Trẻ em cũng có thể bị đau xương khớp. Nguyên nhân của vấn đề này có thể xuất phát từ việc trẻ chạy nhảy nhiều hoặc bị ngã hoặc có thể trẻ đang trong độ tuổi đau nhức xương tăng trưởng. Vậy triệu chứng đau xương khớp ở trẻ em là gì và cách xử lý trong tình huống này là gì?

>> Xem thêm:

Nguyên nhân gây đau xương khớp ở trẻ em

Chấn thương hoặc do bệnh khớp

Trẻ em là lứa tuổi hiếu động và đang trong giai đoạn phát triển hệ xương khớp nên việc các bé chạy nhảy nhiều hay ngã là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em bị đau xương khớp.

Chấn thương hoặc do bệnh khớp

Do bệnh hoặc do tăng trưởng

Ngoài ra, trẻ em cũng có thể bị đau do viêm khớp cấp tính gây ra bởi các vi khuẩn hoặc lao, do trẻ mắc bệnh khớp mãn tính hoặc do bệnh khớp tự phát thiếu niên. Bệnh khớp mãn tính bắt nguồn từ sự rối loạn miễn dịch hoặc là giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu cấp. Còn bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên là bệnh tự miễn, là tình trạng viêm khớp mạn tính thường khởi phát trước 16 tuổi và khi khởi phát sẽ kéo dài ít nhất là 6 tuần.

Do đau nhức xương tăng trưởng

Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển hệ cơ xương nên sẽ gặp tình trạng đau xương khớp tăng trưởng. Tình trạng này thường thấy khi trẻ được ba tuổi và sẽ kéo dài đến khi trẻ hết tuổi dậy thì, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ từ 3 đến 5 tuổi và trẻ từ 8 đến 12 tuổi.Trẻ gặp tình trạng đau xương khớp do tăng trưởng có thể là do hệ xương và cơ của trẻ phát triển không đồng thời, xương trẻ phát triển nhanh hơn so với tuổi nên các đầu bám gân và xương chưa chắc chắn.

Hoặc cũng có thể là do trẻ đang trong giai đoạn phát triển hệ xương cơ nhưng lại thiếu canxi, vitamin D, MK7 cùng nhiều khoáng chất, vitamin khác cần thiết cho phát triển xương, răng.Không những thế, với những trẻ béo phì, thừa cân cũng dễ gặp tình trạng đau nhức xương hơn những trẻ khác do hệ cơ xương khớp còn non yếu, chưa phát triển đủ để đỡ được trọng lượng cơ thể quá lớn. Khi này, triệu chứng đau xương khớp trẻ em sẽ thấy rất rõ ở vùng khớp gối và vùng thắt lưng.

Triệu chứng đau xương khớp ở trẻ em

Cần tìm hiểu và phát hiện triệu chứng đau xương khớp ở trẻ để có phương pháp điều trị phù hợpTriệu chứng đau xương khớp ở trẻ em cũng chia thành nhiều loại. Nếu trẻ đau xương là do bệnh khớp mãn tính thì sẽ có biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, nổi ban đỏ ở thân mình và các gốc chi. Khác với các vết mẩn đỏ có thể mất rất nhanh thì các triệu chứng khác như đau khớp gối, khớp háng, mắt cá chân, cổ tay ở trẻ có thể xảy ra ngay từ ngày đầu hoặc chỉ sau vài ngày.

Triệu chứng đau xương khớp ở trẻ em

Trẻ bị viêm khớp tự phát thiếu niên không hiếm gặp. Bệnh thường khởi phát sau khi trẻ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên bệnh này thường phải tới đúng chuyên khoa mới phát hiện được nên nhiều cha mẹ thường hay chủ quan dẫn đến trẻ bị tiến triển nặng, gặp biến dạng khớp cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Các triệu chứng đau xương khớp ở trẻ em do tăng trưởng thường xuất hiện vào buổi tối và hết vào ban ngày và diễn ra mỗi đợt chừng vài ngày là hết nhưng lại hay tái lại. Khi này trẻ sẽ thấy đau các cơ, đau ở mặt trước đùi hoặc đau trong bắp chân, sau gối. Một số trẻ có thể gặp triệu chứng đau bụng hoặc đau đầu.

Điều trị các triệu chứng đau xương khớp ở trẻ em

Triệu chứng đau xương khớp trẻ em cần được xử lý bằng cách tăng cường chế độ dinh dưỡng hoặc đưa đến bác sĩ để được tư vấnNếu trẻ gặp các triệu chứng đau xương khớp ở trẻ em do tăng trưởng, cha mẹ cần quan tâm và chăm sóc bé đúng cách, đặc biệt là về chế độ dinh dưỡng vì trẻ gặp tình trạng này là do cơ thể đang thiếu trầm trọng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của hệ xương.

Ngoài ra, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ nô đùa nhiều hoặc có thể giảm đau cho trẻ bằng cách xoa bóp, kéo duỗi, chườm nóng. Trong trường hợp trẻ đau nhiều, cha mẹ có thể đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và được kê đơn sử dụng thuốc phù hợp.Với những trẻ gặp các triệu chứng đau xương khớp trẻ em do bệnh, nghĩa là thấy bé đau dai dẳng cả ngày cả đêm vài ngày thì cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời và tìm nguyên nhân rồi mới đưa ra phương pháp điều trị.

Điều trị các triệu chứng đau xương khớp ở trẻ em

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng đau xương khớp ở trẻ em. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì cha mẹ cũng không nên chủ quan kẻo ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương cơ của trẻ trong suốt quá trình phát triển cũng như sau này.Điều trị triệu chứng đau xương khớp ở trẻ em ngoài những cách trên, bậc phụ huynh có thể sử dụng đệm massage cho trẻ nhỏ, đây là sản phẩm dùng được cho mọi đối tường. Với trẻ em bậc cha mẹ chỉ cần tùy chỉnh mức độ mát xa phù hợp với trẻ là được. Đơn vị Tre Vàng là địa chỉ cung cấp các loại ghế mát xa toàn thân nổi tiếng, với đủ loại giá đệm massage khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đang cần:

Siêu thị Tre Vàng – chuyên phân phối ghế massage toàn thân chính hãng mới nhất

Cơ Sở 1: số 555 Thụy Khuê – Phường Bưởi – Tây Hồ – Hà Nội

Cơ Sở 2: Số 109 Trung Phụng – Đống Đa – Hà Nội

HOTLINE: 0989.88.66.86 – 056.929.9999

Email: giadungviet688@gmail.com

Websitehttps://trevang.vn

showroom gia dung viet

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Câu hỏi thường gặp (2)

  • Nguyên nhân gây đau xương khớp ở trẻ em là gì?

    Nguyên nhân đau xương khớp ở trẻ em có thể do nguyên nhân thông thường như té ngã, hoặc do đau nhức xương tăng trưởng hoặc do bệnh khớp

  • Triệu chứng đau xương khớp ở trẻ em thường gặp là gì?

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu trẻ đau xương là do bệnh khớp mãn tính thì sẽ có biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, nổi ban đỏ ở thân mình và các gốc chi. Khác với các vết mẩn đỏ có thể mất rất nhanh thì các triệu chứng khác như đau khớp gối, khớp háng, mắt cá chân, cổ tay ở trẻ có thể xảy ra ngay từ ngày đầu hoặc chỉ sau vài ngày.

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.