Cũng như các vitamin và khoáng chất khác, kẽm chỉ nên được bổ sung vào một số thời điểm nhất định trong ngày. Vậy thực tế, uống kẽm khi nào là hợp lý? Khi uống kẽm cần lưu ý điều gì? Tất cả sẽ được Trevang giải đáp ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

Nên uống kẽm khi nào: Khi cơ thể có những dấu hiệu thiếu kẽm

Sau đây là một số dấu hiệu thiếu kẽm ở người lớn mà bạn cần đặc biệt lưu ý: 

Chán ăn

uong kem khi nao 1
Chán ăn là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm

Các enzym có trong nước bọt thường có chứa kẽm. Nó cũng sẽ góp phần trong quá trình điều hòa hương vị tạo, giúp cho hệ thống cảm giác cảm nhận được mùi vị và tạo cảm giác ăn ngon. Do đó, bạn nên uống kẽm khi gặp tình trạng chán ăn trong thời gian dài. Bởi nếu không nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động bình thường khác của cơ thể.

Mệt mỏi, thiếu tỉnh táo

Kẽm tham gia sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có trong não. Thiếu hụt kẽm là một trong các nguyên nhân làm giảm đi số lượng các chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó khiến cơ thể kém nhạy bén, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung trong quá trình học tập làm việc… Do đó việc bổ sung kẽm ở trường hợp này là cực kì cần thiết.

Thường xuyên ốm vặt

Khi hệ miễn dịch của bạn suy giảm, lúc này cơ thể sẽ gặp phải tình trạng ốm vặt. Đây chính là thời điểm mà bạn nên bổ sung thêm kẽm hơn bao giờ hết. Bởi kẽm sẽ giúp hình thành các kháng thể, tế bào máu, tuyến giáp cùng các hormon có trong cơ thể.

Đồng thời việc thiếu kẽm sẽ làm chậm quá trình lành vết thương sau các tổn thương, dễ mắc tiêu chảy và tăng khả năng nhiễm trùng hơn.

Rụng tóc, móng tay giòn, dễ gãy

uong kem khi nao 2
Bị rụng tóc nhiều có thể là do thiếu kẽm

Kẽm có vai trò trong việc hình thành cấu trúc và bảo đảm các chức năng của màng tế bào. Nó tham gia vào việc hình thành các mô liên kết trong móng, răng, tóc, da và xương. Khi thiếu kẽm, các liên kết protein này sẽ bị gãy đứt dẫn đến tình trạng rụng tóc, tóc kém bóng mượt và dần xuất hiện những đốm trắng trên móng tay hay còn được gọi là vạch Beau.

Răng xỉn màu, loét miệng

Kẽm là yếu tố vi lượng, nó có trong enzym của tuyến nước bọt, ngoài ra nó còn có trong mảng bám và men răng của mỗi chúng ta. Việc thiếu kẽm sẽ gây ra sự thiếu thẩm mỹ khi răng không còn sáng bóng và dễ mẻ. Ngoài ra, thiếu kẽm trong chế độ ăn uống cũng có thể gây ra tình trạng loét miệng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi lượng kẽm thấp có thể làm tăng các nguy cơ loét miệng. Đồng thời những bệnh nhân có lượng kẽm thấp trong máu thường sẽ dễ tái phát tình trạng loét miệng này.

Chậm phát triển, xương yếu

Kẽm đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ được canxi tốt hơn. Thiếu hụt kẽm cũng sẽ dẫn tới việc hấp thu canxi của cơ thể giảm xuống. Về lâu dài, việc thiếu kẽm sẽ làm cho xương khớp trở nên bị yếu và giòn hơn.

Mặt khác, kẽm cũng có những tác động nhất định đến sự hoạt động của các hormon tăng trưởng nằm tại tuyến yên, khi thiếu hụt kẽm sẽ dẫn tới tình trạng chậm phát triển, cộng với việc thiếu kẽm sẽ làm giảm hấp thu canxi. Hai yếu tố này khi cộng hợp sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cơ thể. Nhất là ở giai đoạn dậy thì và giai đoạn hình thành phôi thai ở phụ nữ có thai.

Tổn thương da và mắt

Kẽm tham gia vào hoạt động của các tuyến mồ hôi, kích hoạt nội tiết tố tại chỗ và tạo ra một loại protein liên kết với vitamin A để giúp kiểm soát tình trạng viêm và tái tạo mô. Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng vitamin A từ tế bào gan, rất cần thiết cho hoạt động của mắt và giúp mắt sáng khỏe hơn mỗi ngày.

Xem thêm: Mách bạn uống kẽm đúng cách để cơ thể luôn khỏe mạnh

Nên uống kẽm khi nào trong ngày?

uong kem khi nao 3
Uống kẽm khi nào cũng rất quan trọng

Mặc dù biết vai trò của kẽm là rất quan trọng, thế nhưng không phải ai cũng biết cách để bổ sung kẽm đúng. Nhiều người thường lúng túng không biết rằng nên uống kẽm khi nào là tốt nhất, nên uống vào buổi sáng hay tối,…

Theo phân tích của các chuyên gia, thời điểm uống kẽm tốt nhất trong ngày đó là 2 giờ sau bữa ăn sáng. Với trường hợp bạn bị đau dạ dày thì có thể uống kẽm ngay trong bữa ăn. Tốt nhất là nên uống kẽm vào ban ngày, hạn chế uống vào ban đêm vì việc bổ sung kẽm vào thời điểm này có thể khiến cơ thể khó hấp thụ hơn. Đồng thời cũng không nên bổ sung kẽm khi đói vì nó có thể gây ra chứng rối loạn tiêu hóa.

Một số lưu ý để uống kẽm đúng cách

Uống kẽm theo nhu cầu của cơ thể

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, cơ thể cần bổ sung kẽm mỗi ngày theo đúng liều lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh trong khoảng từ 0–6 tháng tuổi: 2mg/ngày
  • Trẻ sơ sinh trong khoảng từ 7–12 tháng tuổi: 3mg/ngày
  • Trẻ em từ 1–3 tuổi: 3mg/ngày
  • Trẻ em từ 4–8 tuổi: 5mg/ngày
  • Trẻ em từ 9–13 tuổi: 8mg/ngày
  • Trẻ từ 14-18 tuổi: với nam là 11mg/ngày; nữ 9mg/ngày
  • Người trưởng thành trên 19 tuổi: với nam là 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày
  • Phụ nữ có thai: nên bổ sung 11–12mg/ngày
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú: 12–13mg/ngày

Bổ sung kẽm đúng cách khi kết hợp với các thuốc khác

uong kem khi nao 4
Uống kẽm đúng cách khi được kết hợp cùng với những nguyên tố vi lượng khác

Nhiều người thường hay giữ thói quen uống nhiều loại vitamin, kẽm và sắt trong cùng một lúc. Tuy nhiên nếu như đồng loạt bổ sung một lúc như vậy sẽ chỉ làm giảm quá trình hấp thụ của cơ thể. Do đó nếu muốn kẽm được cơ thể hấp thụ một cách hiệu quả nhất thì bạn nên bổ sung kẽm mỗi ngày. Nhưng nếu bạn muốn dùng kèm sắt, magie thì bạn nên cách xa thời gian sử dụng của hai loại chất đó khoảng 2 giờ đồng hồ. Vì hai chất này có thể sẽ làm giảm quá trình hấp thụ kẽm có trong đường ruột.

Tác dụng phụ khi uống kẽm sai cách

Mặc dù kẽm mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Thế nhưng bổ sung kẽm sai cách cũng sẽ gây hại cho người dùng. Khi đó, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện một số phản ứng như: 

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Bệnh tiêu chảy
  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau quặn bụng
  • Nhức đầu

Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều kẽm cũng sẽ có thể gây ra tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, cùng với câu hỏi uống kẽm khi nào thì bạn cũng nên tuân thủ theo đúng mức liều được khuyến cáo.

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây của Trevang đã có thể giúp bạn đọc có được lời giải đáp cho câu hỏi “Nên uống kẽm khi nào”. Từ đó, biết được cách bổ sung kẽm đúng và đủ cho cơ thể để giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao khả năng miễn dịch một cách tốt nhất.

Ngoài uống kẽm, việc luyện tập thể thao và nghỉ ngơi hợp lý cũng là yếu tố vô cùng quan trọng và hiệu quả trong việc giúp bạn có được một sức khỏe tốt nhất. Hãy dành thời gian tập luyện cùng xe đạp tập hay máy chạy bộ của Gia Dụng Việt. Bên cạnh đó là ngồi ghế massage 15 – 30 phút mỗi ngày để cơ thể được thư giãn một cách hoàn hảo nhất.

Liên hệ 0989.88.66.86 – 0913.023.989 – 0523.345678 hoặc đến trực tiếp hệ thống showroom của GDV nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm nhé!

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.