Ngộ độc thực phẩm là một trong những vấn đề phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện tượng ngộ độc thực phẩm này có thể diễn ra trong vài giờ sau khi ăn hoặc cũng có thể diễn ra sau vài ngày tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ngộ độc. Dưới đây hãy cùng Trevang tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm để sớm ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.

Ngộ độc thực phẩm là gì

Ngộ độc thực phẩm được biết đến là tình trạng nhiễm trùng hay kích ứng đường tiêu hóa do ăn phải các thực phẩm bị hư hỏng, ô nhiễm hay độc hại. Các triệu chứng điển hình của ngộ độc là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… chúng thường bắt đầu xảy ra sau vài giờ hoặc sau vài ngày khi tiêu thụ thực phẩm.

ngo doc thuc pham 1
Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra rất phổ biến, nó có thể gặp phải ở mọi độ tuổi khác nhau. Theo một số nghiên cứu của CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, mỗi năm có đến khoảng 48 triệu người ngộ độc thực phẩm ở Hoa Kỳ, trong đó có 128 nghìn người phải nhập viện và 3 nghìn người tử vong do các biến chứng liên quan.

Một số đối tượng dễ mắc ngộ độc thực phẩm như:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người cao tuổi.
  • Người bị suy giảm miễn dịch.

Nguyên nhân bạn bị ngộ độc thức ăn

Sau đây là những tác nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm:

  • Sán lá gan: Loại sán này thường sẽ trú ngụ trong các món ốc, gỏi cá sống hay các món ăn chưa được chế biến kỹ
  • Vi khuẩn Salmonella: Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh thương hàn. Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn này thường sẽ có biểu hiện sốt, nhức đầu, buồn nôn, choáng váng và tiêu chảy
  • Vi khuẩn Clostridium botulinum: Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong thịt cá ươn, bởi chúng có khả năng hủy hoại tủy và hệ thần kinh trung ương khiến cho người bệnh bị tử vong nếu như nhiễm phải
  • Độc tố do tụ cầu Staphylococcus tiết ra và xuất hiện trong thịt gia cầm sống, sữa có thể gây tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, mạch đập nhanh,…
  • Vi nấm Aflatoxin sản sinh ra độc tố trong một số loại hạt như: đậu phộng, đậu nành, hạt điều, hạt ngô, hướng dương và các loại bột hữu cơ khác được làm từ những loại hạt nấm mốc
  • Virus Norwalk và viêm gan A hiện diện trong một số món ăn như rau sống, hến, sò, ốc ở trong vùng nước bị ô nhiễm; đồ nguội,…
  • Ăn uống phải các chất bảo vệ thực vật
  • Tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều kim loại nặng (chì, asen, thủy ngân, selenium)
  • Tiêu thụ phải các chất bảo quản, chất phụ gia quá liều lượng hoặc bị cấm sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm,…

Xem thêm: 15+ thực phẩm tăng cường sức đề kháng nên bổ sung ngay

Triệu chứng nhận biết ngộ độc thực phẩm

ngo doc thuc pham 2
Người bệnh bị ngộ độc thực phẩm sẽ có triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…

Triệu chứng ban đầu

Sau khi ăn phải các thức ăn nhiễm độc, triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ được biểu hiện cụ thể như sau:

  • Đau bụng quằn quại.
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Sốt 
  • Đau đầu

Triệu chứng khi bệnh trở nặng

  • Dấu hiệu mất nước: mắt trũng, khát nước, môi khô, mạch nhanh, thở nhanh.
  • Rối loạn thần kinh: Đặc biệt là dấu hiệu nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nói ngọng, tê liệt cơ, chóng mặt, co giật, đau đầu.
  • Trụy tim mạch
  • Sốc nhiễm khuẩn.
  • Có lẫn máu hoặc xuất hiện chất nhầy trong phân, tiểu ít, đau ở một số các vị trí khác ngoài bụng như: ngực, cổ, hàm, họng.

Thông thường, ngộ độc thực phẩm với triệu chứng cấp tính sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút, vài giờ hoặc có thể trong vòng 1 – 2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Ngộ độc thực phẩm dưới dạng nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ thì gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần cho người mắc bệnh. Do đó, tự bảo vệ bản thân chính là biện pháp cần thiết đầu tiên mà bạn phải nghĩ tới, trong đó việc trang bị kiến thức quan trọng về các bước sơ cứu khi ngộ độc thực phẩm là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi người.

Xử lý thế nào khi bị ngộ độc

Nếu gặp phải các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thì người bệnh nên xử trí theo những cách sau đây:

Gây nôn ngay lập tức

Nếu sau khi ăn bệnh nhân bị nôn mửa và vẫn đang trong trạng thái tỉnh táo thì cần phải kích thích cho bệnh nhân nôn hết lượng thức ăn đã tiêu thụ đó ra khỏi dạ dày. Có thể ép góc lưỡi của bệnh nhân bằng ngón tay trỏ, hoặc cho bệnh nhân uống nước muối hòa tan cùng nước ấm để giúp bệnh nhân nôn ra và hạn chế được tình trạng chất độc ngấm vào sâu bên trong cơ thể người bệnh.

Một số lưu ý khi kích thích nôn cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm cần nhớ:

  • Để bệnh nhân nằm nghiêng, phần đầu nên kê cao hơn để tránh làm trào ngược chất độc vào phổi, điều này sẽ giúp phòng tránh được nguy cơ ngạt thở và sặc gây nguy hiểm cho người bệnh;
  • Giữ lại mẫu chất nôn hoặc mẫu thực phẩm mà người bệnh đã ăn phải để đem đi xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh.

Bù nước cho cơ thể

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường là tiêu chảy và nôn mửa. Vì vậy cơ thể bệnh nhân sẽ bị mất nước và cần được bù nước, bù dịch kịp thời bằng oresol cho người bệnh.

Khi dùng oresol phải pha chế theo đúng liều lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ, không nên pha quá nhiều hoặc pha quá ít nước. Dung dịch sau khi pha không được đun sôi và không nên để quá 24 tiếng. Trong trường hợp có nhiều bệnh nhân ngộ độc cùng lúc thì phải pha riêng, không được uống chung bởi việc làm đó có thể khiến tình trạng ngộ độc thêm nghiêm trọng hơn.

Đưa người bệnh tới cơ sở y tế

Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: co giật rối loạn ý thức, suy hô hấp thì tuyệt đối không nên áp dụng biện pháp kích thích nôn vì biện pháp này sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Thay vào đó, hãy ngay lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu để được bác sĩ có chuyên môn y tế điều trị.

Cách phòng ngừa ngộ độc thức ăn

Để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bạn nên lựa chọn những nơi thu mua thực phẩm uy tín, có chất lượng tốt, chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách. Đồng thời nên ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi và tránh ăn đồ tái sống. Cụ thể chi tiết cách phòng ngừa ngộ độc nên được thực hiện như sau:

  • Cách lựa chọn thực phẩm: Bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không biến chất, không đổi màu hay đã bị ôi thiu và còn hạn sử dụng. Ngoài ra không được ăn những thực phẩm có chứa chất độc như nấm lạ, khoai tây mọc mầm, đồ đóng hộp chưa được kiểm định, các đồ nhiễm chất hóa học, phóng xạ,…
  • Cách chế biến: Khi chế biến cần vệ sinh sạch sẽ bàn tay, nguyên liệu và dụng cụ nấu nướng trước khi chế biến món ăn
  • Cách bảo quản: Các thực phẩm khi chưa ăn đến cần được bảo quản trong tủ lạnh. Thức ăn không nên để ngoài quá 2 giờ, nhất là vào thời tiết nắng nóng vì sẽ dễ sinh vi khuẩn gây ôi thiu, hư thối. Đồng thời cần tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  • Luôn ăn chín uống sôi: Bạn nên hạn chế ăn các món tái, đồ sống như gỏi và chỉ nên ăn ở những khu vực đã được vệ sinh sạch sẽ, tránh những nơi ẩm mốc, nhiều bụi bẩn,…

Có thể thấy rằng, hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn gặp phải rất nhiều bất cập. Do đó việc lựa chọn cho mình một nguồn cung cấp thực phẩm uy tín, chất lượng là vô cùng quan trọng. Tuân thủ đúng những nguyên tắc trên sẽ giúp bạn hạn chế được các nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, bạn nên xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học. Kết hợp với đó là thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Theo đó, bạn có thể tham khảo sử dụng một số thiết bị giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể như: máy massage cầm tay, máy massage chân,… để tránh được những tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.