Rối loạn lipid máu là tác nhân chính dẫn đến các bệnh lý về tim mạch. Thế nhưng các bạn không nên lo lắng bởi yếu tố này sẽ có thể can thiệp và thay đổi được. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra bệnh lý trên? Dấu hiệu, hậu quả, chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây cùng chúng tôi bạn nhé.
Xem thêm: Gợi ý 4 cách làm máu lưu thông lên não hiệu quả bất ngờ
Xem nhanh nội dung
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu là thuật ngữ chỉ sự mất cân bằng giữa cholesterol xấu cùng cholesterol tốt. Khiến cho chất béo tích tụ gây xơ vữa động mạch, thu hẹp lòng động mạch vf dẫn đến giảm lượng máu lưu thông. Kéo dài tình trạng này có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cần hiểu đúng về lipid máu hay mỡ máu bởi đây sẽ là thành phần quan trọng với cơ thể con người. Phần lớn các cơ quan trong cơ thể đều cần sử dụng lipid máu để nhằm đảm bảo quá trình tổng hợp hormone và hoạt động sống được diễn ra bình thường nhất.
Triệu chứng rối loạn lipid máu
Thống kê trên thế giới có khoảng 17 triệu người tử vong liên quan đến bệnh tim mạch, trong đó xơ vữa động mạch do rối loạn lipid máu chiếm một phần lớn. Vậy nên, việc nhận biết các triệu chứng bệnh từ giai đoạn đầu sẽ giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ cũng như phòng tránh biến chứng xảy ra.
Các triệu chứng rối loạn lipid máu thường biểu hiện âm thầm và không rõ rệt. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Xuất hiện các nốt ban vàng ở dưới da, không đau và không ngứa.
- Xuất hiện một số triệu chứng về tim mạch: đau thắt ngực, nặng ngực, cảm giác bị bóp nghẹt, cảm giác đau tức, đau lan ra 2 cánh tay và sau lưng. Một số người còn có biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại vi như đầu ngón tay, ngón chân hay bị tê bì, đau buốt.
- Rối loạn huyết áp: bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái hoa mắt, ăn không tiêu, mệt mỏi, hệ tiêu hóa rối loạn và đặc biệt là huyết áp không ổn định.
- Xuất hiện thêm một số triệu chứng của tiêu hóa: ậm ạch khó tiêu do gan, ăn uống đầy bụng, tụy bị ảnh hưởng bởi lipid máu tăng cao trong suốt thời gian dài.
- Bệnh rối loạn lipid máu thường gặp trong bệnh cảnh rối loạn chuyển hóa nói chung và có thể gặp ở những bệnh nhân có đái tháo đường từ trước.
Những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn mỗi khi vận động hoặc căng thẳng và thường thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Tốt nhất, khi bị đau ngực không rõ nguyên nhân thì bạn cần đi khám nội khoa và phải đi cấp cứu khi cảm thấy đau ngực dữ dội kèm theo khó thở.
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Có 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng rối loạn lipid máu. Cụ thể là:
- Rối loạn lipid máu do lắng đọng trong cơ thể: Người bệnh khi bổ sung không đủ các chất đào thải mỡ, tức HDL Cholesterol sẽ khiến quá trình chuyển hóa bị rối loạn gây ứ đọng mỡ trong cơ thể.
- Rối loạn lipid máu do tăng huy động: Những người thường xuyên căng thẳng, stress, mắc bệnh đái tháo đường sẽ khiến cơ thể huy động lượng lipid dự trữ, khi không giải phóng hết thì sẽ dẫn đến tính trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu.
- Rối loạn lipid máu do ăn uống: Người bệnh nếu tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, rượu bia hay liên tục dùng chất kích thích trong thời gian dài cũng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh.
Biến chứng rối loạn lipid máu gây ra
Rối loạn lipid máu có thể gây tích tụ của cholesterol và các mảng xơ vữa trên thành động mạch. Từ đó gây ra xơ vữa động mạch. Những mảng bám này có thể làm giảm lưu lượng máu thông qua động mạch và gây ra các biến chứng như:
- Đau ngực: Nếu các động mạch cung cấp máu cho tim bị ảnh hưởng thì bạn sẽ có thể bị đau thắt ngực và kèm theo các triệu chứng khác của bệnh động mạch vành.
- Đau tim: Nếu mảng bám bị rách hoặc bị vỡ, cục máu đông sẽ có thể hình thành tại vị trí mảng bám bị vỡ – ngăn chặn dòng máu/vỡ ra và làm tắc nghẽn động mạch ở hạ lưu. Nếu lưu lượng máu đến một phần tim của bạn ngừng lại thì lúc này bạn sẽ bị đau tim.
- Đột quỵ: Tương tự như với cơn đau tim, đột quỵ sẽ xảy ra khi cục máu đông chặn dòng máu đến một phần não.
- Nguy cơ mắc các bệnh lý về tiểu đường cao.
- Viêm tụy.
- Gan nhiễm mỡ.
Bệnh rối loạn mỡ máu tiến triển âm thầm nhưng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đối với người bệnh. Vậy nên bạn cần có kế hoạch cũng như phác đồ điều trị kịp thời. Đặc biệt nngười trưởng thành, người có nguy cơ khuyến cáo nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kì 6 tháng/lần.
Phương pháp chẩn và điều trị bệnh
Chẩn đoán
Biện pháp thường được dùng trong chẩn đoán rối loạn lipid máu chính là xét nghiệm sinh hóa. Phương pháp này sẽ giúp định lượng được thành phần Mỡ máu. Từ đó, giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng của bệnh nhân hiện tại để phân loại và có biện pháp chữa trị thích hợp nhất.
Để có thể thực hiện được xét nghiệm này, bạn sẽ cần nhịn ăn, nhịn uống và chỉ được uống nước lọc trong vòng 9 -12 giờ trước khi xét nghiệm.
Điều trị tình trạng rối loạn lipid máu
Thay đổi lối sống, tập thể dục và ăn uống lành mạnh là giải pháp tối ưu giúp kiểm soát rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, nếu lipid máu vẫn cao thì bác sĩ sẽ cân nhắc phối hợp thêm thuốc để điều trị rối loạn lipid máu cũng như kiểm soát rối loạn lipid máu bên cạnh phương pháp thay đổi lối sống.
Một số thuốc giúp điều trị rối loạn lipid máu điển hình như:
- Statin: Statin sẽ ngăn chặn chất mà gan cần để tạo ra cholesterol. Điều này sẽ giúp cho gan loại bỏ cholesterol ra khỏi máu.
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Ruột non của bạn sẽ hấp thụ cholesterol từ chế độ ăn và giải phóng nó vào máu. Loại thuốc ức chế hấp thu cholesterol này sẽ giúp giảm cholesterol trong máu bằng cách hạn chế hấp thu cholesterol có trong chế độ ăn uôbgs.
- Thuốc ức chế PCSK9: Những loại thuốc này sẽ giúp gan hấp thụ nhiều cholesterol LDL hơn và đồng thời làm giảm lượng cholesterol lưu thông trong máu của bạn hiệu quả. Các loại thuốc này sẽ được sử dụng dưới dạng tiêm.
- Niacin: Niacin sẽ hạn chế khả năng sản xuất cholesterol LDL và VLDL của gan. Nhưng niacin sẽ không mang lại nhiều lợi ích hơn statin. Niacin cũng sẽ có liên quan đến tổn thương gan và đột quỵ, vì vậy mà hầu hết các bác sĩ hiện nay sẽ chỉ khuyên dùng nó với những người không thể dùng statin.
- Fibrate: làm giảm sản xuất VLDL từ gan cũng như loại bỏ triglyceride – chất béo trung tính ra khỏi máu trong cơ thể.
- Bổ sung axit béo omega-3: Bổ sung axit béo omega-3 có thể giúp giảm thiểu chất béo trung tính.
Phương pháp phòng ngừa rối loạn lipid máu hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo ngay một số gợi ý dưới đây:
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu như bạn đang ở tình trạng thừa cân béo phì.
- Tăng cường luyện tập thể dục và vận động một cách thường xuyên hơn.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý khác hiện có.
- Tiêu thụ chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn thay vì dùng các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
- Tránh các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và đồ chế biến sẵn.
- Hạn chế uống rượu, bia để tránh khiến cho nồng độ chất béo trung tính tăng cao.
- Định kỳ xét nghiệm lipid máu để giúp phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao như đái tháo đường hay béo phì…
Giống với một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa khác, rối loạn lipid máu cũng sẽ không có triệu chứng cụ thể rõ ràng. Thế nhưng nó lại là thủ phạm âm thầm có thể tước đoạt tính mạng của bệnh nhân. Vì thế, việc khám sức khỏe tổng quát và xét nghiệm lipid máu định kỳ sẽ giúp chúng ta kịp thời phát hiện bệnh, điều trị hiệu quả nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn