Bệnh lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy lupus ban đỏ là bệnh gì? Điều trị, phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Trevang để có lời giải đáp chi tiết nhất nhé!

Lupus ban đỏ là bệnh gì

Lupus ban đỏ (hay lupus) là bệnh tự miễn xảy ra khi cơ thể tự sản xuất kháng thể tấn công vào các mô của các cơ quan. Bệnh lupus ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể nên nó có thể gây ra nhiều các triệu chứng và biểu hiện bệnh khác nhau.

  • Thể bệnh nhẹ: Sẽ chỉ biểu hiện ở khớp và ngoài da.
  • Thể bệnh nặng: Nhiều cơ quan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng cùng lúc như tim, phổi, não hoặc thận,… và sẽ còn có thể đe dọa đến cả tính mạng.
lupus ban do la benh gi 1
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn

Bất cứ ai cũng đều có thể phát triển bệnh lupus nhưng một số nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh lupus cao hơn gồm:

  • Phụ nữ thông thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới khoảng chừng 9 lần.
  • Độ tuổi từ 15 – 44 tuổi.
  • Một số nhóm chủng tộc hoặc sắc tộc: người Mỹ gốc Á, người gốc Tây Ban Nha/La tinh, người Mỹ gốc Phi,…
  • Người có tiền sử gia đình anh chị em ruột mắc lupus ban đỏ hệ thống sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần với người bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn không tìm ra được nguyên nhân chính xác của sự bất thường về hệ miễn dịch trong bệnh lý này. Tuy nhiên, một số giả thuyết tạm chấp nhận về lý do gây bệnh chính là hệ quả của sự tương tác giữa các yếu tố và một số yếu tố phổ biến có thể gây bệnh như:

  • Yếu tố di truyền: Người có người thân trong gia đình đang mắc bệnh lupus sẽ có khả năng cao hơn mức bình thường. Các nghiên cứu chỉ ra, một số gen có thể làm tăng nguy cơ phát triển lupus.
  • Yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường như: hóa chất, thuốc lá, tác động của ánh nắng mặt trời và nhiễm trùng,… có thể đóng vai trò trong việc kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng không bình thường.
  • Hormone nữ: Lupus ban đỏ thường phổ biến hơn đối với phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản. Hormone nữ sẽ đóng một vai trò trong sự phát triển bệnh.
  • Tác động của vi khuẩn và virus: Nhiễm trùng hoặc không may tiếp xúc với một số vi khuẩn, virus có thể gây ra các thay đổi trong hệ thống miễn dịch cũng như làm tăng nguy cơ phát triển lupus.
  • Tác động của thuốc: Một số loại thuốc như procainamide và hydralazin được biết đến là có thể gây lupus hoặc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ở người có yếu tố di truyền.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ

lupus ban do la benh gi 2
Lupus ban đỏ có triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh

Biểu hiện của lupus ban đỏ tương đối đa dạng và có thể thay đổi từ người này sang người khác. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý trên:

  • Da tổn thương: Lupus gây ra các vết ban đỏ, mẩn đỏ, hoặc làm thay đổi màu sắc trên da. Một số người có thể trải qua vài loại phát ban khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
  • Đau khớp: Lupus có thể gây ra viêm khớp và đau nhức khớp, tương tự như đối với bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Mệt mỏi và suy nhược: Nhiều người bị lupus sẽ cảm thấy mệt mỏi và suy nhược, thậm chí là đã ngủ đủ giấc.
  • Rối loạn thận: Lupus có thể gây tổn thương cho thận và làm suy giảm chức năng thận. Đồng thời nó còn có thể gây ra các vấn đề khác liên quan đến nước tiểu.
  • Vấn đề tim mạch: Lupus gây ảnh hưởng đến tim và mạch máu. Không những thế, nó còn gây ra các vấn đề về viêm màng nội tim.
  • Rối loạn hệ thống thần kinh: Một số người khi bị lupus có thể trải qua các vấn đề về hệ thần kinh, bao gồm: chói lọi, đau đầu, rối loạn tâm thần và lo âu.

Lưu ý rằng triệu chứng của lupus sẽ có thể thay đổi theo thời gian và nó sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trong từng trường hợp khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần tìm kiếm tư vấn từ bác sĩ nếu như có bất kỳ triệu chứng nào đề cập đến bệnh lupus ban đỏ.

Xem thêm: 6 tác dụng của dầu dừa với da mặt mà bạn không ngờ đến

Biến chứng của bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus có diễn tiến phức tạp theo từng đợt và ngày càng nặng hơn, gây tổn thương khắp các bộ phận quan trọng như tim mạch, thần kinh, thận, hô hấp,… Một số trường hợp nặng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

lupus ban do la benh gi 3
Lupus ban đỏ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể

Ngoài ra, những biến chứng khác có thể phát sinh từ bệnh lupus phải kể đến như:

  • Nhiễm trùng: Những người mắc bệnh lupus sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn vì bệnh và phương pháp điều trị có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
  • Gây thiếu máu, xuất huyết: Thiếu máu kéo dài gây ảnh hưởng hoạt động các hệ cơ quan. Đồng thời, tình trạng xuất huyết sẽ làm nặng thêm vấn đề thiếu máu và nguy hiểm đến tính mạng nếu gây xuất huyết não và chèn ép não.
  • Tim mạch: Bệnh lupus gây viêm cơ tim, tràn dịch trong màng tim. Nếu kéo dài sẽ gây suy tim mạn. Một vài trường hợp biến chuyển tối cấp, viêm cơ tim cấp sẽ khiến suy tim cấp và bệnh nhân có thể tử vong do trụy mạch.
  • Biến chứng khi mang thai: Phụ nữ mang thai bị lupus sẽ có nguy cơ sảy thai cao và làm tăng nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non.
  • Ung thư: Bị lupus làm tăng nguy cơ ung thư, tuy nhiên rủi ro cũng rất nhỏ.

Điều trị, phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ

Điều trị lupus ban đỏ

Dùng thuốc là biện pháp chủ yếu giúp làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng của bệnh Lupus ban đỏ. Những loại thuốc được sử dụng để kiểm soát bệnh bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc chứa Corticosteroids, thuốc chống sốt rét, thuốc chống viêm không chứa Steroid và thuốc ức chế miễn dịch.

Bác sĩ sẽ theo dõi chuyển biến của các dấu hiệu và triệu chứng (tăng nặng hay giảm dần) để điều chỉnh loại thuốc hoặc liều lượng sao cho cho phù hợp nhất. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Biện pháp phòng ngừa

Mặc dù bệnh lupus ban đỏ không thể ngăn ngừa triệt để được nhưng những người mắc bệnh có thể kiểm soát bệnh và giảm thiểu các đợt bùng phát bệnh lupus với những cách sau đây:

  • Dùng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn và thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng gồm trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và khẩu phần vừa phải protein nạc như cá, thịt, đậu….
lupus ban do la benh gi 4
Bảo vệ da dưới tác động của ánh mặt trời là cách giúp phòng ngừa lupus hiệu quả
  • Tránh nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng – 4 giờ chiều, bôi kem chống nắng có chỉ số tối thiểu 55 SPF hàng ngày và mặc quần áo chống nắng để ngăn tia UV gây bùng phát bệnh lupus.
  • Cần ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Tránh tình trạng căng thẳng có thể ngăn ngừa bùng phát lupus.
  • Tập thể dục thường xuyên để giữ cho xương chắc khỏe, giảm nguy cơ đau tim cũng như tăng cường sức khỏe nói chung.
  • Tránh ăn cỏ linh lăng vì nó sẽ có liên quan đến việc bùng phát bệnh lupus.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu cần bổ sung thêm vitamin D và canxi.

Như vậy, lupus ban đỏ là bệnh gì đã được giải đáp chi tiết. Có thể thấy lupus ban đỏ không thể điều trị dứt điểm mà sẽ chỉ có thể kiểm soát bệnh không để lại biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay từ hôm nay chúng ta hãy xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.