Ngày nay điều kiện kinh tế đã được cải thiện hơn so với trước, do đó nhiều người đã biết bổ sung cho cơ thể nhiều chất đạm và các chất thiết yếu khác. Thế nhưng trên thực tế, việc hấp thu quá nhiều chất đạm lại không phải là điều tốt cho cơ thể. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cơ thể tiêu thụ quá nhiều protein sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe ở một mức độ lớn. Vậy cụ thể, thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Trevang để tìm lời giải đáp bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc ăn quá nhiều chất đạm so với nhu cầu của cơ thể chính là nguyên nhân dẫn đến một vài bệnh lý nghiêm trọng. Cụ thể như:
Bệnh thận
Thừa quá nhiều đạm có thể khiến thận chịu áp lực cao hơn, chất thải nitơ tăng lên cũng là hệ quả của quá trình tiêu thụ quá nhiều chất đạm. Khi nồng độ chất đạm trong nước tiểu tăng, quá trình lọc máu sẽ diễn ra lâu hơn. Từ đó khiến thận mệt mỏi, tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận, sỏi thận, thận yếu,…
Thừa chất đạm gây thiếu canxi, loãng xương
Bạn có thể sẽ bị loãng xương nếu như ăn quá nhiều chất đạm trong thời gian dài. Đạm khiến cho cơ thể giảm hấp thụ canxi, từ đó cấu trúc của xương sẽ bị suy giảm. Các tế bào xương không được tái tạo và nuôi dưỡng thường xuyên sẽ khiến cho xương ngày một yếu hơn và dễ dẫn đến tình trạng gãy xương.
Bệnh về tim mạch
Chế độ ăn thừa chất đạm sẽ là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh về tim mạch. Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, nguồn chất đạm tới từ thực vật sẽ bảo vệ tim mạch được tốt hơn. Bên cạnh đó, chất đạm động vật thường có hàm lượng chất béo bão hòa, chúng có thể là tác nhân gây nên bệnh tim.
Bệnh gout
Chất đạm là yếu tố có liên quan mật thiết đến bệnh gout. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn vừa phải, lượng chất đạm cung cấp cần đảm bảo cân đối hơn. Trong thành phần của đạm động vật có chứa một chất gọi là purin – chất này sẽ kích thích sản sinh axit uric – nguyên nhân chính gây bệnh gout. Do đó, người bệnh gout nên kiểm soát lượng chất đạm ăn hàng ngày và tốt nhất nên ưu tiên tiêu thụ đạm thực vật sẽ tốt hơn.
Xem thêm: Đạm thực vật là gì? 12 thực phẩm giàu đạm thực vật tốt cho sức khỏe
Thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì – Gia tăng nguy cơ ung thư
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, chế độ ăn giàu protein, đặc biệt là protein từ thịt đỏ sẽ có liên quan chính đến việc tăng các nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe, trong đó có cả ung thư. Ăn quá nhiều thịt đỏ hoặc các loại thịt đã được chế biến sẵn sẽ gây các bệnh lý liên quan trực tiếp đến ung thư đại trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Nhiễm độc kim loại nặng
Theo khảo sát nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiều chất đạm có chứa các kim loại nặng độc hại. Nếu cơ thể chứa các chất độc hại này trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến nhiễm độc kim loại nặng. Đồng thời xuất hiện một số vấn đề về sức khỏe như đau đầu, táo bón đến ung thư.
Thừa chất đạm sẽ gây ra tình trạng gì với cơ thể
Việc tiêu thụ quá mức các chất đạm cho phép có thể dẫn đến nguy cơ mắc phải một số biến chứng về sức khoẻ như:
Tăng cân
Việc lạm dụng chế độ ăn nhiều thịt, dư thừa chất đạm sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh chóng. Bởi khi cơ thể đã nạp đủ lượng đạm mà nó cần, lượng đạm dư thừa sẽ bị chuyển hóa thành chất béo dự trữ tại cơ thể. Do đó, nếu bổ sung quá nhiều đạm vào cơ thể thì vấn đề tăng cân là không thể tránh khỏi.
Hôi miệng
Chế độ ăn quá nhiều chất đạm là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp của chứng ketosis – do cơ thể đã bị xáo trộn nhằm đẩy nhanh quá trình đốt cháy chất béo.
Táo bón
Do chế độ ăn giàu protein nhưng lại làm hạn chế lượng carbohydrate nên sẽ dẫn đến ít lượng chất xơ và gây nên hiện tượng táo bón. Do đó, bạn không nên quá lạm dụng chất đạm mà cần tăng lượng nước uống cùng chất xơ để giúp ngăn chặn tình trạng táo bón có thể xảy ra.
Tiêu chảy
Ăn quá nhiều các chế phẩm từ sữa, thực phẩm được chế biến sẵn và quên bổ sung rau xanh, hoa quả có thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý tiêu chảy. Điều này sẽ đặc biệt chính xác nếu như bạn chỉ dung nạp đường sữa hoặc tiêu thụ các nguồn protein như cá, thịt gia cầm, thịt bò, mà không bổ sung rau.
Mất nước
Do dư thừa chất đạm nên cơ thể sẽ đào thải các nitơ dư thừa cùng chất lỏng và nước ra ngoài. Hiện tượng này có thể khiến cho cơ thể bị mất nước mặc dù bạn đang không có cảm giác khát so với lúc bình thường.
Để khắc phục được tình trạng dư thừa chất đạm này, cơ thể bạn cần được bổ sung các thực phẩm trái cây, rau, đậu, ngũ cốc hay những thực phẩm giàu kali và magiê cần thiết. Hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng được cân bằng giữa protein động vật và các thực phẩm giàu khoáng chất từ hạt, rau, trái cây,ngũ cốc.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Một số người ăn kiêng cho rằng, chất đạm là tốt nhất để tăng cơ bắp và giảm mỡ. Thế nhưng quan điểm này sẽ chỉ đúng khi đạm, tinh bột, chất béo được bổ sung và kết hợp cùng với nhau. Nếu áp dụng chế độ ăn uống này trong một khoảng thời gian dài, chắc chắn sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt và mất cân bằng dinh dưỡng một cách nghiêm trọng.
Nên bổ sung bao nhiêu chất đạm để không bị thừa?
Thực tế, rất khó để có thể xác định được chính xác cần bao nhiêu đạm 1 ngày bởi nó sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, mức độ hoạt động, giới tính, tình trạng sức khỏe, tập luyện thể thao,…
Theo tính toán và nghiên cứu của Viện Y học, số lượng chất đạm cần cho mỗi ngày của mỗi đối tượng bao gồm:
- Trẻ 0 – 6 tháng tuổi: cần bổ sung khoảng 9.1g chất đạm/ngày;
- Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: cần bổ sung khoảng 11g chất đạm/ngày;
- Trẻ 1 – 3 tuổi: cần bổ sung khoảng 13g chất đạm/ngày;
- Trẻ 4 – 8 tuổi: cần bổ sung khoảng 19g chất đạm/ngày;
- Nam giới 9 – 13 tuổi: cần bổ sung khoảng 34g chất đạm/ngày;
- Nam giới 14 – 18 tuổi: cần bổ sung khoảng 52g chất đạ/ngày;
- Nam giới trên 19 tuổi: cần bổ sung khoảng 56g chất đạm/ngày;
- Nữ giới 9 – 13 tuổi: cần bổ sung khoảng 34g chất đạm/ngày;
- Nữ giới trên 14 tuổi: cần bổ sung khoảng 46g chất đạm/ngày;
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú: cần bổ sung khoảng 71g chất đạm/ngày.
Ngoài ra, hoạt động thể chất có thể làm tăng RDA của protein cần thiết. Do đó nó sẽ được tính toán như sau:
- 1,0g protein cho mỗi kg trọng lượng của cơ thể đối với mức độ hoạt động tối thiểu.
- 1,3g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể đối với mức độ hoạt động trung bình.
- 1,6g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể đối với mức độ hoạt động thường xuyên.
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã biết được “thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì?”. Để cơ thể luôn được khỏe từ trong ra ngoài, bạn cần cân đối và nạp vào cơ thể các nhóm thức ăn khác nhau, không nên tập trung vào bất kỳ một nhóm chất nào để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, luôn vận động cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý trên ghế massage để cơ thể được hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn