Ngoài công dụng là gia vị cho các bữa ăn hàng ngày, cây hẹ còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Bên cạnh đó, cây hẹ còn có mối liên quan mật thiết với mũi họng, khắc phục được các triệu chứng viêm nhiễm về đường hô hấp. Dưới đây hãy cùng Trevang tìm hiểu chi tiết công dụng của cây hẹ để có cái nhìn tổng quan nhất.

Công dụng chữa bệnh của cây hẹ

cong dung cua cay he 1
Cây hẹ có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.

Cây hẹ còn được biết đến với cái tên cây cửu thái. Đây là loại cây thân thảo, cao từ 20 – 30 cm, có mùi thơm, giàu dinh dưỡng và dược tính. Ngày nay, cây hẹ không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm, mà nó còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh, cụ thể như:

  • Phòng ngừa ung thư

Cây hẹ chứa hàm lượng lớn flavonoid, thuộc nhóm chất chống oxy hóa. Trong đó, lutein cùng zeaxanthin có khả năng kìm hãm và ngăn chặn các yếu tố gây ung thư. Ngoài ra, cây hẹ còn cung cấp cho cơ thể một lượng chất xơ lành tính. Chúng sẽ tham gia vào hoạt động ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào gây ung thư ruột kết. Đồng thời một lượng nhỏ allicin có trong loại rau gia vị này còn được chứng minh là có khả năng phòng chống ung thư vú hiệu quả.

  • Hẹ giúp trị cảm – ho – viêm họng – đau răng – viêm tai

Theo Đông y, cây hẹ có tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí để giúp điều hòa tạng phủ nên thường được dùng để chữa trị cảm, sốt ở cả trẻ em và người lớn.

Vì hẹ có tính kháng viêm, diệt khuẩn, do đó bạn có thể điều trị viêm lợi bằng cách giã nát hẹ và ngậm vào miệng. Với những trẻ đang bị bệnh viêm tai thì bạn chỉ lấy nước ép hẹ nhỏ vào trong tai. Kết quả sẽ rất đáng kinh ngạc đấy.

cong dung cua cay he 2
Công dụng của cây hẹ – Hẹ có thể chữa được nhiều bệnh như cảm, táo bón, giảm đau nhức, bổ thận,…
  • Điều trị sỏi thận

Hẹ còn được biết đến là thảo dược nổi tiếng trong điều trị sỏi thận. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hẹ làm hòa tan các tinh thể sỏi thận. Đồng thời, hẹ còn chứa hợp chất hữu cơ etyl axetat – có đặc tính chống viêm để giúp hỗ trợ điều trị sỏi canxi.

Xem thêm: 7 bài thuốc dùng lá từ bi chữa sỏi thận hiệu quả

  • Giải độc gan

Vitamin A và vitamin C có trong lá hẹ giữ vai trò như 2 chất đối kháng lại các hoạt động của gốc tự do để tăng cường khả năng đề kháng và kích thích hoạt động của gan. Hai loại vitamin này sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình giải độc gan để hạn chế tình trạng cơ thể tích lũy các độc tố.

  • Hỗ trợ về tiểu đường

Trong thành phần của cây hẹ rất giàu chất flavonoid, chất này sẽ giúp cơ thể của chúng ta chống lại được các tác dụng phụ của bệnh đường huyết. Đồng thời giữ được lượng đường trong cơ thể của chúng ta ở mức ổn định nhất. Ngoài ra, hẹ còn có chất carbohydrate nên chúng thường được các bác sĩ khuyên dùng cho các bệnh nhân mắc phải tình trạng đái tháo đường.

cong dung cua cay he 3
Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Theo các phương pháp Đông y, nếu sử dụng nước hẹ mỗi ngày thậm chí còn có thể điều trị được các triệu chứng thường gặp như: sắc thái kém, đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày,…

Ngoài ra, cây hẹ còn có thể chữa được một số bệnh lý khác như:

  • Táo bón, khó tiêu
  • Xuất tinh sớm
  • Đau xương khớp
  • Giúp bổ mắt

Công dụng của cây hẹ đối với sức khỏe

Cây hẹ là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nó mang trong mình rất nhiều các chất dinh dưỡng như các vitamin A, E, K, canxi, kali,… Dưới đây là những tác dụng cụ thể của cây lá hẹ mà bạn nên biết:

Tác dụng của lá hệ với tim mạch và tuần hoàn

Chất allicin chiết xuất từ cây hẹ giúp giảm chất cholesterol nguy hiểm và hỗ trợ các thành mạch được cải thiện. Đặc biệt, cây hẹ còn chứa các hợp chất quercetin giúp cho chất này tham gia trực tiếp vào quá trình ngăn chặn cũng như phòng đột quỵ ở người.

Tác dụng của hẹ với hệ tiêu hóa

Nếu đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, bạn hãy bổ sung ngay lá hẹ vào khẩu phần ăn uống hàng ngày. Bởi thành phần dưỡng chất có trong loại rau gia vị này sẽ giúp kìm hãm và loại bỏ các yếu tố gây hại cho đường ruột như vi khuẩn, nấm men.

cong dung cua cay he 4
Công dụng của cây hẹ – Giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

Chất xơ lành tính được tìm thấy trong lá hẹ có xu hướng liên kết với các niacin, axit pantothenic,… để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đường tiêu hóa để giảm tình trạng rối loạn đường ruột.

Tác dụng kháng khuẩn của lá hẹ

Thành phần từ cây hẹ có các chất giúp cơ thể kháng các virus , kháng nấm và kháng khuẩn rất tốt. Do đó, cây hẹ sẽ có tác dụng trong việc ngăn chặn các mầm mống gây bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ em

Cây hẹ được xem là một vị thuốc lành tính có thể chữa được một số bệnh ở trẻ nhỏ. Khi kết hợp lá hẹ cùng với đường phèn có thể chữa ho cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ cũng chỉ nên dùng phương pháp này khi bệnh của con đang ở mức độ nhẹ.

Lá hẹ là nguồn bổ sung lượng vitamin B dồi dào, bao gồm cả folate (ở dạng tự nhiên của vitamin B9). Dưỡng chất này được biết đến với vai trò giúp tăng cường khả năng nhận thức cho trẻ. Theo đó, chức năng này sẽ đảm bảo trẻ có thể dễ dàng bộc lộ được nội tâm, nhận ra nhu cầu của bản thân và cảm xúc của người khác. Đồng thời còn đưa ra được những lập luận và phán đoán đúng đắn cho bản thân.

cong dung cua cay he 5
Lá hẹ giúp tăng cường thị lực, bổ mắt cho trẻ

Cây hẹ còn giúp cải thiện sức khỏe thị lực cho bé. Loại rau gia vị này sở hữu hàm lượng vitamin A cao, nhờ đó nó giúp bảo vệ mắt trẻ khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, vi rút,… Đồng thời cây hẹ cũng cung cấp hàm lượng canxi, magie cần thiết cho quá trình tạo xương giúp đảm bảo các khớp của trẻ luôn được khỏe mạnh.

Ngoài ra, lá hẹ còn có thể giúp:

  • Hỗ trợ trị tưa miệng (nấm miệng) đối với trẻ sơ sinh.
  • Có thể làm giảm đau khi trẻ có dấu hiệu mọc răng.
  • Hỗ trợ chữa chứng đái dầm, chứng táo bón lâu ngày ở trẻ nhỏ.

Một số lưu ý khi sử dụng cây hẹ

Không thể phủ nhận được các lợi ích tuyệt vời mà cây hẹ mang lại cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, khi dùng cây hẹ, người dùng cũng cần lưu ý đến những điều như sau:

  • Người dùng cần hỏi qua ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn áp dụng điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây lá hẹ
  • Ăn quá nhiều lá hẹ có thể gây ra một số các tác dụng phụ như bốc hỏa, bứt rứt, âm suy,…
  • Vào mùa nóng không nên ăn lá hẹ
cong dung cua cay he 6
Không ăn lá hẹ vào mùa nóng
  • Rau hẹ sẽ kiêng kỵ với mật ong và thịt trâu. Do đó, tuyệt đối không được chế biến rau hẹ cùng với các loại thực phẩm này
  • Không sử dụng cây hẹ để làm dược liệu với các đối tượng bị dị ứng hoặc bị mẫn cảm với một số các thành phần có trong cây hẹ.
  • Các bài thuốc từ cây rau hẹ chỉ có tính chất hỗ trợ điều trị bệnh và không có hiệu quả ngay lập tức. Do đó, không nên bỏ dùng thuốc Tây. Khi có ý định ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa ra quyết định.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã nắm được “công dụng của cây hẹ” như thế nào rồi phải không? Hãy thường xuyên bổ sung loại rau này vào thực đơn hằng ngày để giúp nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn nhé!

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.