Bên cạnh một số lợi ích thì gạo lứt cũng có những tác hại khi sử dụng không đúng cách hoặc ăn quá nhiều dẫn đến không tốt cho sức khỏe. Bài viết sau đây, Trevang sẽ cùng bạn bàn về các tác hại của gạo lứt và những lưu ý cần nhớ trong quá trình sử dụng loại thực phẩm này? Mời bạn đọc theo dõi!

Tác hại của gạo lứt khi ăn quá nhiều

tac hai cua gao lut 1
Tác hại của gạo lứt là vấn đề được nhiều người quan tâm

Có rất nhiều lời đồn đoán cho rằng: ăn gạo lứt rất tốt cho sức khỏe. Quan niệm này quả đúng không sai, bởi thực tế gạo lứt mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là đối với những người cần kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, cái gì ăn nhiều quá cũng sẽ không tốt và gạo lứt cũng vậy. Nếu ăn quá nhiều, rất có thể sẽ mang đến nhiều nguy hại. Sau đây là các tác hại mà gạo lứt mang lại khi ta lạm dụng sử dụng nó quá nhiều:

Gạo lứt gây khó tiêu

Trong gạo lứt có chứa rất nhiều chất khoáng nhưng lại thiếu đi chất đạm và chất béo. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ có trong gạo lứt lại khá cao, chúng có thể gây cản trở hấp thụ một số chất khác như sắt, canxi. Khi kết hợp với đặc tính cứng, gạo lứt sẽ thường gây khó tiêu nếu bạn ăn nhiều và ăn trong thời gian dài.

Nguy cơ gây ung thư khi ăn gạo lứt sai cách

Theo một cuộc khảo sát đã được thực hiện, có đến 50% số gạo lứt được kiểm nghiệm là có chứa thành phần Asen. Với hàm lượng thấp, nguyên tố này thường sẽ không gây ảnh hưởng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu như ăn quá nhiều trong thời gian dài, lượng Asen tích trữ sẽ ngày càng gia tăng và dẫn đến nhiều các vấn đề nghiêm trọng bao gồm: ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và gây tổn thương đến da.

Bên cạnh Asen, trong gạo lứt còn có chứa acid phytic – đây là một loại hợp chất không hòa tan làm ngăn cản hấp thụ một số các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng. Vì vậy, bạn cần cẩn thận khi mua và khu sử dụng loại gạo này.

Gạo lứt không tốt cho phụ nữ có thai

tac hai cua gao lut 2
Phụ nữ có thai nên cẩn thận với loại gạo này

Mặc dù gạo lứt rất tốt cho bà bầu, thế nhưng bạn cũng chỉ nên ăn với lượng vừa đủ. Đặc biệt bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm khác để cơ thể được cung cấp đầy đủ các hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu. Nếu bà bầu ăn quá nhiều loại gạo này, một trong những tác hại đầu tiên có thể nhìn thấy của nó là gây đầy bụng, khó tiêu và khiến cơ thể sẽ bị sốt.

Bên cạnh đó, hàm lượng asen có trong gạo lứt khá cao, nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi cũng như của trẻ sơ sinh sau này. Do đó, không nên khuyến khích bà bầu ăn loại gạo này thay cho gạo trắng hàng ngày.

Gạo lứt không có khả năng chữa bệnh

Với số lượng vi chất có trong gạo lứt là khá nhiều. Vì vậy nên ai cũng nghĩ rằng nó sẽ rất tốt cho cơ thể. Thế nhưng mọi người lại không quan tâm xem lượng vi chất này là bao nhiêu. Thực tế lượng vi chất có trong gạo lứt là quá nhỏ, khiến chúng không phát huy được chút tác dụng nào. Vì vậy quan niệm dùng gạo lứt để chữa bệnh là không thể. Do vậy nếu ta dùng gạo lứt để phòng bệnh thì được, chứ dùng để chữa bệnh thì không nên.

Tác hại của gạo lứt làm suy nhược cơ thể

tac hai cua gao lut 3
Gạo lứt có thể gây suy nhược cơ thể

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù đây được xem là loại gạo phù hợp đối với những người cần giảm cân như người tiểu đường, béo phì do gạo chứa nhiều chất xơ và hàm lượng đường thấp. Thế nhưng, nếu như người khỏe mạnh sử dụng gạo lứt để thay thế cho gạo trắng hoặc các loại ngũ cốc khác thì sẽ dẫn đến thiếu chất và gây suy nhược cơ thể.

Đối tượng nào không nên ăn để tránh tác hại của gạo lứt

Gạo lứt tuy là một thực phẩm tốt nếu chúng ta biết sử dụng với lượng vừa đủ. Thế nhưng không phải ai cũng đều có thể sử dụng được loại thực phẩm này. Điển hình như một số nhóm đối tượng sau đây:

  • Nhóm người có chức năng tiêu hóa kém, có bệnh về tiêu hóa: Gạo lứt là loại gạo cứng, nhiều chất xơ hơn gạo trắng nên chúng sẽ khó tiêu hóa hơn. Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, ăn nhiều gạo lứt cũng giống như việc bắt dạ dày phải làm việc vất vả hơn. Những bệnh nhân có bệnh về tiêu hóa nếu như ăn nhiều gạo lứt sẽ dễ gây hiện tượng giãn nứt tĩnh mạch, xuất huyết dạ dày. Tốt nhất nhóm đối tượng này chỉ nên ăn gạo trắng thông thường.
  • Người thiếu hụt Canxi, sắt: Trong gạo lứt có chứa chất Axit phytic, chất này kết hợp với các chất khoáng sẽ tạo thành chất kết tủa, gây nên cản trở cho việc hấp thu của cơ thể. Vậy nên với những người bị thiếu hụt Canxi, sắt thì không nên ăn nhiều gạo lứt mà nên kết hợp cùng với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt cá, uống sữa,…
  • Người có khả năng miễn dịch kém: Việc nạp hơn 50gr chất xơ từ gạo lứt mỗi ngày sẽ gây cản trở việc hấp thụ các Protein, tỉ lệ thu nạp chất béo giảm, gây ảnh hưởng tới các hoạt động của cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Vậy nên với những người có hệ miễn dịch yếu, tuyệt đối không nên ăn nhiều gạo lứt mà hãy chọn những thực phẩm có nhiều dưỡng chất.
  • Người hoạt động thể lực nặng: Những loại lương thực thô như gạo lứt se có giá trị dinh dưỡng thấp, thiếu đi chất đạm và chất béo, cung cấp ít năng lượng nên sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể. Vì vậy, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và năng lượng nếu như bạn là người thường xuyên phải hoạt động thể lực.
tac hai cua gao lut 4
Ăn gạo lứt sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động thể lực
  • Thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì: Đây được xem là giai đoạn mà cơ thể có yêu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng. Ngoài ra nó còn có sự hoạt động mạnh của các Hormone. Việc ăn gạo lứt sẽ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng, ngoài ra lượng chất xơ nhiều của gạo lứt còn cản trở việc hấp thụ và sử dụng một số chất, khiến cho cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Người cao tuổi và trẻ nhỏ: Do các chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện và chức năng tiêu hóa của người cao tuổi đã bị suy yếu. Nên khi ăn những loại thực phẩm nhiều chất xơ như gạo lứt sẽ tạo gánh nặng lớn lên dạ dày, gây tình trạng khó tiêu. Vì vậy hãy chọn những loại thực phẩm nhẹ nhàng và tốt cho hệ tiêu hóa.

Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt

Để hạn chế được những tác hại của gạo lứt đối với sức khỏe con người, bạn cần chú ý đến những lưu ý sau đây:

  • Không ăn gạo lứt liên tục trong thời gian dài: Tốt nhất bạn chỉ nên ăn từ 2-3 lần/tuần. Khi ăn cần nhai kỹ để tránh gây khó tiêu, hại dạ dày.
  • Sử dụng gạo lứt sạch: Hãy lựa chọn những địa chỉ cung cấp uy tín để đảm bảo sản phẩm gạo lứt bạn sử dụng không có chứa các chất hóa học độc hại. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý chọn mua gạo ở nơi được bảo quản kỹ, không bị tình trạng ẩm mốc và tránh để gạo tiếp xúc với ánh nắng bên ngoài.
  • Không ngâm gạo trong thời gian quá lâu và vo gạo quá kỹ: Gạo lứt có chứa hàm lượng vitamin B1 cao, đây cũng là một chất dễ hòa tan trong nước. Do đó, nếu như bạn ngâm hoặc vò gạo quá lâu thì sẽ làm mất đi lượng B1 có trong gạo.
  • Xác định rõ mục đích sử dụng: Để tránh được những tác hại của gạo lứt, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng trước khi dùng. Từ đây, bạn sẽ có thể điều chỉnh được liều lượng sao cho phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
tac hai cua gao lut 5
Cẩn trọng khi sử dụng gạo lứt

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ về tác hại của gạo lứt trong bài viết trên đây đã mang lại cho bạn đọc những điều hữu ích. Từ đây, bạn sẽ biết cách sử dụng gạo lứt đúng cách, góp phần bồi bổ cho cơ thể và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp cùng với sử dụng các dòng máy massage cầm tay, ghế massage, đệm massage để cải thiện sức khỏe, giúp quá trình chuyển hóa dinh dưỡng được hấp thu hiệu quả nhất.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.