Bản thân hệ miễn dịch có một vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Vì thế, bất cứ nguyên nhân nào khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu đều khiến sức khỏe đứng trước các mối nguy hại khó lường. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu những vấn đề cơ bản nhất có liên quan đến suy giảm miễn dịch để có cái nhìn tổng quan nhất bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Suy giảm miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch (Immune System) là hệ thống bao gồm các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể con người. Chúng đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
Suy giảm hệ miễn dịch là tình trạng miễn dịch của cơ thể đã bị suy giảm, dẫn đến cơ thể không có đủ khả năng để ngăn ngừa và bảo vệ trước sự tấn công của các mầm bệnh bên ngoài như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc và các kháng nguyên lạ khác gây bệnh từ bên ngoài.
Xem thêm: Mách bạn uống kẽm đúng cách để cơ thể luôn khỏe mạnh
Hệ miễn dịch bị suy yếu do đâu
Nhận biết hệ miễn dịch suy giảm
Suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể không tự bảo vệ được trước sự tấn công của vi khuẩn, vi rút. Người mắc chứng rối loạn suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm trùng, họ sẽ bị viêm liên tiếp hết đợt này đến đợt khác, điển hình như các triệu chứng như:
- Mắt hồng
- Viêm xoang
- Tưa miệng
- Cảm lạnh
- Viêm nướu
- Viêm phổi
- Nhiễm trùng nấm men.
Nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch
Nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại chính, bao gồm nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
Suy giảm miễn dịch nguyên phát: Hay còn được gọi là suy giảm miễn dịch bẩm sinh, tình trạng suy giảm miễn dịch này thường sẽ xác định do yếu tố di truyền. Ngay từ khi sinh ra, hệ miễn dịch đã bị thiếu một số hệ thống phòng thủ miễn dịch. Điều này khiến cho hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả và dễ bị nhiễm trùng.
Suy giảm miễn dịch thứ phát: Chúng được hình thành thông qua quá trình phát triển của cơ thể, có nhiều nguyên nhân gây nên và một số nguyên nhân phổ biến đó là:
- Mắc bệnh mạn tính (suy dinh dưỡng, suy thận, tiểu đường, ung thư,…) khiến cho cơ thể không có khả năng tổng hợp được các chất dinh dưỡng để tham gia vào quá trình trao đổi chất tạo kháng thể chống lại vi rút, vi khuẩn bên ngoài. Ngoài ra, quá trình điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị, sử dụng thuốc corticosteroid hay các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thải ghép cũng là nguyên nhân gây nên tác dụng phụ khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Nhiễm HIV/AIDS là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch. Lúc này số lượng các tế bào miễn dịch trong cơ thể người bị nhiễm HIV sẽ giảm dần, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại được các bệnh lý nhiễm trùng thông thường. Từ đó cơ thể sẽ suy kiệt và dẫn tới tử vong.
- Cơ thể ít vận động, ăn uống không ngon miệng, không đầy đủ, stress căng thẳng kéo dài. Khi các vấn đề về sức khỏe, tâm lý mệt mỏi thì các tế bào miễn dịch sẽ hoạt động không hiệu quả.
Nếu không có hệ thống miễn dịch hoặc hệ miễn dịch đang có dấu hiệu bị suy yếu thì các tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công và khiến cơ thể tăng các nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách chăm sóc hệ miễn dịch khỏe mạnh
Suy giảm miễn dịch nguyên phát sẽ không có khả năng ngăn chặn, tuy nhiên đối với suy giảm miễn dịch thứ phát thì bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa chúng thông qua việc làm giảm tối thiểu các yếu tố nguy cơ. Cụ thể, bạn có thể thực hiện các cách dưới đây để tăng cường cho hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng:
- Vệ sinh: Vấn đề vệ sinh là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phòng bệnh. Bạn cần vệ sinh cơ thể một cách sạch sẽ, rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời nên diệt khuẩn và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng để ngăn ngừa mầm bệnh, virus. Chăm sóc và vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, thường xuyên súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn và bảo vệ các cơ quan miễn dịch của cơ thể.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên tăng cường miễn dịch cho cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm có nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh, thực phẩm lên men và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Luyện tập thể thao đều đặn: Việc vận động đều đặn và đúng cách sẽ giúp kiểm soát một số bệnh mãn tính để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch. Bạn có thể áp dụng với các bài tập vận động nhẹ như: yoga, đạp xe, bơi, chạy bộ,…
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ tốt là điều quan trọng đối với sức khỏe của bạn, đặc biệt là cải thiện cho hệ thống miễn dịch.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Áp dụng các liệu pháp mát xa, thiền, yoga,… sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng căng thẳng, nâng cao sức khỏe tâm trí để tránh được các bệnh nhiễm trùng thông thường.
- Khẩu trang: Khẩu trang được xem là biện pháp thông dụng nhất hiện nay giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây cúm cũng như các loại virus thông thường.
- Tiêm vắc xin: Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng thời gian quy định sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch được thích nghi và tạo ra các kháng thể làm suy yếu sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
Suy giảm miễn dịch kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, hãy chủ động các biện pháp nâng cao sức khỏe và thăm khám kịp thời khi nhận thấy có các dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo và sở hữu cho riêng mình một chiếc ghế massage toàn thân để giúp cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch. Với khả năng tác động sâu vào hệ tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất, hệ miễn dịch của bạn sẽ được chăm sóc một cách khỏe mạnh, toàn diện nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn