Nhiễm độc chì sẽ xảy ra khi cơ thể tích tụ chì trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Ngay cả một lượng nhỏ chì cũng đều có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vậy thực tế nhiễm độc chì là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và ảnh hưởng của tình trạng này ra sao? Cùng Trevang tìm hiểu chi tiết ngay trong nội dung bài viết chia sẻ dưới đây bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Nhiễm độc chì là gì?
Chì là kim loại nặng, tồn tại trong môi trường, chúng chủ yếu được hình thành từ một số hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ… Nếu chúng ta sử dụng thức ăn, nước uống có chứa chì thì có thể gây ra tình trạng ngộ độc. Nhiễm độc chì là tình trạng cơ thể tích lũy hàm lượng lớn kim loại chì khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, khó ngủ kéo dài,…
Có 2 loại nhiễm độc chì, đó là nhiễm độc chì hữu cơ và nhiễm độc chì vô cơ. Trong đó nhiễm độc chì vô cơ là tình trạng phổ biến hơn cả, nó dễ gặp trong sản xuất và trong đời sống hàng ngày. Còn nhiễm độc chì hữu cơ sẽ thường xảy ra do người bệnh tiếp xúc với xăng dầu pha chì.
Triệu chứng cơ thể bị ngộ độc chì
Ban đầu, tình trạng nhiễm độc chì có thể sẽ khó để phát hiện vì ngay cả những người có lượng chì trong máu cao nhưng sẽ không có triệu chứng gì. Các dấu hiệu và triệu chứng đó thường không xuất hiện, chỉ cho đến khi lượng chì tích tụ lên đến mức nguy hiểm.
Triệu chứng thường thấy ở trẻ sơ sinh
Thai nhi nếu tiếp xúc với chì trong bụng mẹ trước khi sinh có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Bị sinh non.
- Cân nặng lúc sinh thấp hơn.
- Chậm phát triển.
Triệu chứng ở trẻ em
Các triệu chứng ngộ độc chì ở trẻ em thường sẽ có biểu hiện rất kín đáo, dễ bị sót qua, thường sẽ chỉ bị phát hiện khi có chuyên khoa thăm khám. Một số biểu hiện của tình trạng này có thể nhận thấy như:
- Chậm phát triển.
- Giảm chỉ số IQ.
- Vàng da.
- Gặp khó khăn trong việc học tập.
- Dễ cáu gắt.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Thiếu máu.
- Suy chức năng thận.
- Tê hoặc có cảm giác châm chích đầu chi.
- Mất cảm giác ăn ngon.
- Sụt cân.
- Lờ đờ và mệt mỏi.
- Đau bụng.
- Táo bón.
- Mất thính giác.
- Ăn đồ vặt.
Triệu chứng ngộ độc ở người lớn
Một số triệu chứng nhiễm độc chì ở người gồm:
- Huyết áp cao
- Đau khớp và cơ
- Khó khăn với trí nhớ hoặc mất khả năng tập trung
- Đau đầu
- Đau bụng
- Rối loạn tâm trạng
- Giảm số lượng tinh trùng và tinh trùng có dấu hiệu bất thường
- Sảy thai, thai chết lưu, sinh non ở phụ nữ mang thai
Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc
Là một trong các kim loại sinh ra trong tự nhiên, chì được con người khám phá và khai thác thông qua hoạt động sản xuất và đốt nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra chì còn dùng trong xăng dầu, làm sơn, làm gốm, chất liệu hàn xì, pin cùng một số loại mỹ phẩm và vật liệu lợp. Sau đây là các nguồn vật liệu có chứa chì phổ biến trong cuộc sống hiện tại:
Sơn chứa chì
Từ những năm 1970-1980, nhiều nước công nghiệp phát triển đã thông qua đạo luật, quy định về việc sử dụng chì trong sơn. Phần lớn các quy định đó là cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng các loại sơn có chứa chì trang trí nội, ngoại thất nhà, sử dụng trong trường học hoặc tại các trung tâm thương mại. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển thì việc quản lý hóa chất đó còn yếu và vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ.
Việc sử dụng sơn có chứa chì sẽ gây nhiều tác hại khó lường đối với sức khỏe con người, biểu lộ rõ nhất đó là phơi nhiễm chì. Hầu hết nhiễm độc chì ở trẻ nhỏ là do hiện tượng nuốt các vật dụng có chứa sơn chứa chì.
Hệ thống đường ống nước và đồ hộp nhập khẩu
Hệ thống đường ống đã trở nên cũ kỹ, bị xuống cấp qua thời gian, có nhiều mối hàn sửa chữa hay hệ thống đó ít được sục rửa, thay mới đều sẽ có nguy cơ bị rỉ sét, ăn mòn, từ đó phát tán các ion chì và kim loại nặng vào trong nước. Chì được hòa tan trong nước và xâm nhiễm vào cơ thể chủ yếu thông qua nước uống hay dùng nước đó trong nấu ăn.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm thực phẩm đóng hộp có vỏ hộp hàn chì đã và đang bị cấm ở Hoa Kỳ nhưng hiện nay vẫn được sử dụng ở một số nước. Đồng thời việc “ăn chín uống sôi” lúc này sẽ không có tác dụng trong việc xử lý cũng như loại bỏ chì trong nước.
Các nguồn tiếp xúc với chì khác
Trong những trường hợp khác, nguy cơ nhiễm độc chì có thể sẽ đến từ:
- Đất. Các hạt chì từ xăng pha chì hoặc sơn lắng xuống đất sẽ có thể tồn tại trong nhiều năm. Đất bị nhiễm chì vẫn là một vấn đề lớn đối với những khu vực có đường cao tốc cũng như ở một số vùng đô thị có sử dụng sơn chứa chì trang trí nhà cửa.
- Mạt bụi nhà. Mạt bụi tại các hộ gia đình có thể sẽ chứa chì từ vụn sơn chì hoặc từ đất ô nhiễm bên ngoài.
- Đồ gốm. Nước men làm đồ gốm sứ chứa chì, tiềm ẩn nguy cơ thấm vào thức ăn, nước uống trữ bên trong các vật dụng này.
- Đồ chơi. Hiện nay một số sản phẩm đồ chơi cho trẻ em có sử dụng chì để hoàn thiện hình thức, điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp, gây nguy hiểm cho trẻ nếu như trẻ nhai hoặc nuốt phải.
- Mỹ phẩm. Một số loại mỹ phẩm như phấn mắt, son môi đều có thể chứa thành phần chì.
- Thảo dược, các phương thuốc dân gian. Một số loại thuốc nam dùng để uống, bôi… (còn gọi là thuốc cam) lưu hành bất hợp pháp đều có chứa chì (hồng đơn) gây ra nhiều các trường hợp ngộ độc.
- Đạn chì. Nếu ở phạm vi trường bắn lâu cũng có thể dẫn đến tình trạng phơi nhiễm chì từ đạn.
- Nghề nghiệp. Những người làm trong lĩnh vực sửa chữa ô tô, lắp đường ống, sản xuất pin, sơn, khai thác quặng mỏ, xây dựng cùng một số lĩnh vực khác đều có thể nhiễm độc chì do quần áo bám lại trên các thành phần độc hại.
Nhiễm độc chì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe
Chì vốn là kim loại độc, nó có thể tác động đến hầu hết đến các cơ quan trong cơ thể. Điển hình như:
- Trên hệ thần kinh: Gây ra nhiều tổn thương hoặc chết tế bào thần kinh, kích thích hệ thần kinh trung ương, hủy hoại và thoái hóa dây thần kinh.
- Hệ bạch huyết: Ức chế tổng hợp hồng cầu và giảm tuổi thọ hồng cầu do làm cho hồng cầu dễ bị vỡ.
- Trên thận: Tổn thương đến thận, giảm thải trừ axit uric thông qua nước tiểu. Do đó sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu và tăng nguy cơ bệnh gout.
- Hệ tim mạch: Tăng co bóp thành mạch máu theo nhiều cơ chế khác nhau và dẫn đến tăng huyết áp.
- Sinh sản: Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của cả nam giới và nữ giới.
- Bào thai: Do chì qua được nhau thai nên chúng có thể gây nguy hại với thai nhi thông qua việc chậm phát triển, giảm cân nặng và tăng các nguy cơ dị tật.
- Nội tiết: Thay đổi chức năng của tuyến giáp, nội tiết tuyến yên – tuyến thượng thận và một số các hormon tăng trưởng đối với trẻ nhỏ.
- Xương: Ngăn cản hình thành xương mới, mất cân bằng giữ các tế bào xương, giảm sự tăng trưởng và phát triển chiều cao ở trẻ.
- Hệ tiêu hóa: Co thắt ruột, đau bụng thường xuyên.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ngộ độc chì. Nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ các triệu chứng bất thường nào, hoặc nghi ngờ bị nhiễm độc kim loại này, bạn cần nhanh chóng đi khám để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn