Vết thương hở kiêng ăn gì để nhanh lành và không để lại sẹo lồi là thắc mắc chung của nhiều người khi chẳng may cơ thể có tổn thương. Ngoài việc chăm sóc và vệ sinh vết thương thì chế độ dinh dưỡng cũng sẽ tác động rất nhiều đến quá trình hồi phục. Vậy, với vết thương hở thì nên kiêng ăn gì và kiêng trong bao lâu? Cùng Trevang tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Vết thương hở là gì

Vết thương hở là các chấn thương có thể thấy được như da bị rách, cắt, đâm thủng hay các vết mổ,…. Dấu hiệu của tình trạng này là tấy đỏ, chảy máu, sưng xung quanh vết thương. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu trên bề mặt da.

vet thuong ho kieng an gi 1
Vết thương hở

Quá trình lành vết thương sẽ được trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn viêm: Các mạch máu lúc này sẽ thắt chặt lại nhằm ngăn tình trạng mất máu và tiểu cầu kết tập lại thành các cục máu đông. Các tế bào bạch cầu sẽ chuyển đến vị trí tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn và các thành phần dị loài khác.
    Giai đoạn nguyên bào sợi: Lúc này các sợi protein, collagen sẽ bắt đầu phát triển bên trong vết thương. Sự tăng trưởng của collagen sẽ giúp kích thích cạnh vết thương co vào và đóng lại. Tại vị trí vết thương, các mạch máu nhỏ sẽ hình thành để cấp máu cho các tế bào da mới được tạo nên.
  • Giai đoạn tái tạo: Trong giai đoạn tái tạo này, cơ thể sẽ liên tục bổ sung collagen và tinh chỉnh lại vùng da bị tổn thương. Nhờ đó, vết sẹo trên da cũng sẽ mờ dần đi.

Ngoài việc chăm sóc và xử trí cho vết thương hở đúng cách, chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố rất quan trọng. Trong giai đoạn của quá trình lành vết thương, nếu như người bệnh có chế độ dinh dưỡng phù hợp thì sẽ khiến quá trình này được diễn ra nhanh chóng và không để lại sẹo.

Vết thương hở kiêng ăn gì 

Chế độ ăn uống hằng ngày sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình phục hồi của vết thương hở. Do đó, bạn nên biết được vết thương hở kiêng ăn gì để tránh viêm cũng như tránh để lại sẹo. Sau đây là một số những thực phẩm mà người bị vết thương hở không nên ăn:

Thịt bò

Thịt bò là loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách những loại thực phẩm không được khuyến nghị sử dụng đối với các vết thương hở. Bởi lẽ, thịt bò sẽ để lại sẹo thâm và gây mất thẩm mỹ. Hàm lượng protein có trong thịt bò là tương đối lớn. Nếu bạn sử dụng chúng trong quá trình hồi phục vết thương thì vùng da non sẽ bị thâm sạm so với bình thường. Bên cạnh đó, chúng sẽ còn làm tăng lượng collagen tại các vùng da đang bị tổn thương và khiến da dễ phát sinh ra sẹo lồi.

Thịt gà

vet thuong ho kieng an gi 2
Kiêng ăn thịt gà khi có vết thương hở

Thịt gà được biết đến là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất phù hợp để bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết các trường hợp có vết thương hở đều được bác sĩ khuyên không nên ăn thịt gà để nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới quá trình lành vết thương.

Khi vết thương đã dần trở nên ổn định, một lớp da non có màu hồng hoặc đỏ sẽ bắt đầu hình thành. Lúc đó, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy và có cảm giác khó chịu. Nếu như bạn ăn thịt gà lúc này, tình trạng vết thương trên sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bạn gãi thì vết thương đó sẽ lâu hồi phục và tăng các nguy cơ hình thành sẹo lồi.

Trứng

Vết thương hở kiêng ăn gì? Trứng cũng nằm trong nhóm các thực phẩm bạn cần kiêng trong giai đoạn vết thương đang lên da non. Bởi trong trứng có đặc tính đẩy mạnh quá trình tăng sinh mô sợi collagen làm đùn da thừa thái quá dẫn tới tình trạng sẹo lồi. Do đó, trong thời kỳ sẹo lên da non, bạn cần kiêng kỵ và loại bỏ trứng khỏi thực đơn trong bữa ăn hàng ngày.

Hạn chế thịt xông khói

Ăn thịt xông khói sẽ làm hao hụt đi lượng chất khoáng và vitamin E cần thiết trong tái tạo các mô mềm bị tổn thương. Do vậy, người đang có vết thương hở nên tránh xa loại thực phẩm này nếu như không muốn vết thương lâu lành hơn.

Xem thêm: Tác dụng của vitamin E là gì? 8 Lợi ích của vitamin E với sức khỏe

Tránh ăn thịt chó

vet thuong ho kieng an gi 3
Vết thương hở kiêng ăn gì – thịt chó là thực phẩm không nên ăn

Thịt chó cũng là loại thực phẩm có tính nóng nên bạn không nên sử dụng khi đang có vết thương hở. Bên cạnh đó, thịt chó còn chứa rất nhiều đạm. Đây cũng chính là lý do khiến cho vết thương lâu lành hơn và dễ gây sẹo lồi. Không chỉ vậy, sẹo sẽ còn sần và cứng hơn nhiều so với bình thường.

Kiêng hải sản

Hải sản là một trong những thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên khi vết thương chưa lành hẳn hoặc da còn non thì loại thực phẩm này lại không tốt. Bởi lúc này nó sẽ khiến khu vực vết thương bị ngứa ngáy, khó chịu, tạo sẹo lồi. Do đó, dù chúng có hấp dẫn đến đâu thì bạn cũng nên tránh nó.

Kiêng đồ nếp

Các món ăn được làm từ đồ nếp như: bánh dày, bánh trôi, xôi,… cũng là nhóm thực phẩm mà bạn nên tránh ăn để vết thương hở nhanh chóng được hồi phục và không để lại sẹo xấu. Bởi lẽ đây là những thực phẩm có tính nóng, khiến vết thương bị sưng phồng và kèm theo mủ.

Ngoài ra, nếu bạn ăn đồ nếp thì quá trình lành vết thương chắc chắn sẽ kéo dài nhiều so với bình thường. Chưa hết, vết thương lâu lành sẽ rất dễ để lại sẹo lồi và sẹo xấu và gây mất thẩm mỹ.

Kiêng bánh kẹo

vet thuong ho kieng an gi 4
Bánh kẹo ngọt là thực phẩm nên kiêng khi có vết thương hở

Trên thực tế, các thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo, bắp rang bơ… đều sẽ gây kéo dài thời gian hồi phục vết thương hở. Đặc biệt là với những vết thương trong khoang miệng. Bởi lẽ, đường sẽ gia tăng mảng bám để tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Từ đó, chúng sẽ thúc đẩy quá trình viêm nhiễm ở khu vực vết thương.

Bị vết thương kiêng ăn bao lâu

Tùy từng mức độ nghiêm trọng của vết thương và cơ địa của từng người mà thời gian ăn kiêng sẽ là khác nhau. Đối với những vết thương nhẹ, thông thường thời gian ăn kiêng sẽ kéo dài từ 5-7 ngày. Đây được xem là thời gian cần thiết để xây dựng lại các mô tổn thương mà bạn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường với các dấu hiệu: miệng vết thương dần liền, xuất hiện lớp vảy khô. 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì bạn cũng cần lưu ý đến một vài vấn đề dưới đây khi chăm sóc vết thương hở ngay tại nhà:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn trước khi sơ cứu vết thương để ngăn tình trạng nhiễm trùng.
  • Ép chặt miếng gạc lên vết thương để có thể cầm máu.
  • Vệ sinh vết thương bằng dung dịch nước muối/nước sạch và sau đó dùng khăn lau nhẹ nhàng. Ngay cả đối với những vết thương nhỏ thì bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan với khâu làm sạch.
  • Băng vết thương cần được thay đều đặn mỗi ngày hoặc khi có các dấu hiệu bẩn, ẩm ướt.
  • Không dùng tay bẩn để động vào khu vực vết thương hở bởi các vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương đó
  • Không được tự mua hay tự điều chế các loại thuốc dân gian để đắp lên vết thương hở bởi điều này có thể gây viêm và nhiễm trùng cho vết thương. Từ đó sẽ khiến vết thương nặng hơn và khó kiểm soát hơn.
  • Khi vết thương bắt đầu có dấu hiệu đóng vảy, bạn không nên bóc lớp vảy này để tránh dẫn đến vết thương chảy máu, lâu lành và dễ để lại sẹo.
  • Nên sử dụng kèm các thuốc bôi vết thương hở như: Silvirin, Neosporin, Zinksalbe Dialon… Tuy nhiên, trước sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh kích ứng.

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề “vết thương hở kiêng ăn gì” cùng những lưu ý khi chăm sóc vết thương hở tại nhà. Tóm lại, khi cơ thể có vết thương hở, bạn cần kiêng khem một cách cẩn thận, ăn uống khoa học cũng như vệ sinh đúng cách. Có như vậy thì vết thương mới nhanh chóng được hồi phục và hạn chế để lại những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.