Mụn cóc có thể phát triển ở rất nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Trong đó mụn cóc ở chân thường gây nên trở ngại mỗi khi di chuyển. Chúng cũng có thể trở thành nguồn lây lan sang các vị trí khác, vì vậy tuyệt đối không nên xem nhẹ loại mụn này. Bài viết dưới đây của Trevang sẽ cung cấp thêm thông tin về mụn cóc ở chân. Mời bạn đọc cùng theo dõi ngay!
Xem nhanh nội dung
Mụn cóc là gì
Mụn cóc là một loại nốt sần trên da do virus HPV gây nên. Mụn có màu trắng, to nhỏ khác nhau nhưng thường sẽ có kích thước tương đương với hột cơm (vì vậy nó còn được gọi với cái tên là mụn cơm). Loại mụn này có thể lây từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc, cho dù chỉ là tiếp xúc thoáng qua cũng rất dễ mắc phải virus này.
Mụn cóc có nhiều loại, chúng thường được đặt tên theo hình dáng và vị trí xuất hiện. Các vị trí “ưa thích” của mụn cóc có thể kể đến như: tay, chân, môi, miệng, lưỡi, mặt, cổ họng, hậu môn, bộ phận sinh dục, trực tràng,…
Nguyên nhân xuất hiện mụn cóc
Khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể thông qua những tổn thương trên da, nó sẽ gây nhiễm trùng và hình thành mụn cóc. Virus HPV lây đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể hoặc từ người sang người thông qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc.
- Dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân như dao cạo râu, khăn tắm,… với người bị nhiễm bệnh
- Quan hệ tình dục không an toàn với người đang bị nhiễm bệnh (mụn cóc sinh dục).
Bên cạnh đó, một yếu tố khác cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như:
- Tổn thương bên ngoài ra.
- Nhiễm trùng da.
- Vùng da thường ẩm ướt, chân hoặc tay bị đổ nhiều mồ hôi.
- Thường đi chân trần.
- Tác động như gãi, cào, nặn,… đến vùng mụn làm cho chúng bị lây lan
- Bơi ở bể bơi công cộng.
Đặc điểm của mụn cóc
Do virus HPV gây bệnh tại nhiều các vị trí khác nhau trên cơ thể. Vì vậy, nó có rất nhiều loại mụn cóc, cụ thể như:
- Mụn cóc thông thường (common warts): Đây là những khối u xấu xí, màu xám hoặc màu đen, sần sùi mọc ở ngón chân, bàn chân hay tại ngón tay, bàn tay và quanh móng. Loại mụn cóc này sẽ xuất hiện do virus xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước khi cắn hoặc cắt móng tay và móng chân. Nốt mụn có nhiều kích thước khác nhau, nó có thể chỉ khoảng 1- 2mm, nhưng cũng có khi lên đến vài chục mm.
- Mụn cóc phẳng (plane warts): Đây là những khối u có kích thước tương đối nhỏ (thường sẽ dưới 5mm) và nhẵn hơn so với các loại khác. Tuy nhiên, dạng này sẽ có tốc độ phát triển và khả năng lây lan sang đến các vùng da lân cận tương đối nhanh. Đối với nữ thì thường ở bàn chân, với nam giới là ở quanh vị trí mọc râu, trẻ em thì nổi nhiều ở mặt.
- Mụn cóc lòng bàn chân (verruca): Là những vết mụn nổi ở gót chân hay lòng bàn chân khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn hơn. Mụn gây đau đớn mỗi khi di chuyển và thường sẽ rất dễ vỡ do chịu áp lực chèn ép của chân với mặt nền.
- Mụn cóc sinh dục (genital warts): Là những nốt mụn xuất hiện tại bộ phận sinh dục và hậu môn. Chúng thường sẽ được nhiều người gọi với cái tên quen thuộc là bệnh sùi mào gà (bệnh STDs phổ biến hiện nay). Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh chóng thông qua quan hệ tình dục hoặc khi tiếp xúc với dịch tiết, vùng da bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể bị lây truyền từ mẹ trong suốt quá trình sinh nở.
Ngoài ra, mụn cóc còn có ở dạng sợi mảnh, dài ngay trên da. Chúng thường gặp ở miệng, mũi, mí mắt và sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng.
Mụn cóc ở chân
Mụn cóc ở chân thường xuất hiện ở mặt dưới của bàn chân, gần ngón chân hoặc tại gót chân. Chúng có thể gây đau nhức và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Mụn cóc ở chân thường vô hại và có thể tự khỏi sau một thời gian. Thế nhưng bạn cũng có thể cần điều trị để loại bỏ và giảm triệu các chứng khó chịu do chúng gây ra.
Cách chữa mụn cóc ở chân
Mụn cóc ở lòng bàn chân hoặc ở chân có thể tự khỏi nhưng sẽ có rất nhiều trường hợp mụn to dần lên theo thời gian và gây đau đớn, đi lại khó khăn. Do đó, tình trạng này sẽ cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số biện pháp giúp điều trị mụn cóc phù hợp, an toàn và có hiệu quả tốt được bác sĩ sử dụng xử lý mụn cóc ở chân bao gồm:
- Dùng axit salicylic: Dung dịch axit này sẽ phá hủy từ từ các tế bào sừng nhằm giúp bong tróc các tế bào.
- Liệu pháp áp lạnh: Làm đông lạnh mụn cóc ở chân bằng nitơ lỏng sẽ hình thành nên một vết phồng rộp ở phía dưới và xung quanh mụn cóc. Quá trình hồi phục này sẽ mất từ 1 tuần trở lên để mụn cóc có thể bong ra. Ngoài ra áp lạnh còn có thể kết hợp cùng với axit salicylic để gia tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên cách này sẽ chỉ bào mòn được phần phía trên của mụn cóc nên sẽ cần lặp lại liệu trình cho đến khi loại bỏ được mụn cóc hoàn toàn. Người bệnh cũng có thể bị các tác dụng phụ của liệu pháp này như: đau, phồng rộp, đổi màu da ở vùng điều trị.
- Đốt điện: Bác sĩ sẽ tiến hành đốt điện ở vùng khó tiểu phẫu cho các vết mụn cóc ở chân có kích thước nhỏ hơn 1cm. Phương pháp đốt điện này sẽ sử dụng dòng điện cao tần với sức công phá mạnh mẽ để tiêu diệt hết mụn cóc. Lưu ý vết thương sau khi đốt điện sẽ cần được chăm sóc kỹ càng và vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
- Tiểu phẫu: Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mụn cóc trên chân ra khỏi cơ thể bằng dao. Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật này có nguy cơ để lại sẹo cao nên nó không thường được sử dụng để điều trị mụn cóc ở lòng bàn chân. Trừ khi các phương pháp điều trị khác đã không thành công. Một vết sẹo nằm ở lòng bàn chân có thể gây cảm giác đau đớn trong nhiều năm.
- Laser: Sử dụng laser để hoá hơi các tổ chức mô và quang đông mạch máu, lúc này mô tổn thương sẽ bị hoại tử, bong ra và mụn cóc ở chân cũng sẽ được loại bỏ. Vì khả năng tái phát sau điều trị nên phương pháp này sẽ có thể cần phải lặp lại.
- Vaccine: Mặc dù mục đích ban đầu của nó không phải loại bỏ mụn cóc ở bàn chân, thế nhưng vaccine HPV đã được sử dụng thành công để ngăn ngừa và điều trị mụn cóc rất tốt.
Cách phòng tránh mụn cóc ở chân
Chủ động phòng ngừa là cách hữu hiệu để giúp giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh cũng như hạn chế mụn cóc tái nhiễm. Một số biện pháp phòng ngừa hiện nay bao gồm:
- Bỏ thói quen cạo lớp biểu bì hoặc thói quen cắn móng tay.
- Không dùng chung một số đồ dùng cá nhân như: bấm móng tay, quần áo, khăn tắm, dao cạo râu với người khác, đặc biệt là với người bị nhiễm bệnh.
- Không trực tiếp chạm tay vào mụn cóc của người khác.
- Tiêm phòng vaccine HPV và quan hệ tình dục sử dụng biện pháp an toàn để ngăn ngừa mụn cóc sinh dục hình thành.
- Rửa tay và sát khuẩn kỹ càng sau khi đã chạm vào mụn cóc.
- Giữ cho chân luôn được sạch sẽ và khô ráo. Không đi chân trần tại những nơi ẩm thấp hay những nơi có khả năng bị nhiễm virus HPV như hồ bơi, tại phòng thay đồ hay tại phòng tập gym.
- Thường xuyên thay vớ và vệ sinh giày dép định kỳ.
Mụn cóc ở chân tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Do đó, khi có bất cứ những dấu hiệu nào của mụn cóc ở chân thì cần đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán cũng như có phương án điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết này của Trevang đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ ngay cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!.
Ngoài ra, để phòng tránh được các bệnh ở chân, bạn có thể lựa chọn mua cho mình một chiếc máy massage chân. Được tích hợp nhiều công nghệ chăm sóc sức khỏe, xoa bóp day ấn huyệt đạo, chiếc máy này sẽ có tác dụng chăm sóc đôi chân ngày càng khỏe đẹp. Đồng thời, máy còn có khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn