Thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh xương khớp gây đau nhức tột cùng. Xác định sớm nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn có phương án điều trị hiệu quả, đề phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.
Xem nhanh nội dung
Thoái hóa khớp háng là bệnh gì?
Thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh xảy ra phổ biến ở người già, nó khiến bề mặt sụn mòn dần theo thời gian, từ đó phá hủy cấu trúc của khớp háng. Người bệnh thường sẽ cảm thấy đau nhức dai dẳng, mọi lối sống sinh hoạt dần sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị sớm, e là sẽ dẫn đến hiện tượng tàn phế vĩnh viễn.
Nguyên nhân khớp háng bị thoái hóa do đâu?
Bên cạnh yếu tố lão hóa, nguyên nhân thoái hóa khớp háng còn có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác, ví dụ như:
- Tuổi tác cao: Khi tuổi càng cao, tình trạng loãng xương trong cơ thể sẽ càng diễn ra càng nhanh chóng hơn. Điều này cũng lý giải nguyên nhân vì sao mà người cao tuổi thường dễ bị thoái hóa khớp háng hơn so với các đối tượng khác.
- Chấn thương: Tai nạn lao động, chấn thương thể thao, té ngã,… hoặc một số các chấn thương khác ở khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp háng.
- Thừa cân, béo phì: Người có cân nặng vượt quá mức cho phép sẽ tạo lực ép lên khớp háng và khiến cho vị trí này bị quá tải, một thời gian lâu có thể sẽ dần bị thoái hóa khớp.
- Do bẩm sinh: Không ít trường hợp ngay từ khi mới chào đời, cấu tạo khớp háng hoặc xương chân đã có hiện tượng dị dạng.
- Tiền sử mắc các bệnh về khớp: Những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về khớp như: viêm cột sống dính khớp, trật khớp háng, viêm khớp do lao hay viêm khớp dạng thấp,… thì nguy cơ khớp háng thì thoái hóa sẽ là rất cao.
- Yếu tố khác: Thoái hóa khớp háng có thể hình thành do hệ lụy của một số biến chứng từ nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh đái tháo đường, gout, bệnh huyết sắc tố.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng đều có những yếu tố nêu trên. Ngược lại, một số người bình thường không có bất kỳ các yếu tố nguy cơ nào vẫn đều có khả năng gặp phải vấn đề sức khỏe này.
Xem thêm:
Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị
Thoái hóa cột sống thắt lưng: [Nguyên nhân][cách điều trị] tại nhà hiệu quả
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp háng
Triệu chứng cơ bản nhất của thoái hóa khớp háng đó là gây đau và biến đổi cấu trúc của khớp, dần dần dẫn đến tình trạng tàn phế. Do đó, người bệnh nên để ý đến những triệu chứng sau đây và nên thăm khám kịp thời:
- Ở giai đoạn sớm: Người bệnh sẽ bị đau ở vùng bẹn, sau đó lan dần xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối rồi ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi. Hiện tượng đau nhức này sẽ tăng khi cử động hoặc khi đứng quá lâu.
- Giai đoạn sau: Những cơn đau thường xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi vừa thức dậy và sẽ đau mỏi hơn khi về chiều tối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh đột ngột chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, đau nhiều mỗi khi di chuyển.
- Giai đoạn muộn: Bệnh nhân sẽ đau kể cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều vào ban đêm, đặc biệt là mỗi khi thời tiết chuyển mùa đột ngột.
- Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mỏi và tê cứng mỗi khi vận động hoặc mỗi khi co duỗi khớp háng.
- Giảm biên độ vận động khớp háng, gây ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hằng ngày như đi vệ sinh, buộc dây giày, ngồi xổm,…
- Xuất hiện các cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc khi dạng háng, khi nghỉ ngơi hết đau.
Thoái hóa khớp háng là căn bệnh thường xảy ra với người cao tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người trẻ được chẩn đoán thoái hóa khớp háng trong độ tuổi 30. Nhiều người trẻ khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức, thường chủ quan “còn trẻ, còn khỏe” rồi tự ý dùng thuốc giảm đau mà không thăm khám sức khỏe định kỳ. Khi những cơn đau đã quá mức chịu đựng, cơ thể đã chịu ảnh hưởng nặng nề mới bắt đầu thăm khám. Cũng vì vậy, mà đa số người trẻ bị thoái hóa khớp háng khi vào viện thì bệnh đã trở nặng.
Biến chứng thoái hóa khớp tại phần háng
Thoái hóa khớp háng thường sẽ khó nhận biết và cũng thường sẽ dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau vùng thắt lưng hoặc các bệnh lý thường gặp khác. Do đó, người bệnh thường lơ là, tự ý điều trị sai hướng, đến khi phát hiện ra thì các khớp đã bị tổn thương nặng nề, gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cụ thể các biến chứng thường xảy ra như:
- Bị hạn chế hoặc bị mất khả năng vận động
- Nứt gãy xương hông
- Ảnh hưởng đến chất lượng tinh thần, gián đoạn giấc ngủ do cơn đau nhức kéo dài
- Teo cơ và dây chằng tại các khu vực xung quanh khớp háng
- Nhiễm trùng khớp háng
- Xương mọc gai
- Lệch trục khớp
- Thoát vị hoạt dịch
Bệnh thoái hóa khớp háng có chữa khỏi không?
Các chuyên gia chia sẻ đây là bệnh lý mà đến nay y học vẫn chưa thể tìm ra biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả các biện pháp điều trị khớp háng hiện nay đều sẽ chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng cũng như phòng ngừa biến chứng cho hiện tượng trên để:
- Kiểm soát cơn đau dai dẳng do bệnh gây nên.
- Giúp khả năng đi lại của người bệnh luôn được duy trì một cách tốt nhất.
- Giảm giảm nguy cơ tàn phế.
- Chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng từ đó mà được cải thiện phần nào.
Như vậy, thay vì mải mê lo lắng thoái hóa khớp háng có chữa được khỏi hoàn toàn hay không. Tốt nhất người bệnh nên chữa trị càng sớm càng tốt để giảm thiểu được tối đa các ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống và khả năng hoạt động của chính mình. Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị bệnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các biện pháp điều trị bệnh
Mặc dù không có cách để chữa khỏi bệnh thoái hóa khớp hoàn toàn, nhưng có một số lựa chọn điều trị sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng cũng như cải thiện được khả năng vận động. Đó là:
Điều trị không phẫu thuật
Phương án điều trị không phẫu thuật đang được áp dụng cho người mắc thoái hóa khớp háng hiện nay bao gồm:
- Thay đổi lối sống.
- Giảm thiểu các hoạt động tăng tính trầm trọng cho bệnh, chẳng hạn như leo cầu thang.
- Chuyển từ các hoạt động có tác động mạnh như chạy bộ, đánh quần vợt sang các hoạt động có tác động thấp hơn như đi xe đạp hay bơi lội. Điều này sẽ ít gây căng thẳng hơn cho hông – háng.
- Giảm cân có thể làm giảm tải áp lực cho khu vực khớp háng để giúp giảm đau và tăng cường chức năng.
- Thuốc: Nếu cơn đau gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc không thuyên giảm bằng những phương pháp không phẫu thuật khác thì bác sĩ có thể thêm thuốc cho bệnh nhân như: thuốc giảm đau acetaminophen – có hiệu quả trong việc giảm đau do viêm khớp nhẹ, các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như naproxen và ibuprofen hay corticosteroid.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập cụ thể sẽ giúp tăng phạm vi chuyển động, tính linh hoạt cũng như tăng cường các cơ ở vùng hông và chân. Bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu lúc này có thể giúp phát triển một chương trình tập thể dục cá nhân để đáp ứng cho nhu cầu và lối sống của người bệnh.
- Thiết bị hỗ trợ: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi bộ như gậy, nạng, khung tập đi để cải thiện được khả năng vận động và tính độc lập.
Điều trị phẫu thuật
Khi phương pháp điều trị không phẫu thuật không mang đến kết quả. Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân phẫu thuật nếu cơn đau do viêm khớp đó gây tàn tật và không thuyên giảm. Cụ thể, phương pháp điều trị phẫu thuật gồm:
- Thay toàn bộ khớp háng: Các này sẽ giúp loại bỏ cả miếng đệm và phần chỏm xương đùi bị hư hỏng, sau đó định vị lại các bề mặt khớp bằng kim loại, nhựa hoặc gốm mới để có thể khôi phục chức năng của khớp háng.
- Tái tạo bề mặt hông: Trong quy trình thay khớp háng, xương và sụn hư hỏng trong khớp nối (ổ khớp háng) sẽ được loại bỏ và thay thế bằng lớp vỏ kim loại. Tuy nhiên, phần đầu của xương đùi sẽ không bị loại bỏ mà thay vào đó là sẽ được bọc bằng một lớp kim loại mịn.
- Cắt xương: Đầu của xương đùi hoặc ổ cắm sẽ được cắt và sắp xếp lại nhằm giảm bớt áp lực của khớp háng. Thủ thuật này thường hiếm khi được sử dụng để điều trị cho tình trạng viêm xương khớp háng.
Bệnh thoái hóa khớp háng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu như không được chẩn đoán và điều trị tích cực. Vì vậy, nếu như có những dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa khớp háng, người bệnh cần đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn