Ngày nay, tăng huyết áp nguyên phát được biết đến là loại bệnh phổ biến vô cùng nguy hiểm, khó phát hiện và mang đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vậy tăng huyết áp nguyên phát thực tế là gì? Làm thế nào để có thể ngăn ngừa được tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả. Cùng tìm hiểu về những vấn đề này trong nội dung bài viết sau đây bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Tăng huyết áp nguyên phát là gì?
Tăng huyết áp nguyên phát hay còn được gọi với cái tên là tăng huyết áp vô căn. Tăng huyết áp nguyên phát sẽ xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành động mạch một cách đột đột, bất thường và dẫn đến tình trạng gia tăng áp lực cho tim.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, bệnh tăng huyết áp nguyên phát chiếm đến 95% trên tổng số bệnh nhân mắc tăng huyết áp. Đặc biệt, căn bệnh này đa phần gặp ở những đối tượng nằm trong độ tuổi từ 40 trở lên.
Biểu hiện thường gặp của tăng huyết áp nguyên phát
Trên thực tế, tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể mà tình trạng tăng huyết áp vô căn sẽ có các biểu hiện khác nhau. Nhìn chung, một vài triệu chứng cơ bản, nổi bật có thể kể đến như:
- Đau đầu, chóng mặt.
- Tức ngực.
- Chảy máu cam một cách bất bình thường.
- Khó thở.
- Thị lực gặp vấn đề.
Trong số các biểu hiện nêu trên, đau đầu và chóng mặt sẽ thường xuất hiện nhiều nhất và phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp đều sẽ gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng để ý đến triệu chứng này nên thường chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị.
Xem thêm: Tăng huyết áp ở người trẻ: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị
Những nguyên nhân gây ra tăng huyết áp nguyên phát
Ngày nay, tăng huyết áp nguyên phát vẫn là một loại bệnh chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Thế nhưng trong số đó, một số lý do căn bản đã được xác định có thể liên quan như:
- Rượu bia quá mức khiến cơ thể dư thừa năng lượng, gia tăng các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như tăng huyết áp.
- Béo phì, đái tháo đường kèm theo thói quen ít vận động và chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học làm tăng tỷ lệ mắc huyết áp vô căn.
- Mạch máu ở người lớn tuổi mất dần độ đàn hồi, thành động mạch bị lão hóa và động mạch trở nên cứng hơn. Từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Phụ nữ trên 60 tuổi có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn nam giới cùng độ tuổi.
- Tăng huyết áp vô căn thường có xu hướng di truyền.
- Tiêu thụ muối quá mức sẽ làm tăng khả năng hấp thu natri trong ống thận. Từ đó gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp.
- Nicotin là chất gây nghiện có trong thuốc lá, khi hút phải sẽ kích thích sản sinh adrenaline và làm tim đập nhanh gây huyết áp cao.
- Căng thẳng quá mức sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone như adrenaline, cortisol và làm tăng nhịp tim. Từ đó khiến các mạch máu co lại và tăng huyết áp.
Tăng huyết áp vô căn nguyên phát có nguy hiểm không?
Tương tự như những bệnh lý tim mạch khác, tăng huyết áp nguyên phát cũng sẽ tiềm ẩn những mức độ nguy hiểm nhất định. Những biến chứng mà bệnh lý này gây ra có thể từ nhẹ cho đến nặng, từ đơn giản cho đến phức tạp. Biến chứng nghiêm trọng nhất còn có thể nguy hiểm đến cả tính mạng.
Nếu bệnh lý tăng huyết áp nguyên phát không được chẩn đoán và điều trị thích hợp thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Những biến chứng phổ biến nhất trong số đó bao gồm:
- Tổn thương thận và gây suy thận cấp. Lâu dần dẫn đến suy thận mạn.
- Ảnh hưởng đến chức năng tim. Huyết áp tăng cao lâu dài sẽ làm tim co bóp mạnh hơn, thường xuyên hơn. Vì vậy, tim sẽ rất dễ bị suy hoặc xuất hiện một số biến chứng khác như: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, dày buồng tim,…
- Đột quỵ: Biến chứng này bao gồm nhồi máu não, xuất huyết não. Riêng biến chứng xuất huyết não do tăng huyết áp thường rất nguy hiểm vì nó có đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Biến chứng lên mắt: Tăng huyết áp về lâu dài sẽ có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực.
- Một số biến chứng ít gặp hơn gồm: Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, suy giảm trí nhớ hay rối loạn chuyển hóa,…
Chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát
Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để có thể theo dõi sát tình trạng huyết áp của chính mình. Chỉ số huyết áp thường sẽ được viết dưới dạng phân số, chẳng hạn như 120/80 mmHg, mmHg là đơn vị đo huyết áp. Cách đọc chỉ số huyết áp khi đo như sau:
- Số đầu tiên là huyết áp tâm thu, sẽ dùng để đo áp suất của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể
- Số thứ hai là áp suất tâm trương, dùng để đo áp suất máu lên thành động mạch khi cơ tim giãn ra.
Chỉ số huyết áp của cơ thể có thể dao động lên xuống trong ngày. Chúng sẽ thay đổi sau khi tập thể dục, nghỉ ngơi, lúc cơ thể bị đau hoặc khi bạn căng thẳng hoặc tức giận. Thỉnh thoảng chỉ số huyết áp tăng cao không có nghĩa là bạn đang bị tăng huyết áp. Bạn sẽ chỉ được chẩn đoán cao huyết áp nếu kết quả đo từ 2 – 3 lần đều vượt phạm vi lý tưởng. Chẩn đoán tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 80 mmHg.
Tiếp theo, bạn sẽ được bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán nguyên nhân có thể tìm được của tăng huyết áp:
- Chức năng thận, mạch máu thận;
- Chức năng tuyến giáp;
- Chức năng tuyến thượng thận;
- Siêu âm tim, điện tâm đồ;
- Một số xét nghiệm khác: siêu âm bụng, đa ký giấc ngủ….
Khi các xét nghiệm đều không tìm được nguyên nhân chính xác của tăng huyết áp thì khi đó bạn sẽ được chẩn đoán là tăng huyết áp vô căn.
Điều trị tăng huyết áp vô căn
Vì tăng huyết áp nguyên phát chưa được phát hiện rõ ràng nguyên nhân gây bệnh nên quá trình điều trị căn bệnh này cũng sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn. Cụ thể:
Đối với tăng huyết áp nguyên phát nhẹ
- Không cần dùng thuốc
- Thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh để đề phòng tăng huyết áp đột ngột.
Đối với tăng huyết áp nguyên phát nặng
- Huyết áp tăng đồng nghĩa với nguy cơ phát triển thành tim mạch trong 10 năm tới sẽ trên 20%. Tỷ lệ này khá cao nên việc dùng thuốc điều trị, khắc phục và phòng ngừa biến chứng là điều rất cần thiết;
- Việc điều trị sẽ thường kết hợp giữa thuốc cùng thay đổi lối sống;
- Một số nhóm thuốc được dùng gồm nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc chẹn beta, nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương, nhóm thuốc ức chế canxi, nhóm thuốc ức chế men chuyển và cuối cùng là thuốc ức chế thụ thể angiotensin.
Đối với tăng huyết áp nguyên phát trầm trọng
Báo hiệu khi chỉ số huyết áp đã lên đến 180/110mmHg, bệnh nhân lúc này cần nhập viện để bác sĩ có thể theo dõi và điều trị theo chỉ định đối với từng ca bệnh.
Lưu ý khi điều trị:
- Không được tự ý ngưng dùng thuốc khi đã thấy huyết áp tạm thời trở lại bình thường mà chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ.
- Không được tự mua thuốc điều khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Phòng ngừa tăng huyết áp nguyên phát
Để phòng ngừa bệnh, chúng ta nên thực hiện một số các biện pháp sau đây:
- Thay đổi lối suy nghĩ tích cực để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Bạn có thể giữ tâm trí an yên, thảnh thơi bằng một số các hoạt động như ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách,…
- Rèn luyện thể thao ít nhất 30 phút/ngày, 60 – 90 phút với những người cần giảm cân. Với cách này, người bệnh sẽ không chỉ đào thải mỡ thừa ở bụng mà còn nâng cao sức đề kháng cũng như chống lại những tác nhân gây bệnh khác.
- Duy trì cân nặng hợp lý để giúp bạn kiểm soát huyết áp cao cũng như giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách tiêu thụ nhiều rau củ quả, trái cây và thực phẩm ít chất béo, nhiều Kali.
- Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, đường, chất béo bão hòa, muối, đồ ăn nhanh,… để giúp ngăn ngừa tăng huyết áp nguyên phát.
- Kiêng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn khiến cho tim đập nhanh và gia tăng tình trạng cao huyết áp.
- Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên căn nên sử dụng máy đo huyết áp chuyên dụng tại nhà hàng ngày để giúp kiểm soát và phát hiện kịp thời.
- Thăm khám thường xuyên là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa tăng huyết áp nguyên phát. Theo đó, người trưởng thành nên khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần. Đặc biệt người bệnh cao huyết áp thì cần thực hiện tái khám theo đúng giấy hẹn của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý tăng huyết áp nguyên phát. Từ đó, giúp bạn sẽ có kế hoạch sinh hoạt, ăn uống và làm việc hợp lý để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Xem thêm:
Cao huyết áp kiêng ăn gì? Top 6 thực phẩm nên tránh
Gợi ý 11+ bài thuốc dân gian chữa cao huyết áp hiệu quả tại nhà
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn