Gãy xương đòn tuy mau lành nhưng cũng sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt tay, nặng hơn là suy hô hấp. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của gãy xương đòn sẽ giúp người bệnh có được phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Cùng Trevang tìm hiểu gãy xương đòn là gì, có nguy hiểm không và phương pháp điều trị hiệu quả thông qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Gãy xương nên ăn gì để nhanh hồi phục?
Xem nhanh nội dung
Như thế nào là gãy xương đòn
Xương đòn hay xương quai xanh là xương dài có dạng chữ S nằm ở phần ngực trước, nối xương ức và lồng ngực với xương bả vai, cánh tay 2 bên. Xương đòn là nơi bám của các cơ, dây chằng vùng vai và lồng ngực để từ đó giúp cơ thể vận động vai, cánh tay được linh hoạt hơn. Đồng thời cũng nhằm duy trì hình dạng và độ rộng vai cân đối ở 2 bên.
Gãy xương đòn là sự mất liên tục cấu trúc hoặc vỏ xương đòn gây phù nề, đau đớn và hạn chế vận động. Gãy xương đòn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nhiễm hoặc lành xương sai vị trí gây nên tình trạng lệch vai và giảm khả năng cử động của vai.
Nguyên nhân gãy xương đòn
Những nguyên nhân thường dẫn đến gãy xương đòn vai bao gồm:
- Tai nạn giao thông: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương đòn. Tuy nhiên, người bệnh thường sẽ kèm theo gãy xương sườn, gãy tay, gãy chân hoặc gặp phải những tổn thương ở các cơ quan khác tạo nên bệnh cảnh đa chấn thương.
- Tai nạn khi sinh đẻ: thường gặp ở trẻ sinh thường. Trong trường hợp thai quá lớn, sinh khó và cần can thiệp sản khoa như kỹ thuật đặt Forceps.
- Ngã: có thể gặp trong các trường hợp ngã đập vai hoặc chống tay xuống nền khi gặp vật cứng.
- Chấn thương thể thao: thường xảy ra sau va chạm mạnh như trượt chân hoặc gậy đập vào vai.
Gãy xương đòn có nguy hiểm không
Xương đòn khi gãy thường sẽ không quá nguy hiểm nhanh lành, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như:
- Tổn thương thần kinh hoặc mạch máu: Mặc dù rất hiếm khi nhưng phần đầu lởm chởm của xương đòn bị gãy sẽ có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu gần đó. Bạn nên đi thăm khám sớm khi có triệu chứng tê, lạnh, dị cảm ở cánh tay hoặc bàn tay.
- Xương đòn bị gãy nặng có thể lành chậm hoặc cũng có thể không lành hoàn toàn. Bởi sự liên kết xương kém trong quá trình lành vết thương có thể làm cho xương ngắn lại.
- Viêm xương khớp: Gãy xương liên quan đến khớp nối xương đòn với xương bả vai hoặc khu vực xương ức có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp sau này.
Cách điều trị gãy xương đòn
Sau khi đã xác định được chính xác tình trạng, tính chất cũng như mức độ gãy xương đòn vai của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành cân nhắc để lựa chọn phác đồ phù hợp nhất. Dưới đây là những phương pháp điều trị thường được áp dụng phổ biến:
Điều trị bảo tồn
Hầu hết với các trường hợp gãy xương đòn không cần phẫu thuật. Nếu phần xương bị gãy ở vị trí tốt để lành lại thì bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định các phương pháp như:
- Bất động bằng đai số 8 kết hợp với treo tay: Các trường hợp gãy ít di lệch có thể điều trị bằng phương pháp đeo đai số 8 và treo tay trong 4 – 6 tuần. Treo tay có thể giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi hồi phục cũng như giúp ngăn ngừa được các phần xương bị gãy di chuyển.
- Thuốc: Thuốc không kê đơn có thể giúp giảm đau. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc mạnh hơn, chẳng hạn như opioid trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, những loại thuốc này sẽ có nguy cơ gây nghiện và chỉ nên sử dụng nếu như thực sự cần thiết.
- Vật lý trị liệu: Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập giúp cải thiện chuyển động ở cánh tay để tăng cường sức mạnh cho vai và ngăn ngừa cứng khớp.
Điều trị phẫu thuật
Nếu xương đòn bị gãy ở nhiều vị trí hoặc không thẳng hàng thì lúc này bệnh nhân có thể cần phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật sẽ bao gồm:
- Định vị lại xương đòn.
- Giữ xương cố định.
- Uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ định sau phẫu thuật.
- Chụp X-quang để theo dõi quá trình lành xương của người bệnh.
- Tháo ghim và đinh vít lại sau khi xương đã lành.
Phương pháp phẫu thuật có thể dẫn đến một vài biến chứng gãy xương đòn chẳng hạn kích ứng từ phần cứng hay nhiễm trùng hoặc tổn thương phổi.
Gãy xương đòn bao lâu lành
Không có thời gian cụ thể cho câu hỏi gãy xương đòn bao lâu lành hay gãy xương đòn bao lâu thì khỏi. Bởi gãy xương đòn bao lâu thì lành sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng, mức độ bệnh của từng bệnh nhân và phương pháp điều trị.
Thông thường, nếu như sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn (băng số 8, nẹp vải, đeo đai, dán băng keo thun, phương pháp Rieunau) thì thời gian cần thiết để giúp xương lành là từ 4 – 8 tuần, xương liền vững là từ 3-6 tháng. Trường hợp người bệnh được phẫu thuật xương đòn thì thời gian để xương lành có thể nhanh hơn và hoạt động được sớm hơn so với phương pháp điều trị bảo tồn ban đầu.
Biện pháp phòng ngừa
Để hạn chế được tình trạng gãy xương đòn nói riêng và các chấn thương xương khớp nói chung, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Bảo vệ bản thân khỏi chấn thương: chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông, cài dây an toàn mỗi khi ngồi ô tô hoặc kiểm tra định kỳ các phương tiện cũng như đồ bảo hộ lao động.
- Bổ sung canxi: có thể cung cấp thông qua thực phẩm hàng ngày như trứng, sữa, phô mai.
- Tìm hiểu kỹ các động tác phù hợp trước khi chơi thể thao: Điều này sẽ nhằm giúp hạn chế các chấn thương thể thao không đáng có.
Trên đây là các thông tin về gãy xương đòn mà có thể bạn chưa biết, hy vọng những kiến thức sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết các dấu hiệu và phương pháp điều trị. Khi thấy triệu chứng xuất hiện, bạn cần thăm khám sớm để được xử lý kịp thời, tránh để lâu khiến bệnh gặp biến chứng nguy hiểm.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn