Triệu chứng đau thần kinh tọa thường khá dễ để nhận biết, đặc trưng nhất của bệnh lý này đó là các cơn đau lan từ vùng cột sống thắt lưng xuống đến mông, đùi, cẳng và ngón chân. Việc phát hiện sớm và chuẩn đoán đúng bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất. Vậy thực tế, triệu chứng đau thần kinh tọa được biểu hiện như thế nào? Cùng Trevang tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây bạn nhé.

Xem thêm: Bật mí 9+ mẹo chữa đau thần kinh tọa cực kì hiệu quả

Những triệu chứng đau thần kinh tọa thường gặp

Dưới đây là 5 triệu chứng cơ bản, thường gặp nhất của đau thần kinh tọa:

Đau ngay tại vị trí thần kinh tọa

Đây là triệu chứng đau thần kinh tọa đặc trưng nhất bởi người bệnh sẽ có cảm giác đau xuất phát từ vùng cột sống thắt lưng. Sau đó lan dần xuống tới mông, mặt ngoài đùi, cẳng chân, mắt cá chân và cuối cùng là ngón chân. Tùy thuộc vào từng vị trí tổn thương mà các biểu hiện lâm sàng của bệnh sẽ có có sự khác nhau rõ rệt. 

trieu chung dau than kinh toa 1
Đau thắt lưng là triệu chứng đau thần kinh tọa điển hình đầu tiên.

Đặc điểm của các cơn đau thần kinh tọa đó là có thể đau liên tục, đau theo từng cơn, đau khi đi lại, vận động và sẽ giảm dần khi nằm nghỉ ngơi. Cơn đau nhói sẽ xuất hiện khi giậm chân mạnh, đau tăng lên mỗi khi ngồi qua đoạn đường xóc, gồ ghề,… Với trường hợp đau thần kinh tọa bị chèn ép, bệnh nhân sẽ có thể đối mặt với cơn đau nhức tăng lên khi ho hoặc khi hắt hơi.

Sự khác biệt giữa các cơn đau thần kinh tọa và cơn đau của bệnh lý xương khớp đó là những cơn đau thần kinh tọa sẽ không chỉ xảy ra ở một vị trí nhất định, mà nó còn có thể lan sang nhiều các vùng lân cận khác. 

Co cứng cơ cột sống

Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị viêm, nó sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể. Lúc này, bệnh nhân có thể bị co cứng cơ cạnh cột sống do lượng máu lưu thông không đồng nhất. Biểu hiện của tình trạng co cứng cơ cạnh cột sống lúc này là cảm giác cứng lưng, khó vận động mỗi khi xoay người hoặc di chuyển. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ nhận biết được cảm giác cứng ở vùng thắt lưng cùng các cơn đau nhói khi ho, hắt hơi.

Khả năng vận động suy giảm

trieu chung dau than kinh toa 2
Người bị đau dây thần kinh tọa không thể cúi, gập người

Đau thần kinh tọa ở giai đoạn muộn có thể dẫn đến hạn chế khi vận động ở chi dưới. Một số biểu hiện dễ dàng nhận thấy của triệu chứng này đó là đau thắt lưng dữ dội khi cúi/gập người (<90 độ), không thể cúi, gập người (<90 độ); không thể nghiêng người (<45 độ), tay không thể chạm mặt đất, vùng đùi mông đau nhức dữ dội,…

Dáng đi thay đổi

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau thần kinh tọa đó là bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tình trạng này dẫn đến việc dây thần kinh bị chèn ép. Nếu để kéo dài, nó sẽ khiến người bệnh bị thay đổi về dáng đi, mất đường cong sinh lý, vẹo cột sống hay xương chậu lệch một bên,…Đây được xem là biến chứng vô cùng nguy hiểm của cơn đau thần kinh tọa.

Tổn thương rễ thần kinh

trieu chung dau than kinh toa 3
Triệu chứng đau thần kinh tọa – Gây tổn thương đến rễ thần kinh

Dây thần kinh tọa vừa có nhiệm vụ kiểm soát các vận động của cơ cẳng chân, vừa chi phối cảm giác. Do đó, triệu chứng đau thần kinh tọa thường gặp sẽ bao gồm cả cảm giác khó chịu, ngứa ran. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị rối loạn chức năng như: giảm khả năng tiết mồ hôi; rối loạn khả năng kiểm soát đại tiểu tiện; rối loạn cảm giác chi dưới, dinh dưỡng da,…

Triệu chứng đau thần kinh tọa thay đổi theo vị trí rễ thần kinh

Bên cạnh những triệu chứng thường thấy phía trên, tùy vào từng vị trí rễ thần kinh bị chèn ép mà người bệnh còn có thể bắt gặp một số biểu hiện khác như:

Vị trí bị chèn ép là rễ thần kinh L4

Đau thần kinh tọa bắt đầu từ rễ L4 sẽ có khả năng gây ra:

  • Tình trạng đau nhức chủ yếu sẽ tập trung ở hông, đùi và các khu vực bên trong đầu gối cũng như ở bắp chân.
  • Mất cảm giác ở khu vực bắp chân.
  • Suy nhược cơ đùi, hông, khiến cho 2 chân có xu hướng chụm vào nhau.
  • Phản xạ giật gân khớp gối bị suy giảm.

Đau thần kinh tọa ở rễ thần kinh L5

Sự chèn ép tại rễ thần kinh L5 có thể dẫn đến những triệu chứng như:

  • Vị trí đau nhức thường sẽ phát sinh ở mông, mặt ngoài của đùi, cẳng chân.
  • Mất cảm giác ở vùng da giữa 2 ngón chân đầu tiên.
  • Cơ mông và cơ chân dần có xu hướng suy yếu.
  • Gặp khó khăn trong việc chuyển động mắt cá chân và nâng ngón chân cái lên.

Rễ thần kinh S1 chịu ảnh hưởng

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, rễ thần kinh S1 bị chèn ép là trường hợp đau thần kinh tọa cơ bản nhất. Lúc này, các triệu chứng thường sẽ bao gồm các biểu hiện như:

  • Cơn đau đi từ mông xuống đến mặt sau của bắp chân và kéo dài cho đến khu vực bàn chân.
  • Ngón chân út, áp út và ngón giữa có xu hướng tê liệt dần dần.
  • Người bệnh dường như không thể nâng được gót chân lên khỏi mặt đất.
  • Suy yếu cơ chân và mông.
  • Phản xạ giật gân mắt cá bị suy giảm rõ rệt.

Xem thêm: Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì để giảm đau hiệu quả?

Một số bài tập giảm triệu chứng đau thần kinh tọa ngay tức khắc

Việc lựa chọn cho mình một bài tập phù hợp sẽ giúp giảm đau thần kinh tọa nhanh hơn cũng như duy trì được kết quả lâu dài. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bài tập được giới chuyên gia đánh giá cao mà bạn có thể tham khảo:

Bài tập kéo giãn lưng

Mục đích của bài tập này đó là kéo căng và tăng tính linh hoạt cho cột sống. 

trieu chung dau than kinh toa 4
Mô tả bài tập

Cách thực hiện:

  • Nằm sấp, sau đó tỳ người lên khuỷu tay, để cột sống được duỗi càng lâu càng tốt.
  • Tiếp tục đẩy vai ra phía sau, hạ cánh tay xuống và giữ thẳng cổ. Cố gắng giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây và sau đó trở lại với tư thế bắt đầu.

Bài tập duỗi chân

Cách thực hiện:

  • Đứng tư thế thẳng, nhấc chân trái đặt trên ghế cao ngang đùi. Ghế đặt cách người khoảng chừng 1m.
  • Cúi người về phía trước cho đến khi tay trái chạm vào mũi chân trái. Giữ nguyên tư thế đó ít nhất trong khoảng chừng 30 giây.
  • Từ từ hạ chân xuống và lặp lại ở vị trí với chân phải.

Bài tập đầu gối – ngực

Bài tập đầu gối – ngực giúp tác động vào vùng mông dưới và đùi trên để làm giảm cảm giác đau dây thần kinh tọa. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: nằm ngửa, co chân và đặt chân phẳng trên mặt đất.
  • Bước 2: đưa đầu gối trái lên ngực, lúc này chân phải sẽ giữ trên mặt đất.
  • Bước 3: giữ lưng dưới ấn xuống sàn khoảng chừng 30 giây.
  • Bước 4: lặp lại các bước trên với đầu gối bên phải.
trieu chung dau than kinh toa 5
Mô tả bài tập đầu gối – ngực

Lưu ý: Nên lặp lại động tác này từ 2 – 4 lần với mỗi bên để có hiệu quả tốt nhất.

Bài tập vặn người

Thực hiện những động tác trong bài tập vặn người này sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng và giảm đau tức thì.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên bề mặt thảm, 2 tay dang rộng bằng vai. 
  • Giữ cơ thể nằm ở 1 đường thẳng, co 2 đầu gối sang trái. Lúc này tư thế lưng vẫn cần được giữ thẳng, tay không được nhấc khỏi mặt sàn. 
  • Giữ nguyên tư thế đó khoảng 25 giây thì đổi bên. 

Hy vọng những thông tin mà Trevang cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh đau thần kinh tọa. Nếu nhận thấy bản thân có một trong số các triệu chứng đau thần kinh tọa phía trên. Hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý điều trị hoặc lạm dụng thuốc giảm đau để tránh để lại những hậu quả không mong muốn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên vận động đúng cách, xây dựng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh và giữ gìn sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tham khảo sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ khác. Chẳng hạn như dùng ghế massage toàn thân để giảm nhanh các cơn đau, ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Ghế massage khi được kết hợp cùng với các phương pháp y học sẽ giúp đem lại hiệu quả điều trị tối ưu cho người bệnh.

Ghế massage có ưu điểm đặc biệt là sử dụng hệ thống cảm biến quang học để định vị được chính xác các điểm huyệt trên cơ thể. Tiếp đó, hệ thống con lăn 3D sẽ mô phỏng bàn tay con người, giúp cho việc thực hiện các thao tác day, ấn, massage, tạo nhiệt sưởi ấm để thư giãn từ từ và giảm nhanh tình trạng nhức mỏi các vùng cơ trên cơ thể. Nhờ đó, nó hỗ trợ tốt cho những người bị dau dây thần kinh tọa.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.