Kẽm (Zinc) là một trong những nguyên tố vi lượng đóng vai trò sinh học rất quan trọng đối với cơ thể của mỗi chúng ta. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Vậy những đối tượng nào nên uống kẽm? Và uống kẽm đúng cách như thế nào để cơ thể luôn được khỏe mạnh? Chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải đáp ngay nhé.
Xem nhanh nội dung
Đối tượng nào nên uống kẽm
Trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai và cho con bú là những đối tượng có nhu cầu về kẽm cao hơn so với bình thường. Bởi những đối tượng này dễ gặp phải các tình trạng thiếu hụt về kẽm.
Trẻ sơ sinh và trẻ em
Trẻ nhỏ là đối tượng có nhu cầu kẽm rất cao. Ở giai đoạn này, trẻ đang có xu hướng phát triển hoàn toàn các chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, trẻ nhỏ rất dễ bị thiếu kẽm.
Đối với trẻ em nhỏ 6 tháng tuổi, kẽm sẽ được bổ sung thông qua sữa mẹ. Từ sau 6 tháng, trẻ sẽ được bổ sung thêm kẽm thông qua các thực phẩm khác như: sữa bột, ngũ cốc nhằm đáp ứng với nhu cầu của trẻ. Cho trẻ ăn những thức ăn nhân tạo có chứa protein thực vật và chứa nhiều phylat sẽ có thể gây cản trở việc hấp thu kẽm từ sữa mẹ.
Thanh thiếu niên
Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-18 tuổi đang là giai đoạn phát triển hoàn thiện cả về sinh lý và tâm lý. Nhu cầu kẽm ở đối tượng này được đánh giá là tương đối cao. Sau độ tuổi này, thanh thiếu niên cũng sẽ cần phải bổ sung kẽm nhiều hơn. Bởi lúc này lượng kẽm có trong tế bào và mô đã cạn kiệt do tham gia tích cực vào quá trình sinh hóa ở giai đoạn này.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Nhu cầu bổ sung kẽm nói riêng và các dưỡng chất cần thiết khác như: canxi, sắt… sẽ tăng cao đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Đặc biệt cao nhất là trong thời kỳ cho con bú. Kẽm lúc này sẽ giúp sản sinh tế bào từ giai đoạn bào thai cho đến các đoạn phát triển sau này của trẻ.
Để có thể đáp ứng được đủ nhu cầu kẽm cho bào thai, phụ nữ mang thai, đặc biệt là các bà mẹ có lượng kẽm dự trữ thấp khi mới có thai. Mỗi ngày sẽ cần bổ sung kẽm cho cơ thể nhiều hơn so với những người khác (19mg/ngày) từ một số nguồn thực phẩm giàu kẽm.
Ba tháng đầu của thai kỳ được xem là giai đoạn thai nhi hình thành và phát triển. Hệ thống sinh lý và các cơ quan quan trọng như hệ thần kinh, hệ tim mạch… đang dần được hoàn thiện. Nếu như thiếu kẽm ở trong giai đoạn đặc biệt này và trong cả quá trình mang thai thì sẽ làm giảm khả năng tổng hợp các glucid, enzym, hormon chuyển hóa protid, nucleotid. Việc hấp thu canxi của thai nhi cũng sẽ giảm, từ đó dẫn đến việc thai nhi có thể bị dị dạng, suy dinh dưỡng…
Ngoài các nhóm đối tượng trên, thì người: ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa, người nghiện rượu, người mắc bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm, nam giới bị yếu sinh lý,… cũng là đối tượng rất cần bổ sung kẽm cho cơ thể.
Uống kẽm đúng cách khi nào là tốt nhất
Uống kẽm vào buổi sáng hay buổi tối
Theo một số chuyên gia, kẽm sẽ bị giảm hấp thu khi có mặt của thức ăn. Khi dùng chung với các khoáng chất vi lượng khác như sắt và canxi, nó cũng giảm hấp thu. Vì vậy bạn nên bổ sung kẽm 1 giờ trước khi ăn trưa và ăn tối hoặc 2 giờ sau ba bữa sáng, trưa và tối. Trong trường hợp bạn bị đau dạ dày thì có thể uống kẽm ngay trong bữa ăn. Không nên uống kẽm vào buổi tối vì lúc này cơ thể sẽ không kịp hấp thụ hết trước khi đi ngủ, nó sẽ có thể gây tồn đọng trong cơ thể và gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Uống kẽm đúng cách khi kết hợp với các loại thuốc khác
Vitamin A, B6 và C khi kết hợp uống cùng kẽm sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ của cơ thể đối với các chất này.
Tuy nhiên để kết hợp được những dưỡng chất này trong khi uống thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về liều lượng cũng như cách sử dụng sao cho hợp lý nhất. Tránh trường hợp uống quá nhiều kẽm mà không đủ các loại vitamin trên và ngược lại.
Một số lưu ý giúp bạn uống kẽm đúng cách
Để việc bổ sung kẽm đạt được hiệu quả tốt như mong muốn, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây:
- Nếu cơ thể bạn bị thiếu kẽm vì đang bị rối loạn chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng (bệnh của hệ tiêu hóa), bạn sẽ cần chữa dứt điểm những bệnh này trước khi bắt đầu uống bổ sung kẽm.
- Không nên bổ sung kẽm quá mức cần thiết vì nó sẽ gây ngộ độc và suy giảm hệ miễn dịch. Thông thường, nữ giới cần khoảng 8mg kẽm mỗi ngày, nam giới cần 11mg kẽm mỗi ngày.
- Tuyệt đối không nên bổ sung kẽm vượt quá 40mg/ngày bởi khi cơ thể thừa kẽm sẽ khiến bạn có cảm giác bị buồn nôn, nhức đầu, đau bụng.
- Nhiệt độ quá cao sẽ dễ làm mất đi lượng kẽm vốn có trong thực phẩm.
- Bia rượu sẽ làm đào thải không chỉ kẽm mà còn rất nhiều chất dinh dưỡng khác ra khỏi cơ thể.
- Phytates là chất sẽ cản trở sự hấp thu của kẽm vào cơ thể. Chúng thường xuất hiện nhiều trong: các thực phẩm giàu chất xơ, cám gạo, các thực phẩm chứa phốt pho như: sữa, thịt gia cầm, ngũ cốc, bánh mì cám nguyên hạt (bánh mì nâu),… Vì vậy, bạn cần tránh ăn các thực phẩm giàu phytates kể trên trong những bữa gần đó.
- Cần tẩy giun định kỳ đối 6 tháng 1 lần để giúp tối ưu khả năng hấp thu kẽm.
- Khi bổ sung kẽm, nên bổ sung cùng các vitamin A, vitamin B6, vitamin C và photpho, hạn chế uống kẽm cùng với các loại thuốc sắt và canxi.
Trên đây là những thông tin hữu ích tổng hợp về việc uống kẽm đúng cách và an toàn. Để việc bổ sung kẽm đạt được hiệu quả như mong muốn và không phát sinh các biến chứng, bạn hãy nắm rõ tất cả lưu ý mà Trevang đã chia sẻ bên trên nhé.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn