Đau cổ bên trái tưởng chừng là một bệnh lý thông thường nhưng nếu tình trạng kéo dài và tái đi tái lại thì có thể là biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Vậy cách chẩn đoán và điều trị đau cơ cổ bên trái như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này cùng Trevang bạn nhé.

Triệu chứng đau cổ bên trái

Đau cổ bên trái là tình trạng đau nhức, khó chịu xuất hiện ở khu vực cổ phía bên trái. Cơn đau sẽ xuất hiện tạm thời và tự giảm đi, nhưng trong nhiều trường hợp, nó có thể kéo dài và là dấu hiệu của nhiều vấn đề nguy hiểm khác. Vì vậy, khi bạn bắt đầu cảm thấy có triệu chứng này, việc tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ là điều rất quan trọng. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp khi bị đau cổ bên trái mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua:

  • Cảm giác cổ cứng: Cổ có thể trở nên cứng và khó linh hoạt hơn trong quá trình vận động.
  • Đau nhức ở khu vực cổ bên trái: Đau thường là triệu chứng chính và nó có thể lan rộng hơn trong khu vực này.
dau co ben trai 1
Cảm thấy đau đầu, mệt mỏi
  • Hạn chế trong việc di chuyển, xoay đầu: Khả năng xoay đầu và di chuyển cổ sẽ bị giới hạn.
  • Đau ở khu vực đầu: Một số người có thể cảm nhận được cảm giác đau ở khu vực đầu.
  • Cảm giác co thắt ở vùng cổ bên trái: Cảm giác co thắt hoặc áp lực sẽ có thể xuất hiện.
  • Đau khu trú ở đáy hộp sọ: Một số người có thể trải qua cảm giác đau khu trú ở phần đáy hộp sọ.
  • Triệu chứng đi kèm: Đau cổ bên trái có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như buồn nôn, sốt, tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể.

Xem thêm: Đau cổ chân khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách giảm đau tại nhà

Nguyên nhân gây đau cổ bên trái

Theo các chuyên gia xương khớp, ngoài yếu tố tuổi tác, nghề nghiệp thì đau cổ bên trái còn xảy ra do một số nguyên nhân như:

Căng cơ

Đây là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau cổ bên trái. Căng cơ sẽ xảy ra khi cơ hoặc gân bị kéo căng quá mức, cơ không thể hoàn toàn thả lỏng sau khi bị co lại. Có nhiều nguyên nhân gây căng cơ cổ, bao gồm:

dau co ben trai 2
Căng cơ dẫn đến tình trạng đau cổ vai gáy bên trái
  • Ngủ ở tư thế không thoải mái khiến cho cổ bị cong hoặc nghiêng sang một bên
  • Thường xuyên duy trì tư thế không tự nhiên trong thời gian dài mỗi khi xem máy tính, điện thoại
  • Nâng vật nặng hoặc vận động quá mức tại cơ cổ
  • Chấn thương hoặc gặp tai nạn
  • Nghiến răng
  • Các tình trạng bệnh khác

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp khiến cho màng hoạt dịch, sụn khớp bị tổn thương và gây đau nhức cổ bên trái, lan cả sang vai gáy, cánh tay.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Theo số liệu thống kê, có đến 60% số người bị đau cổ bên trái do thoát vị đĩa đệm. Khi bao xơ đĩa đệm bị nứt, các nhân nhầy sẽ thoát ra bên ngoài, chèn ép đè nén vào rễ thần kinh, ống sống, màng tủy và dẫn đến đau cổ bên trái phía trước dữ dội.

Thoái hóa cột sống cổ

Cổ là một khớp hoạt động nhiều trên cơ thể nên rất dễ bị thoái hóa. Theo thời gian, các cấu trúc cấu thành cột sống cổ sẽ bị tổn thương. Đĩa đệm mất khả năng chịu áp lực, dầy chằng xơ cứng và khớp cũng mất độ linh hoạt. Các rễ thần kinh bị chèn ép. Thông thường bệnh này sẽ gây đau toàn bộ cổ nhưng cũng có trường hợp nó chỉ gây đau một bên.

Do làm việc, sinh hoạt sai tư thế

dau co ben trai 3
Hoạt động sai tư thế dễ gây ra căng cơ vùng cổ

Đối với các chị em công sở hay các anh em có ngành nghề đặc thù như lái xe, sử dụng máy tính nhiều hoặc ít vận động… thì việc đau cổ bên trái sẽ không quá hiếm gặp. Khi lặp đi lặp lại các hoạt động này, nó có thể khiến cho vùng cổ bên trái quá tải và gây đau nhức.

Bệnh phổi hoặc bệnh ở cơ hoành

Trên thực tế, dây thần kinh tác động sẽ chạy từ đốt sống cổ sang phổi và cơ hoành. Do đó, những cơn đau nhức ở cổ bên trái cũng có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc phải bệnh phổi hoặc cơ hoành.

Phương pháp chẩn đoán đau cổ bên trái

Để xác định được chính xác nguyên nhân gây đau cổ bên trái, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện. Trong đó họ sẽ đánh giá về phạm vi chuyển động cũng như mức độ đau ở vùng bị ảnh hưởng, kiểm tra các dấu hiệu có thể quan sát được hoặc có cảm giác như cục u dưới da.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh để tìm hiểu về tình trạng xương gãy, căng cơ hoặc sưng đốt sống. Các phương pháp xét nghiệm hiện nay bao gồm:

dau co ben trai 4
Để chẩn đoán tình trạng đau cổ bên trái, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chụp X-quang
  • Chụp X-quang: Phương pháp này sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết về vùng cổ bên trái, bao gồm cả các dây thần kinh cũng như tủy sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Dùng sóng vô tuyến kết hợp từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết về xương và mô mềm (gồm dây thần kinh và tủy sống) tại vùng cổ bên trái.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này sẽ kết hợp nhiều tia X và chụp từ nhiều hướng khác nhau để có thể tạo ra hình ảnh chi tiết về cắt ngang các cấu trúc bên trong cổ.

Để bác sĩ có thể đưa ra đánh giá chính xác nhất, người bệnh cần thông báo về các triệu chứng hiện tại, kể cả những vết thương đã từng xảy ra trong quá khứ.

Đau cổ bên trái có gây nguy hiểm hay không?

Đau cổ bên trái nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp và nguy hiểm. Các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như sau:

  • Người bệnh bị ù tai, bị rối loạn tiền đình.
  • Chân tay tê bì khó chịu, mất cảm giác.
  • Liệt nửa người hoặc tàn phế.

Chính vì vậy, nếu các cơn đau ở cổ bên trái xuất hiện thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời tránh chi các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Điều trị đau cổ bên trái như thế nào

Việc điều trị đau cổ bên trái sẽ phụ thuộc vào tình trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của cơn đau và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp giúp khắc phục đau bên trái cổ được áp dụng:

Điều trị tại nhà

Trường hợp cơn đau cổ bên trái từ nhẹ đến trung bình, bạn có thể áp dụng các phương pháp tự điều trị tại nhà ngay dưới đây:

  • Thư giãn, tránh các hoạt động gây căng cứng vùng cổ.
  • Tránh nâng vật nặng cũng như tránh tập thể dục cường độ cao trong quá trình phục hồi.
  • Sử dụng nhiệt hoặc miếng đệm sưởi ấm để nhằm giúp giảm đau và thư giãn cơ cổ.
  • Tắm nước ấm để làm giảm căng cơ và đau cổ.
  • Giảm viêm bằng cách chườm lạnh trong khăn tối đa 15 phút. 
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng để giúp cải thiện tính linh hoạt của cổ.
dau co ben trai 5
Các bài tập yoga sẽ có khả năng làm giảm đau mỏi cổ vai gáy
  • Ngủ với gối hỗ trợ cổ để duy trì tư thế đúng cũng như giảm áp lực lên cổ trong khi ngủ.
  • Đảm bảo tư thế đứng, đi và ngồi luôn được đúng cách. Đặc biệt nếu bạn ngồi trước máy tính nhiều giờ, hãy giữ cho lưng được hỗ trợ bằng điểm tựa và đồng thời đảm bảo rằng màn hình máy tính của bạn ở ngang tầm mắt. Khi sử dụng điện thoại, máy tính bảng, hãy ngẩng cao đầu, giữ thẳng thay vì cúi cổ để nhìn xuống dưới thiết bị.

Can thiệp y tế

Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều các phương pháp điều trị sau đây với người bị đau cổ bên trái nghiêm trọng hoặc dai dẳng:

  • Sử dụng thuốc giãn cơ: Diazepam, mydocalm,…
  • Thuốc giảm đau theo toa: Paracetamol, aspirin, acetaminophen,…
  • Thuốc chống hiện tượng trầm cảm: Amitriptylin.
  • Thuốc chống động kinh: Pregabalin, Gabapentin,…
  • Tiêm corticosteroid.
  • Vật lý trị liệu: Các phương pháp điều trị không xâm lấn đã chứng tỏ hiệu quả với nhiều trường hợp đau cổ bên trái. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ tùy chỉnh phác đồ điều trị dành cho từng đối tượng bệnh nhân. Các phương pháp trị liệu được áp dụng gồm laser trị liệu, sóng xung kích shockwave, giảm áp cột sống…
  • Nẹp cổ: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng nẹp để cố định cổ thông qua một số dụng cụ chuyên dụng, đặc biệt là khi gặp phải chấn thương. Điều này sẽ giúp hạn chế vận động cổ và giảm thiểu cơn đau cổ bên trái. 
  • Phẫu thuật: Các phương pháp phẫu thuật luôn mang theo những rủi ro cũng như làm tốn kém nhiều chi phí, do đó đây thường được xem là phương pháp cuối cùng được lựa chọn bởi bác sĩ. Phẫu thuật chỉ được xem xét nếu như cơn đau đã ở trong giai đoạn nghiêm trọng, gây khó khăn trong quá trình vận động và có nguy cơ biến chứng cao.

Biện pháp phòng ngừa đau gáy cổ bên trái

Để ngăn chặn được hậu quả tiêu cực của cơn đau cổ bên trái đối với cuộc sống hàng ngày, việc phòng ngừa ngay từ ban đầu được coi là biện pháp vô cùng quan trọng và cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích mà bạn có thể được áp dụng:

  • Điều chỉnh tư thế khi ngồi, nằm và làm việc sao cho phù hợp nhất
  • Đảm bảo có đồ bảo hộ khi tham gia các môn thể thao mạnh hoặc có va chạm.
  • Thường xuyên vận động thể dục, thể thao để giúp phần cổ linh hoạt hơn.
dau co ben trai 6
Vận động nhẹ nhàng tại vùng cổ để giúp phòng ngừa đau nhức hiệu quả
  • Giữ tâm lý và tinh thần thoải mái, thư giãn.
  • Từ bỏ thói quen xấu như: dùng loa ngoài hoặc tai nghe thay vì nghiêng đầu để kẹp điện thoại, không đeo túi lệch một bên vai, không bẻ, vặn, lắc cổ gây tổn hại tới xương khớp.
  • Khi ngủ thì nên nằm ngửa, dùng đệm cứng và tránh gối đầu quá cao.
  • Vận động nhẹ nhàng sau khoảng 1 giờ làm việc.
  • Cân bằng dinh dưỡng bằng cách bổ sung thêm nhiều thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, cá béo. Hạn chế tiêu thụ rượu bia, chất kích thích.
  • Sử dụng ghế massage hỗ trợ: Một trong những cách để phòng tránh cơn đau cổ vai gáy phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà, tiêu biểu như ghế massage hỗ trợ trị liệu.
  • Khám sức khỏe định kỳ và tập trung điều trị một số bệnh có liên quan.

Hy vọng những thông tin mà Trevang chia sẻ ở trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau cổ bên trái và cách phòng tránh hiệu quả nhất. Đừng bỏ qua những lần cơ thể “lên tiếng”! Hãy chủ động bảo vệ bản thân cùng những người thân yêu khỏi các biến chứng nguy hiểm để sống lâu và sống khỏe hơn bạn nhé.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.