Đau nhức bắp chân về đêm sẽ khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Những cơn đau nhức kéo dài còn là cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm nên cần xác định rõ nguyên nhân, triệu chứng, các phương pháp điều trị. Hãy cùng tìm hiểu về chứng đau nhức bắp chân về đêm qua bài viết này của Trevang.

Triệu chứng đau nhức bắp chân về đêm

Tình trạng các cơ bắp, mô mềm ở bắp chân bị tê mỏi vào ban đêm do dây chằng hoặc các gân xung quanh cơ bị rối loạn chức năng được gọi là tình trạng đau nhức bắp chân về đêm.  Kết quả của tình trạng này là sự tổn thương của các dây thần kinh, gây ra cảm giác tê mỏi, chuột rút và đau nhức.

Đau mỏi chân thường xảy ra vào cuối ngày, ban đêm và sáng sớm, khi mức độ hormone Cortisol (một hormon có tác dụng làm giảm đau trong cơ thể) giảm đáng kể. Những người cao tuổi, ít vận động và mắc các vấn đề về xương khớp đều có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.

Mặc dù đau mỏi chân ban đêm không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng nếu xảy ra thường xuyên trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

dau nhuc bap chan ve dem
Đau nhức bắp chân về đêm: Nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 5

Nguyên nhân đau nhức bắp chân về đêm do đâu?

Đau nhức bắp chân về ban đêm có thể được chia thành hai nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân từ xa và nguyên nhân tại chỗ.

Nguyên nhân từ xa bắt nguồn từ bên trong cơ thể, gây tổn thương và ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Người bệnh sẽ gặp những cơn đau giống như đau thần kinh, tương tự với  cảm giác điện giật. Ngoài ra, cũng có thể trải qua cảm giác tê buốt và nóng rát tùy theo từng mức độ khác nhau.

Nguyên nhân tại chỗ xảy ra do tác động trực tiếp lên các mạch máu và cơ bắp khi chúng gặp các tác động từ bên ngoài. Chẳng hạn như bị va đập, chuột rút, vận động mạnh, vận động sai tư thế gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, việc vận động quá mức dẫn đến căng cơ và mỏi cơ cũng là một trong các nguyên nhân gây đau nhức bắp chân về đêm.

Ngoài hai nguyên nhân chủ yếu kể trên, còn tồn tại một số yếu tố nguy cơ khác như:

  • Tư thế khi nằm không đúng.
  • Đau nhức bắp chân ở phụ nữ mang thai.
  • Thay đổi thời tiết.
  • Đau nhức bắp chân về đêm do thiếu dinh dưỡng hoặc uống không đủ nước.
  • Vận động quá mức dẫn đến đau nhức và cảm giác rã rời vào ban đêm.
  • Bị đau nhức bắp thịt trong quá trình điều trị ung thư.
  • Bị tê mỏi ở bắp chân và tay do một số bệnh lý.
  • Tình trạng chân tay tê mỏi do quá trình lão hóa.
dau nhuc bap chan ve dem 2
Đau nhức bắp chân về đêm: Nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 6

Đau nhức bắp chân, bắp tay ban đêm có thể là bệnh gì?

Cảm giác đau nhức bắp chân về đêm không chỉ đơn thuần là kết quả của các tác động bên ngoài như tổn thương da mà còn có thể cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến mạch máu và hệ thần kinh. Cụ thể:

  • Chứng suy giãn tĩnh mạch: Người bị suy giãn tĩnh mạch thường cảm thấy mệt mỏi, nặng nề chân tay và cảm giác yếu cơ càng rõ rệt khi buổi tối đến. Cùng với các triệu chứng như tê lạnh ở lòng bàn chân, căng cơ, chuột rút vào ban đêm.
  • Viêm gân Achilles: Viêm gân Achilles xảy ra khi gân Achilles chịu áp lực quá mức từ các hoạt động căng thẳng, dẫn đến đau nhức phía sau bắp chân kéo dài đến gót chân. Nhiều người còn bị sưng phù và gặp khó khăn khi di chuyển hoặc gập chân.
  • Chấn thương dây thần kinh tọa: Đĩa đệm xẹp hoặc lệch sẽ chèn ép vào dây thần kinh, người bệnh có thể trải qua các đau thần kinh tọa dữ dội, kèm theo cảm giác tê bì, nhức nhối ở vùng cẳng chân.
  • Hội chứng tay chân không yên (Wittmaack-Ekbom): Thường xảy ra ở người cao tuổi hoặc khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng cụ thể bao gồm đau nhức và mỏi mắt bắp thịt (không phải khớp), cơn đau tăng lên khi cơ thể ở trong trạng thái nghỉ ngơi. Chứng bệnh này liên quan đến rối loạn thần kinh nên khác với  đau nhức xương khớp vào buổi tối hay sáng sớm.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường: Đây là một loại tổn thương dây thần kinh ảnh hưởng đến bàn chân, bắp chân, cánh tay và bàn tay. 
dau nhuc bap chan ve dem 1
Đau nhức bắp chân về đêm: Nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 7

Phương pháp cải thiện chứng đau nhức bắp chân về đêm

Điều trị đau nhức bắp tay bắp chân về đêm hiệu quả cần xác định phương pháp điều trị phù hợp với nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp giảm đau nhức hiệu quả:

1. Chườm nóng và chườm lạnh: 

Chườm lạnh thường hiệu quả đối với các trường hợp chấn thương trong vòng 48 giờ. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh hoặc đặt chai nước đá lên vùng bắp tay bắp chân bị đau. Ngoài ra, chườm nóng, tắm nước ấm hoặc ngâm chân với nước muối ấm cũng có thể giảm nhức bắp chân nhanh chóng.

chuom da
Đau nhức bắp chân về đêm: Nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 8

2. Thuốc tây: 

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc như thuốc kháng viêm giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen, Bonlutin), thuốc giãn cơ (Mydocalm, Myonal), và các loại vitamin, khoáng chất như Vitamin B, sắt để giảm tình trạng đau vùng bắp chân.

3. Vật lý trị liệu: 

Nếu bạn lo lắng về tác dụng phụ của thuốc, hãy cân nhắc phương pháp vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu không sử dụng thuốc, không xâm lấn và có thể giúp giảm đau nhức, giãn cơ, đồng thoiwf thư giãn cho người bệnh. Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay bao gồm liệu pháp nhiệt (sử dụng nhiệt độ như nhiệt độ cao, lạnh), liệu pháp siêu âm,  liệu pháp xung điện và các bài tập vật lý trị liệu được chỉ định bởi chuyên gia.

Quan trọng nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng cá nhân.

Hy vọng rằng thông tin bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của đau nhức bắp chân về đêm và tìm ra giải pháp hợp lý cho tình trạng của bạn.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.