Đừng vội sơ cứu đột quỵ cho ai khi chính bạn chưa nắm vững được các nguyên tắc cơ bản. Bởi chỉ với một hành động vô tình nào đó, cũng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khiến cho người bệnh phải đối mặt với những di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Do đó, việc quan trọng bạn cần làm lúc này là bổ sung kiến thức, học cách sơ cứu đột quỵ chuẩn xác nhất. Dưới đây Trevang sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất về cách xử lý khi rơi vào trường hợp gặp người đột quỵ.
Xem nhanh nội dung
Nguyên tắc khi sơ cứu đột quỵ
Không được để mất thời gian vàng
Đối với người mắc bệnh đột quỵ thì “thời gian vàng” để cứu chữa cho người bệnh sẽ là từ 3 cho đến 6 tiếng (tốt nhất là nên trong vòng 3 tiếng). Trong bệnh đột quỵ, nếu càng mất nhiều thời gian thì sẽ càng mất nhiều tế bào não. Cụ thể cứ mỗi phút trôi qua thì người bệnh sẽ mất đi hơn 1,9 triệu neuron và khoảng 13,8 tỷ synap thần kinh. Vì vậy, người bệnh càng được đưa đến cơ sở y tế càng sớm thì cơ hội hồi phục và điều trị sẽ càng cao.
Cách sơ cứu đột quỵ là khác nhau ở mỗi trường hợp
Đột quỵ hiện nay được chia thành 2 thể, đó là nhồi máu do tắc động mạch (chiếm đến 80%) và đột quỵ do xuất huyết não do vỡ mạch máu não. Theo đó, việc xử trí huyết áp ở trong 2 trường hợp đột quỵ này sẽ là hoàn toàn khác nhau.
Trong trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết não thì cần phải đưa mức huyết áp xuống mức an toàn để tránh cho việc xuất huyết tiến triển nặng hơn. Ngược lại, nếu với trường hợp bị nhồi máu não mà chúng ta điều trị hạ áp nhanh chóng, quá mức thì sẽ làm giảm lượng máu lên não khiến tình trạng đột quỵ sẽ trở nên nặng hơn.
Cần tránh những sai lầm khi sơ cứu
Hãy chú ý đến những lưu ý sau đây khi sơ cứu đột quỵ để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc:
- Các triệu chứng của đột quỵ sẽ không thể tự biến mất
- Không được tự mình chữa cho người bệnh đột quỵ
- Không được tự ý cho người bệnh ăn bất cứ món ăn gì
- Không được tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay thuốc viên huyết áp cho người bệnh.
Xem thêm:
6 dấu hiệu đột quỵ điển hình bạn nên biết?
Phương pháp phòng ngừa đột quỵ đúng cách ?
Cách sơ cứu người bị đột quỵ tại chỗ theo hướng dẫn của chuyên gia
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ sớm
BE FAST được biết đến là quy tắc nhận biết đột quỵ sớm đã được hội tim mạch Mỹ (AHA) cũng như nhiều các tổ chức y tế lớn khác sử dụng để giúp cho người bệnh và người nhà bệnh nhân dễ ghi nhớ về dấu hiệu của bệnh đột quỵ một cách nhanh chóng và cấp cứu kịp thời.
- B (BALANCE): Người bệnh lúc này sẽ đột ngột mất thăng bằng, có hiện tượng đau đầu dữ dội, chóng mặt và không còn khả năng phối hợp các động tác.
- E (EYESIGHT): Người bệnh giảm thị thực (bị mờ một bên hoặc cả hai bên mắt).
- F (FACE): Mặt người bệnh có thể sẽ bị liệt, bị méo miệng, nhân trung (đoạn kéo dài từ mũi đến môi) sẽ bị lệch. Dấu hiệu dễ phát hiện nhất đó là nụ cười méo mó khi cười mở miệng lớn.
- A (ARM): Người bệnh cử động khó khăn hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu dễ dàng nhất để biết đó là người bệnh sẽ không thể giơ hai tay lên cùng một lúc.
- S (SPEECH): Người bệnh gặp tình trạng nói khó, phát âm chữ không rõ, nói dính chữ và bị nói ngọng bất thường. Cách kiểm tra đơn giản đó là hãy yêu cầu người bệnh lặp lại câu mà mình vừa mới nói.
- T (Time): Dấu hiệu đột quỵ sẽ diễn ra rất nhanh, vì vậy bạn cần gọi cấp cứu càng sớm càng tốt. Cùng với đó là có những cách sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân.
Người mắc bệnh đột quỵ sẽ thường có một đến vài các triệu chứng nêu trên. Do đó khi phát hiện người bệnh có một trong các triệu chứng này, bạn cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời, tránh cho những di chứng xảy ra.
Cách sơ cứu đúng với người bị đột quỵ
Mỗi giây mỗi phút trôi qua đối với người bị đột quỵ đều sẽ gắn liền với sinh mạng. Vậy nên, đừng nên lãng phí thời gian đối với những cách sơ cứu vô ích từ những biện pháp truyền miệng. Thay vào đó, bạn cần bĩnh tình, đánh giá nhanh chóng tình trạng của bệnh nhân và thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Gọi ngay đến dịch vụ cấp cứu khẩn cấp 115
Trong thời gian chờ cấp cứu đến, bạn nên để phần đầu và phần lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để tránh sặc đường thở.
Bước 2: Sơ cứu đột quỵ trong lúc chờ xe cấp cứu đến
- Hãy kiểm tra xem người bệnh còn đang thở không. Nếu không thấy nhịp thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo ngay.
- Nếu như người bệnh cảm thấy khó thở, hãy nới lỏng quần áo, các phụ kiện bó sát như thắt lưng, cà vạt, khăn cổ,… để người bệnh được dễ thở hơn.
- Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng tim, hãy thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Sau đó dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm và dãi trong miệng người bệnh.
- Hãy thực hiện thao tác tháo răng giả cho bệnh nhân (nếu có) để tránh bị hóc, sặc. Tuyệt đối không đưa bất cứ gì vật gì vào trong miệng của người bệnh.
- Hãy bình tĩnh khuyên nhủ, trấn an người bệnh.
- Đắp chăn để giữ ấm cơ thể người bệnh.
- Nếu người bệnh có các biểu hiện yếu ở tay chân thì cần nhờ nhiều người hỗ trợ di chuyển người bệnh.
- Quan sát thật kỹ để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào ở người bệnh.
Bước 3: Cung cấp các thông tin cần thiết về tình trạng của người bệnh
- Ghi nhớ rõ các nguyên nhân, biểu hiện, có hay không tình trạng té ngã, đập đầu,… của người bệnh để cung cấp cho nhân viên y tế được biết.
Những điều cần tránh khi sơ cứu đột quỵ
Dưới đây là những điểm cần tránh nếu không bạn có thể vô tình khiến cho cái chết đến nhanh hơn với bệnh nhân đột quỵ:
- Không để nạn nhân nằm ngửa mà nên để nằm nghiêng.
- Không tụ tập quá đông người xung quanh bệnh nhân.
- Không dùng kim để chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh.
- Không thực hiện cạo gió, cắt lễ, cúng bái… mà phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất
- Không để bệnh nhân nằm lâu 1 chỗ mà cần khẩn trương đưa bệnh nhân đi cấp cứu
- Không áp dụng mẹo dân gian để điều trị như: bấm huyệt, vắt chanh,… vì nó có thể làm chậm thời gian đưa bệnh nhân tới viện.
Tóm lại, trong một cơn đột quỵ thì thời gian chính là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng hồi phục của người bệnh. Do đó, song song với sơ cứu đột quỵ thì chúng ta hãy nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu và đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là phương pháp tốt để bảo vệ cho sức khỏe bản thân cũng như những người xung quanh. Thay vì bỏ ra hàng chục triệu đồng để được điều trị chứng đột quỵ kèm theo các di chứng tai biến mạch máu não. Hãy chủ đồng tầm soát để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Điều này không những vừa giúp bảo vệ sức khỏe, lại còn vừa tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng đột quỵ, ngay từ hôm nay bạn cũng nên tìm hiểu và và lựa chọn cho mình một chiếc ghế massage toàn thân. Đây được đánh giá là 1 biện pháp đầu tư dài hạn có ích cho sức khỏe. Bởi lẽ, tất cả các công nghệ được áp dụng trong ghế massage đều sẽ có tác dụng ổn định huyết áp và đả thông kinh mạch trong cơ thể. Nhờ đó chứng đột quỵ sẽ được giảm thiểu rất nhiều, đồng thời giúp người bệnh ngăn chặn được nhiều bệnh lý khác.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn