Gạo lứt là loại gạo ngày càng phổ biến bởi những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đây lại là một thực phẩm gây hại nếu bạn sử dụng sai cách. Bài viết này sẽ chia sẻ tới bạn những tác hại của gạo lứt và đối tượng không nên ăn gạo lứt, hãy cùng theo dõi ngay nhé.

Tác hại của gạo lứt khi ăn quá nhiều

Gạo lứt, một loại gạo được tách ra từ vỏ trấu và giữ lại lớp cám gạo được cho là mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Nghiên cứu cho thấy gạo lứt chứa nhiều chất như tinh bột, chất xơ, chất đạm, canxi, sắt, magie, selen và các loại vitamin cần thiết khác. Vì vậy, gạo lứt đã trở thành một thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, đường huyết và làm đẹp.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng không phải lúc nào sử dụng gạo lứt cũng có lợi cho sức khỏe. Trước khi thay thế gạo trắng bằng gạo lứt, bạn cần nghiên cứu xem loại ngũ cốc này có phù hợp với chế độ ăn của bạn hay không. Đặc biệt, hãy cùng tìm hiểu về những tác hại của gạo lứt sau đây:

Gạo lứt gây khó tiêu

Gạo lứt có thể gây khó tiêu do nó là loại gạo không được đánh bóng, vẫn giữ nguyên lớp cám gạo. Khi ăn gạo lứt, bạn sẽ có cảm giác cứng hơn gạo thông thường và nếu không nhai kỹ, có thể gây khó tiêu. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa acid Phytic, một chất có tác dụng ngăn cản cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng. Đây là tác hại của gạo lứt dễ gặp nhất nếu bạn ăn quá nhiều.

tac hai cua gao lut
Tác hại của gạo lứt mà bạn chưa biết: Cẩn trọng khi ăn quá nhiều! 4

Nguy cơ gây ung thư khi ăn gạo lứt sai cách

Gạo lứt cũng có thể liên quan đến nguyên nhân gây ra nguy cơ ung thư. Theo nhiều khuyến cáo, khoảng 50% số lượng gạo lứt được kiểm nghiệm có chứa asen. Asen tiêu thụ với hàm lượng nhỏ sẽ không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn quá nhiều gạo lứt trong thời gian dài, lượng asen này sẽ tích lũy và có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư thận,… 

Vì vậy, nhiều bác sĩ khuyên rằng ăn gạo lứt là tốt cho sức khỏe, nhưng cần chọn gạo lứt không chứa asen. 

Gạo lứt không tốt cho phụ nữ có thai

Gạo lứt không được coi là thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai. Mặc dù có một số bài viết khẳng định rằng gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho bà bầu, nhưng thực tế không phải loại gạo lứt nào cũng phù hợp. 

Điển hình là những gạo lứt không được tinh chế (chứa asen) có thể gây hại đáng kể cho sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, trong thời kỳ mang thai, bạn nên thận trọng khi sử dụng gạo lứt.

me bau
Tác hại của gạo lứt mà bạn chưa biết: Cẩn trọng khi ăn quá nhiều! 5

Gạo lứt không có khả năng chữa bệnh

Một số người lầm tưởng rằng ăn gạo lứt có thể chữa được bệnh tim mạch hoặc huyết áp. Tuy nhiên đây chỉ là một thực phẩm hỗ trợ nên có trong chế độ ăn chứ không thể thay thế cho các phương pháp điều trị.

Mặc dù gạo lứt chứa một số lượng vi chất tốt cho sức khỏe những chúng hoàn toàn không có khả năng chữa bệnh. Bởi lượng vi chất trong gạo lứt quá nhỏ nên hiệu quả cải thiện bệnh gần như không đáng kể.

Tác hại của gạo lứt làm suy nhược cơ thể

Gạo lứt có tác dụng đáng kể đối với những người bị tiểu đường, béo phì cần ăn kiêng giảm cân. Chúng chứa hàm lượng chất xơ cao và ít đường. Tuy nhiên, nếu một người khỏe mạnh sử dụng gạo lứt thay cho các loại ngũ cốc khác có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và sự suy nhược cơ thể. 

Nếu bạn muốn giảm cân, không nên ăn gạo lứt quá nhiều mà chỉ nên ăn 2-3 bữa mỗi tuần là hợp lý.

Đối tượng nào không nên ăn để tránh tác hại của gạo lứt

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mỗi tuần có thể ăn từ 2-3 bữa gạo lứt để tận dụng những lợi ích trong thực phẩm này. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với việc ăn gạo lứt. 

Dưới đây là danh sách những đối tượng không nên ăn gạo lứt thường xuyên:

  • Người có chức năng tiêu hóa kém và bệnh về tiêu hóa: Gạo lứt cứng và nhiều chất xơ hơn gạo trắng, gây khó tiêu hóa. Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém và bệnh về tiêu hóa, ăn nhiều gạo lứt có thể tăng nguy cơ giãn nứt tĩnh mạch và xuất huyết dạ dày. 
  • Người thiếu hụt canxi và sắt: Axit phytic trong gạo lứt tạo kết tủa với các chất khoáng, gây cản trở quá trình hấp thu của cơ thể. Vì vậy, những người thiếu hụt canxi và sắt không nên ăn nhiều gạo lứt, mà nên kết hợp với các nguồn dinh dưỡng khác như thịt, cá, sữa…
  • Người có hệ miễn dịch kém: Việc tiêu thụ hơn 50g chất xơ mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu protein, giảm tỷ lệ hấp thu chất béo và  ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như hệ miễn dịch. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn nhiều gạo lứt mà nên lựa chọn các nhũ cốc giàu dinh dưỡng khác như gạo trắng.
  • Người hoạt động thể lực nặng: Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng thấp, thiếu chất đạm và chất béo nên sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đối với những người hoạt động thể lực nặng hoặc chơi thể thao.
  • Thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì: Giai đoạn này đòi hỏi cung cấp năng lượng và dinh dưỡng đặc biệt, cùng với hoạt động mạnh của hormone. Gạo lứt không thể cung cấp đủ dinh dưỡng, đồng thời lượng chất xơ cao cũng có thể cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
  • Người cao tuổi và trẻ nhỏ: Chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, và chức năng tiêu hóa của người cao tuổi thường suy yếu. Việc bổ sung quá nhiều chất xơ từ gạo lứt có thể gây căng thẳng cho dạ dày và khó tiêu hóa. 
tac hai cua gao lut 1
Tác hại của gạo lứt mà bạn chưa biết: Cẩn trọng khi ăn quá nhiều! 6

Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt

Để giảm thiểu tác hại của gạo lứt đối với sức khỏe, hãy lưu ý những điều sau đây:

  • Hạn chế ăn gạo lứt trong thời gian dài: Tốt nhất, chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần mỗi tuần. Khi ăn, hãy nhai thật kỹ để tránh khó tiêu và gây hại cho dạ dày.
  • Chọn gạo lứt sạch: Lựa chọn nguồn cung cấp gạo lứt đáng tin cậy để đảm bảo sản phẩm không chứa chất hóa học độc hại. Hơn nữa, hãy chú ý mua gạo ở nơi được bảo quản đúng cách, tránh gạo bị ẩm mốc và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Tránh ngâm gạo quá lâu và vo gạo quá kỹ: Gạo lứt chứa một lượng lớn vitamin B1, một chất dễ tan trong nước. Vì vậy, việc ngâm hoặc vo gạo quá lâu sẽ làm mất đi hàm lượng vitamin B1 trong gạo.
  • Xác định mục đích sử dụng: Để tránh các tác hại của gạo lứt, hãy xác định rõ mục đích sử dụng trước khi tiêu thụ. Điều này cho phép bạn điều chỉnh liều lượng phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những lưu ý trên giúp bạn giảm thiểu tác hại của gạo lứt đến sức khỏe và tận dụng lợi ích dinh dưỡng mà nó mang lại. 

Hy vọng rằng những thông tin mà Trevang chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ về tác hại của gạo lứt. Mặc dù đây là một món ăn bổ dưỡng nhưng nếu không biết cách sử dụng có thể dẫn đến một số nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, cần đánh tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người để quyết định liệu gạo lứt có phù hợp với khẩu phần ăn hàng ngày hay không.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.