chất kích thích. Việc uống quá thường xuyên và thay thế cho nước lọc sẽ gây hại với cơ thể.
- Uống nước trong lúc ăn: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc vừa ăn vừa uống sẽ làm loãng dịch tiêu hóa. Đồng thời ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, tăng insulin và tích tụ chất béo.
- Uống nhiều nước sau khi vận động, tập luyện: Lượng nước nạp vào quá nhiều sau khi vận động cũng sẽ gây áp lực cho tim và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Vì vậy, bạn hãy nghỉ ngơi một chút trước khi bù lượng nước đã mất do mồ hôi tiết ra.
Việc uống nước đúng cách không chỉ giúp bạn tối ưu được những lợi ích cho mà nó còn hạn chế được những rủi ro không đáng có cho sức khỏe. Trevang hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích. Qua đó xây dựng được thói quen uống nước đúng cách và hiệu quả nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn