Protein hay còn gọi là chất đạm – một trong những thành phần dưỡng chất quan trọng mà cơ thể cần được bổ sung hàng ngày để giúp duy trì sự sống và tăng cường sức khỏe. Mặc dù rất quan trọng, nhưng với protein thì bạn chỉ cần bổ sung lượng vừa đủ theo nhu cầu, nếu bổ sung quá nhiều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy cụ thể protein là gì và vai trò của protein với sức khỏe ra sao? Cùng Trevang tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây bạn nhé.

Protein là gì

Protein là những đại phân tử, có cấu tạo từ một hoặc nhiều các mạch acid amin liên kết với nhau bằng liên kết peptid. Trình tự các chuỗi acid amin khác nhau sẽ tạo thành các loại Protein khác nhau. Trong tự nhiên hiện nay có khoảng hơn 20 loại acid amin, trong đó có 9 loại thiết yếu mà cơ thể con người bắt buộc phải hấp thu từ nguồn thực phẩm bên ngoài.

protein la gi 1
Hợp chất protein (đạm) rất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể

Protein hình thành bởi sự gắn kết của các chuỗi acid amin. Do đó, sau khi được tạo ra, protein sẽ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, khi liên kết giữa các acid amin bị phá hủy thì lượng protein này cũng sẽ bị thoái hóa. Protein là thành phần cấu trúc, nó chiếm đến 50% tổng khối lượng thô của tế bào và có vai trò duy trì, tái tạo cơ thể. Chính vì vậy, việc bổ sung Protein hàng ngày cho cơ thể là vô cùng cần thiết.

Tác dụng của protein với sức khỏe

Protein là thành phần quan trọng, nó đóng nhiều vai trò trong các quá trình sinh học và chức năng của cơ thể. Các chức năng của protein có thể kể đến như sau:

Duy trì và phát triển cơ thể

protein la gi 2
Protein là chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng, xây dựng, phục hồi các tế bào cơ của cơ thể

Protein là thành phần cấu tạo khung tế bào, nó có mặt trong nhân tế bào, chất gian bào với vai trò duy trì, phát triển mô. Protein sẽ tham gia vào việc cấu tạo hình thành cơ bắp, da, tóc, móng cùng các cơ quan nội tạng khác. Thêm vào đó, chất đạm còn là chất xúc tác cho các phản ứng sinh hóa cũng như trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

Tham gia vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng

Phần lớn các chất dinh dưỡng được vận chuyển trong cơ thể sẽ đi từ nơi hấp thu quá trình tiêu hóa thức ăn đến máu, vận chuyển thông qua các mô và tế bào đều do Protein thực hiện. Oxy khi được lấy từ phổi sẽ cung cấp cho các tế bào trong cơ thể nhờ vào sự vận chuyển của Protein Hemoglobin trong tế bào hồng cầu.

Protein có vai trò bảo vệ cơ thể

protein la gi 3
Protein của cơ thể bị suy giảm có thể sẽ dẫn đến sức đề kháng kém

Các tế bào bạch cầu sẽ có thành phần chính là protein, chúng giúp chống lại tác nhân có hại xâm nhập cơ thể. Hệ miễn dịch sản xuất các protein (interferon) cũng sẽ giúp chống lại virus, tạo kháng thể để giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu việc tổng hợp protein bị suy giảm thì khả năng bảo vệ cơ thể lúc này cũng sẽ bị yếu đi.

Điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng pH bên trong cơ thể

Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua quá trình cân bằng pH và điều hòa nước trong cơ thể bằng Albumin – protein trong huyết tương để đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển ion được dễ dàng hơn. Ngược lại, cơ thể sẽ gặp hiện tượng phù nề khi lượng protein trong máu thấp, nước sẽ bị ứ đọng trong mô và tế bào.

Xem thêm: 8 bí quyết uống nước đúng cách chuẩn khoa học, tốt cho sức khỏe

Protein giúp cân bằng năng lượng bên trong cơ thể

Protein là nguồn cung cấp năng lượng không thể thiếu đối với cơ thể con người, nó chiếm đến 10 – 15% năng lượng của khẩu phần ăn. Protein cũng là yếu tố chiếm nhiều sau nước, nó chiếm đến 50% trọng lượng thô ở một người trưởng thành.

Mỗi ngày cơ thể cần bao nhiêu protein

Sau khi đã hiểu rõ protein là gì và vai trò của dưỡng chất thiết yếu này thì chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến lượng protein nạp vào cơ thể mỗi ngày. Theo đó, tùy vào đối tượng, giới tính, độ tuổi cũng như nhu cầu của mỗi người mà các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị lượng protein cần bổ sung/ngày như sau: 

  • Nữ giới sẽ cần nạp khoảng 46g protein/ngày.
  • Nam giới sẽ cần nạp khoảng 56g protein/ngày.
protein la gi 4
Người trưởng thành nên bổ sung lượng protein phù hợp cho cơ thể

Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp chế độ ăn có chứa protein có nguồn gốc từ thực vật và động vật. Đặc biệt, trẻ em nên nạp từ 50 – 70% lượng đạm động vật và người lớn sẽ khoảng từ 25 – 30%. 

Protein sẽ rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, tuy nhiên cơ thể của người già cũng cần nhiều chất đạm hơn để đảm bảo sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh gout, bệnh thận… thì cần chọn lọc các loại protein tốt để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể một cách tốt nhất.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu protein là gì?

Đạm chiếm tỷ lệ khoảng chừng 50% tổng khối lượng thô tế bào, nên việc thiếu hụt protein sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số tình trạng thiếu protein phổ biến xảy ra như: đau ốm, chậm phát triển, cơ thể gầy yếu, suy dinh dưỡng, kinh nguyệt bất thường, tâm trạng không ổn định, yếu cơ, mất cơ. Ngoài ra, tình trạng nguy hiểm hơn nếu thiếu protein trong thời gian dài là suy giảm miễn dịch hay cơ thể bị phù nề.

Tóm lại, protein là gì đã được Trevang giải đáp cụ thể. Bằng việc biết được mỗi ngày cơ thể cần bao nhiêu protein, bạn sẽ xây dựng được cho bản thân và gia đình một chế độ ăn uống đa dạng để duy trì sức khỏe tổng thể một cách tốt nhất.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.