Trật khớp cổ chân hay trật chân – một trong những chấn thương thường gặp khi bạn tham gia các môn thể thao hoặc thậm chí chỉ đơn giản là đi giày cao gót. Chúng có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, câu hỏi “Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi?” đã khiến không ít người tỏ ra hoài nghi và tò mò.

Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi

Khớp cổ chân là một khớp có cấu tạo tương đối phức tạp, gồm 3 xương chính là xương chày, xương mác, xương sên. Cùng với đó là rất nhiều dây chằng trong và dây chằng ngoài cấu tạo nên.

Trật khớp cổ chân thường gặp khi các xương này bị tách rời do chịu một tác động lớn, gây đau nhức, sưng tấy và thậm chí là tạm thời mất khả năng di chuyển. Nếu không được điều trị đúng cách, trật khớp cổ chân sẽ dẫn đến biến chứng viêm khớp nguy hiểm.

Vậy trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi? Thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào cách điều trị và các mức độ tổn thương bạn mà gặp phải như gãy xương, tổn thương mạch máu hoặc tổn thương dây thần kinh,…

Thông thường, cần khoảng 6-12 tuần đề khớp cổ chân có thể hồi phục lại trạng thái ban đầu và thực hiện được các hoạt động như trước khi gặp chấn thương. Bên cạnh đó thì phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người thời gian này sẽ ngăn hơn hoặc dài hơn. Bạn cũng phải tránh các động tác làm đau khớp hoặc tránh vận động mạnh trong giai đoạn này.

trat khop co chan 1
Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi – phụ thuộc vào mức độ tổn thương

Trật khớp cổ chân nên làm gì để nhanh khỏi

Nhiều người thường nhầm lẫn tình trạng trật khớp cổ chân với bong gân do những biểu hiện bên ngoài của chúng tương đối giống nhau. Vì vậy, khi cổ chân bị tổn thương, các bạn nên đến bệnh viện thăm khám và chụp chiếu để xác định rõ nguyên nhân và tìm ra cách điều trị phù hợp.

Có thể nhận biết sự khác nhau giữa trật khớp và bong gân bằng cách quan sát khả năng cử động của cổ chân. Khi bị trật khớp, cử động của cổ chân bị hạn chế, trong khi khi bị bong gân, cử động vẫn có thể thực hiện được một cách nhẹ nhàng. Lúc này bạn cần thực hiện một số lưu ý sau đây giúp quá trình hồi phục sau này diễn ra thuận lợi hơn:

– Tránh di chuyển để tránh gây thêm lực tác động lên vùng chấn thương. Hãy ngồi yên và nghỉ ngơi, đặt chân lên cao để giảm tác động lên cổ chân.

– Sử dụng một viên đá để áp lên vùng chấn thương nhằm giảm đau. Trong trường hợp trật khớp, tuyệt đối không nên cố gắng chỉnh khớp một cách bạo lực, vì điều này có thể làm tình trạng trật khớp trở nên nặng hơn nếu không được thực hiện đúng cách. Hãy nhớ chỉ sử dụng đá lạnh mà không sử dụng đá nóng, để tránh sự sưng tấy và phù nề.

– Tiếp theo, hãy nhờ bạn bè giúp bạn đưa bạn tới gặp bác sĩ để được xử lý vết thương kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan, vì nếu không được điều trị sớm khi chấn thương nặng, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

trat khop co chan 2
Các bước sơ cứu ban đầu khi bị trật chân rất quan trọng

Một số cách điều trị tình trạng trật chân

Sau khi hoàn tất các biện pháp sơ cứu ban đầu, bước quan trọng tiếp theo là đưa người bệnh đến thăm khám càng sớm càng tốt. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số cách điều trị trật chân có thể được áp dụng:

Dùng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen hoặc acetaminophen có thể tạm thời giảm các triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, quan trọng phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Cố định bằng nẹp

Sử dụng một thanh nẹp để giữ cho khớp cổ chân ở vị trí ban đầu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp bị trật chân nhẹ. Đối với những tình trạng nghiêm trọng hơn, hiệu quả của việc đeo nẹp có thể không rõ rệt.

Thực hiện phẫu thuật

Mặc dù phẫu thuật có thể giúp sửa chữa những sai lệch trong cấu trúc xương và khớp cổ chân, nhưng phương pháp này mang theo một số rủi ro tiềm ẩn. Các biến chứng phổ biến có thể xảy ra như nhiễm trùng, xuất huyết nặng, tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tình trạng tê và ngứa ở bàn chân.

Áp dụng vật lý trị liệu

Phương pháp này chỉ được áp dụng sau khi sưng khớp đã giảm. Người bệnh sẽ được sử dụng các thiết bị hỗ trợ hoặc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo bác sĩ hướng dẫn.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi và cách xử trí khi gặp tình trạng này. Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn nhận biết về trật chân cũng như dễ dàng lựa chọn được một phương pháp điều trị phù hợp nhất.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.