Ngày nay các bệnh về thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp cổ chân đang dần trở nên phổ biến. Theo số liệu thống kê, có khoảng 90% người bị thoái hóa cổ chân xuất phát từ một trong hai yếu tố chính, đó là do chấn thương hoặc do bệnh lý từ trước. Nhóm nguyên nhân còn lại thuộc về tiền sử gia đình, do thừa cân béo phì,… Vậy có phương pháp nào hỗ trợ điều trị cho tình trạng trên không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp chi tiết nhất.

Thoái hóa khớp cổ chân là bệnh gì?

Thóa hóa khớp cổ chân là tình trạng sụn khớp bị bào mòn theo thời gian khiến cho các xương bị cọ sát vào nhau khi di chuyển. Kèo theo đó là phản ứng viêm và sự giảm sút lượng dịch nhầy giúp bôi trơn. Từ đó dẫn đến hiện tượng đau và cứng khớp.

Có hai loại bệnh thoái hóa khớp điển hình:

  • Bệnh thoái hóa khớp tiên phát
  • Bệnh thoái hóa khớp thứ phát

Thông thường căn bệnh thoái hóa khớp cổ chân sẽ xảy ở những bệnh nhân trung niên, người lớn tuổi. Thế nhưng hiện nay tỷ lệ tình trạng giới trẻ mắc bệnh này lại đang có dấu hiệu gia tăng. Đây cũng chính là hồi chuông cảnh báo về tình trạng vấn đề sức khỏe của mọi người. 

Triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp cổ chân

Trên thực tế mọi người thường chủ quan, bỏ qua các triệu chứng của bệnh vì cho rằng đây chỉ là một trong những tình trạng đau nhức bình thường. Thế nhưng chính vì tâm lý đó mà bệnh đã âm thầm diễn biến nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

thoai hoa khop co chan 1
Thoái hóa khớp cổ chân gây đau ở vùng khớp cổ chân mỗi khi vận động

Khi bị thoái hóa khớp cổ chân, mỗi người sẽ có một dấu hiệu nhận biết khác nhau. Nhìn chung, các triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp cổ chân là:

  • Sưng, đỏ, nóng, đau ở các khớp bị ảnh hưởng. Cảm giác đau mỗi khi bị chạm vào.
  • Nhức mỏi ở bàn chân, đặc biệt là mỗi khi vận động mạnh hoặc khi đi giày cao gót. Một số người thường sẽ bị đau nhức vào ban đêm.
  • Cứng khớp, nhất là khi người bệnh không di chuyển trong một khoảng thời gian dài.
  • Các khớp bị thoái hóa nhìn sẽ lớn hơn so với bình thường
  • Khớp phát ra tiếng kêu lắc rắc hoặc tiếng lạo xạo khi cử động bàn chân, mắt cá chân.
  • Thoái hóa khớp cổ chân có thể làm cho dây chằng trở nên yếu đi, gây áp lực lên sụn. Các cơ lỏng lẻo khiến cho người bệnh cảm thấy đau mỗi khi đi bộ hoặc dồn trọng lực lên mắt cá chân và gây tình trạng mất cân bằng khi di chuyển.
  • Khớp cổ chân trở nên ít linh hoạt và giảm biên độ hoạt động
  • Quá trình sửa chữa trong khớp cổ chân có thể làm hình thành nên các gai ở rìa xương và thay đổi hình dạng của khớp.
  • Một số các triệu chứng khác đi kèm như: sốt cao, cơ thể mệt mỏi, uể oải và không còn muốn vận động.

Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào độ tổn thương của sụn khớp. Vì vậy, khi bắt đầu có dấu hiệu, bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp phần cổ chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp cổ chân, đa phần là do người bệnh thường xuyên phải lao động nặng nhọc hay vận động sai tư thế trong một thời gian dài. Ngoài ra, thoái hóa khớp cổ chân còn do một số nguyên nhân khác như:

Do vấn đề tuổi tác

Theo thời gian, khớp cổ chân sẽ xuất hiện hiện tượng hao mòn xương và sụn khớp. Ban đầu sẽ gây ra viêm khớp, lâu dần sẽ tiến triển thành hiện tượng thoái hóa khớp.

Do chấn thương đứt, rách dây chằng cổ chân

thoai hoa khop co chan 2
Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân thường gặp

Hiện tượng thoái hóa khớp cổ chân thường gây ra bởi các chấn thương như gãy xương, bong gân, đứt dây chằng,… khiến cho các phần xung quanh cổ chân bị sưng tím, kèm theo đó là hiện tượng đau nhức âm ỉ kéo dài. Chấn thương cổ chân đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gấp 7 lần so với những người không bị.

Do các bệnh lý tiềm ẩn

Những người mắc bệnh gout, tiểu đường, đau dây thần kinh tọa hay nhiễm trùng khớp sẽ dễ dàng cảm nhận cơn đau nhức nơi cổ chân của mình. Đồng thời những bệnh lý này khiến cho sụn khớp bị bào mòn, tổn thương ngày càng nghiêm trọng. Nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa xương khớp.

Thoái hóa khớp cổ chân không rõ nguyên nhân

Một số trường hợp cổ chân bị thoái hóa không do chấn thương hoặc do tình trạng bệnh lý trước đó được gọi là viêm khớp cổ chân nguyên phát. Tình trạng này sẽ thường chiếm khoảng 10% trường hợp. Người bị thoái hóa cổ chân nguyên phát có xu hướng ít bị đau hơn và có phạm vi vận động tốt hơn so với những trường hợp khác.

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng con người, thế nhưng nếu chủ quan không điều trị, nó sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng đến các chức năng vận động của cổ chân.

Đầu tiên người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng tràn dịch khớp cổ chân do tình trạng thoái hóa lâu ngày không được xử lý kịp thời. Các triệu chứng thường gặp khi bị tràn dịch khớp cổ chân đó là dịch viêm xuất hiện, bệnh nhân lúc này sẽ đau nhức, thậm chí vùng bị tổn thương còn trở nên sưng đỏ nghiêm trọng.

Không những thế, thoái hóa khớp ở cổ chân nếu không được phát hiện và cải thiện kịp thời thì rất có thể gây ra teo cơ, mòn xương, biến dạng khớp thậm chí là còn có nguy cơ tàn phế. Đây là các vấn đề hết sức nguy hiểm, sẽ cản trở trực tiếp tới khả năng vận động của người bệnh.

thoai hoa khop co chan 3
Nếu không điều trị sớm, bạn rất có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng

Tóm lại, bệnh thoái hóa khớp cổ chân sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp. Đó cũng là lý do vì sao mà bạn không nên chủ quan đối với các chấn thương nhỏ vùng cổ chân nói riêng và tại toàn cơ thể nói chung.

Cách điều trị bệnh

Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp nói chung và bệnh thoái hóa khớp cổ chân nói riêng. Dù vậy, người mắc bệnh thoái hóa nếu như được chăm sóc đúng cách, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì vẫn có thể làm chậm tiến độ và kiểm soát tình trạng bệnh.

Khi bệnh nhân cảm thấy đau nhức và cần giảm đau ngay thì việc đầu tiên là dùng khăn hoặc túi lạnh để chườm, sau đó hãy chườm lại bằng nước nóng. Hoặc bệnh nhân cũng có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp nhẹ nhàng, dùng dầu gió xoa vào khớp để làm khớp nóng lên. Khi thấy khớp cổ chân có dấu hiệu bị cứng thì nên tập co, duỗi khớp cổ chân.

Nếu đã thực hiện tất cả các động tác trên một cách đều đặn mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn cách điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tây hay tiêm thuốc khi chưa nắm rõ cơ chế hoạt động của chúng.

Vật lý trị liệu được coi là phương pháp được nhiều các bác sĩ khuyến khích. Bởi cách điều trị này không chỉ giúp khắc phục nhanh các triệu chứng mà nó lại còn rất an toàn cho người bệnh.

Chữa thoái hóa khớp cổ chân bằng đông y cũng là phương pháp điều trị an toàn và mang lại hiệu quả cao. Các bài thuốc Đông y để chữa bệnh thường có các thành phần tự nhiên, nhờ đó sẽ giúp cải thiện được bệnh một cách lâu dài. Ngoài ra, châm cứu cũng là cách được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hoá khớp cổ chân gây ra ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt là khi bước vào giai đoạn của tuổi 40.

Mặc dù thoái hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Thế nhưng nếu chúng ta xây dựng tốt lối sống khoa học, tuân thủ đúng những hướng dẫn để dự phòng bệnh ngay từ sớm. Thì tình trạng thoái hóa khớp vẫn sẽ có thể được kiểm soát một cách hiệu quả:

  • Tránh mang vác vật nặng quá sức, tránh vận động với cường độ cao khi chưa khởi động hoặc khi không có dụng cụ bảo vệ.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin. Đây cũng chính là cách để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
  • Chọn giày đúng kích thước, ôm chân, có độ mềm, tránh mang giày cao gót. Nếu thường xuyên phải đi cao gót thì nên đi massage phần cổ chân, bàn chân nhiều hơn. Đồng thời cũng nên hạn chế sử dụng các loại dép quá cứng. 
  • Nên vận động thường xuyên, chọn những bài tập phù hợp với thể lực và tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập những bộ môn nhẹ nhàng và tốt cho cử động của phần khớp như: đạp xe, chạy bộ, đi bộ, bơi lội, tập yoga,…
thoai hoa khop co chan 4
Vận động thường xuyên là một trong những cách phòng tránh thoái hóa khớp cổ chân
  • Nên ngâm chân với nước ấm hoặc nước muối loãng sau mỗi ngày làm việc để giúp đôi chân nói chung và cổ chân nói riêng được thư giãn và quá trình lưu thông máu được tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, với đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để giúp xương khớp luôn được chắc khỏe. Qua đó phòng ngừa loãng xương cũng như các bệnh thoái hóa khớp.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh để tình trạng thừa cân, béo phì tạo sức nặng lên đôi bàn chân.

Có thể thấy, thoái hóa khớp cổ chân là một loại bệnh thoái hóa xương phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Do đó, mỗi người trong chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa thoái hóa vùng cổ chân. Khi có các triệu chứng liên quan, nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ dẫn đến biến chứng không đáng có. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các dòng máy massage chân để giúp chăm sóc đôi chân luôn khỏe mạnh ngay từ hôm nay.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.