Y học dân gian Việt Nam thường sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để bồi bổ cơ thể hay chữa bệnh. Và củ gai cũng là một trong số đó. Không chỉ có tác dụng chữa đái buốt, đái rắt, lợi tiểu,… củ gai còn được khuyên dùng với phụ nữ đang mang thai, nhất là với các trường hợp bị dọa sảy. Vậy thực tế, củ gai có tác dụng gì cho bà bầu và cách dùng như thế nào? Dưới đây hãy cùng Trevang tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Xem nhanh nội dung
Củ gai là gì
Củ gai còn có tên gọi khác là tầm gai, tầm ma. Đây chính là phần rễ của cây gai, củ gai có hình dạng khá giống với củ sắn, chiều dài khoảng 10 -25cm, đường kính khoảng 0,8-2mm với màu nâu sẫm hoặc nâu xám với các vết nhăn kéo dài theo chiều dọc và chiều ngang. Củ gai có mùi nhẹ, vị ngọt, dễ uống và khi nhai hơi dính răng.
Củ gai có thể thu hoạch vào bất kỳ mùa nào trong năm, thế nhưng tốt nhất sẽ là vào thu đông. Ở nước ta, củ gai được trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Nam Định. Người dân nơi đây thường đào rễ cây gai, sau đó rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ phơi khô.
Thành phần hóa học chính có trong củ gai bao gồm: acid quinic, acid protocatechic, apigenin, acid chlorogenic, acid caffeic, rhoifolin 0.7%. Tất cả các chất này đều có lợi đối với sức khỏe bà bầu.
Tác dụng của củ gai đối với sức khỏe bà bầu
Theo khoa học, lợi ích của củ gai cho bà bầu có thể kể đến như:
Giúp an thai
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi còn rất yếu và dễ bị dọa sẩy bởi nhiều yếu tố khác nhau. Củ gai là sự lựa chọn hoàn hảo nhất để mẹ bầu an thai, dưỡng huyết, tư âm và thanh nhi.
Các hoạt chất có trong củ gai sẽ có tác dụng giúp thai bám chắc vào thành tử cung của mẹ. Đồng thời các chất chống oxy hóa mạnh có trong loại dược liệu này cũng giúp thai để phụ tăng sức đề kháng và nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch. Khi kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, củ gai sẽ góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.
Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu – Ngăn ngừa sảy thai, động thai
Quá trình mang thai của mẹ bầu nếu có các dấu hiệu ra dịch màu đỏ hoặc màu nâu ở vùng âm đạo, nước tiểu có màu đục thì các dấu hiệu này đang báo hiệu mẹ bầu có thể bị động thai. Củ gai lúc này được khuyên dùng để giúp giữ thai và an thai, kết hợp cùng với uống thuốc bổ vitamin để mang lại hiệu quả tốt nhất cho các bà mẹ.
Ngoài ra, dùng củ gai còn có công dụng trong việc ngăn ngừa, điều trị động thai, bong hoặc tụ dịch vùng màng nuôi thai, đau bụng, dọa sảy thai.
Hỗ trợ tích cực trong việc chuyển đổi phôi
Với các cặp vợ chồng hiếm muộn, phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF được biết đến là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, theo thống kê thì hiện nay tỷ lệ thành công của IVF chỉ ở mức khoảng 40 – 50%. Với phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40 thì tỷ lệ này sẽ giảm từ 2 – 10%, chưa kể đến một vài yếu tố phụ thuộc khác.
Trong quá trình làm IVF, bước chuyển phôi chính là bước quan trọng nhất mang tính chất quyết định đến việc có thành công hay không. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, nước củ gai có tác dụng trong việc tăng khả năng thành công của phương pháp IVF đáng kể. Cùng với việc giữ gìn sức khỏe ổn định, nghỉ ngơi hợp lý và chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, tỷ lệ em bé đến với các mẹ sẽ là rất cao.
Xem thêm: [Thủ pháp] Cách massage giảm đau đầu cho bà bầu
Củ gai dùng như thế nào?
Dưới đây là những hình thức sử dụng củ gai phổ biến nhất mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà:
Củ gai dùng để sắc nước uống
Để sắc nước củ gai uống, mẹ bầu có thể dùng cả củ gai khô và củ gai tươi. Thế nhưng tốt nhất là nên dùng củ gai tươi để có được nhiều hàm lượng khoáng chất và vitamin nhất.
Với phương pháp sắc nước uống này, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Cạo sạch vỏ củ gai tươi, đem đi rửa sạch rồi thái lát mỏng theo chiều ngang thân, mỗi lát nên thái khoảng chừng 1cm.
- Bước 2: Đun sôi khoảng 1 – 1,5 lít nước và thả củ gai đã được thái lát vào. Đợi nồi nước sôi lại, vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 – 20 phút. Sản phụ bị nghén có thể thêm đường phèn hoặc mía để tạo độ ngọt giúp dễ uống hơn.
- Bước 3: Sắc nước xong, để nguội một chút là có thể uống được ngay. Phần còn lại, hãy bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và uống dần trong ngày.
Củ gai dùng để nấu ăn
Mẹ bầu có thể dùng củ gai để làm nguyên liệu trong các món canh, món cháo, hầm thường ngày: Món ăn phổ biến nhất đó là dùng củ gai và hầm với gà ác. Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần cắt mỏng củ gai và cho vào nồi hầm cùng với gà ác, hạt sen/thuốc bắc (nếu có) rồi tiến hành hầm giống như bình thường.
Cháo củ gai cũng được biết đến là một món ăn bổ dưỡng với hương vị thơm ngon từ phần gạo được nấu kỹ hòa cùng với phần củ gai bùi nhẹ tạo nên một món ăn hấp dẫn để giúp dưỡng thai hiệu quả.
Uống củ gai nhiều có tốt không?
Củ gai được biết đến là dược liệu có tính hàn. Do đó bạn chỉ nên sử dụng đúng liều lượng và chỉ nên dùng từ 1 – 3 ngày là đủ. Nếu mẹ bầu đang mang thai sử dụng củ gai quá mức cho phép thì rất có thể gây dọa sảy thai, ảnh hưởng đến cả thai nhi và thai phụ. Còn đối với những đối tượng mắc chứng tỳ, vị hư, ỉa chảy thì tuyệt đối không nên uống loại dược liệu này.
Do đó, để có thể sử dụng củ gai một cách an toàn và mang đến hiệu quả tốt nhất thì bạn cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ và lương y.
Nên uống củ gai trong bao lâu?
Đối với những trường hợp có nguy cơ động thai, nhau bóc tách, dọa sảy thì mẹ bầu nên dùng nước củ gai trong từ 7-10 ngày để đạt được hiệu quả cao nhất:
- 3 ngày đầu: Mẹ nên dùng khoảng 150 – 200g cùng 1 lít nước để sắc uống.
- Từ ngày thứ 4 trở đi, dùng mỗi ngày khoảng 100 – 150g
Mẹ bầu có nhu cầu dùng củ gai để dưỡng thai thì nên uống mỗi ngày khoảng 1-3 ly trong 3 tháng đầu tiên.
Bà bầu đang trong giai đoạn chuyển phôi với quá trình thụ tinh nhân tạo thì nên uống mỗi ngày 300ml nước sắc củ gai và uống trong vòng 3 ngày trước thời điểm thực hiện phương pháp chuyển phôi.
Lưu ý khi sử dụng củ gai cho mẹ bầu
Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình dùng củ gai với phụ nữ mang thai, mẹ bầu cần ghi nhớ những điều sau đây:
- Không sử dụng củ gai khi đang trong trạng thái quá đói hoặc quá no.
- Nước sắc củ gai se để được tối đa 2 – 3 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Khi uống thì mẹ cần đun lại để tránh lạnh bụng gây tiêu chảy.
- Không sử dụng củ gai trong thời gian dài bởi củ gai có tính hàn.
- Cẩn trọng liều dùng và cách dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Mua củ gai ở những nơi uy tín với chất lượng được đảm bảo.
- Chọn những củ gai tươi, không hư hỏng, không dập, ủng để sử dụng.
- Nếu dùng củ gai tươi thì tuyệt đối không để ở những vị trí nhiều gió hay ở trong ngăn đông tủ lạnh. Nên dùng giấy báo bọc kín và bảo quản củ gai ở trong ngăn mát.
- Mẹ bầu nếu gặp tình trạng ra máu đỏ thẫm thì có thể cho thêm lá ngải cứu hoặc lá tía tô vào sắc cùng củ gai tươi để cho hiệu quả tốt hơn.
Củ gai là loại dược liệu quý, là một trong những “thần dược” tuyệt vời với mẹ bầu. Nếu biết cách sử dụng, chúng sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho các mẹ. Trên đây là chia sẻ của Trevang để giải đáp thắc mắc củ gai có tác dụng gì cho bà bầu cũng như cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết khác về củ gai. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm kiến thức mới để có được một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh nhất.
Ngoài ra, bạn cách dùng củ gai được gợi ý trong bài viết trên, mẹ bầu cũng nên tham khảo những loại máy massage giúp chăm sóc sức khỏe cho bà bầu. Nổi bật đó là dòng máy mát xa chân, thiết bị này sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng phù nề, nhức mỏi ở chân trong suốt quá trình mang thai.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn