Đột quỵ nên ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay bởi nguy cơ đột quỵ đang dần có xu hướng tăng cao và trẻ hóa. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy thử tham khảo ngay các nhóm thực phẩm có thể giúp phòng ngừa đột quỵ dưới đây cùng Trevang nhé.
Xem nhanh nội dung
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề phục hồi của người bệnh sau đột quỵ. Chế độ này sẽ giúp người bệnh lấy lại được sức khỏe và cải thiện được các di chứng của tai biến. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thực đơn dinh dưỡng cho người sau đột quỵ cần phải cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo cũng như carbohydrate.
Đồng thời việc xây dựng thực đơn cho người bị đột qụy cũng cần phải tuân theo những quy tắc sau đây:
- Thức ăn phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và nên ở dạng mềm, lỏng như cháo, sữa, súp,…
- Không nên ăn quá no, nên chia nhỏ bữa và phân bố đều 3 – 4 bữa một ngày.
- Lượng muối nên tiêu thụ dưới 4 – 5 gam/ngày.
- Với người ăn uống được: Nên ăn uống như bình thường, chú ý bổ sung các dưỡng chất cân đối và đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng.
Đối với người không ăn được: Nuôi ăn qua ống thông mũi hoặc thông dạ dày. Mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1.800 – 2.000 ml sữa hoặc 1l cháo xay. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm 750 – 1500ml bột dinh dưỡng cao năng lượng.
Đột quỵ nên ăn gì?
Đối với những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ thì việc duy trì chế độ ăn uống là rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng cần phải phù hợp và hạn chế được những thực phẩm gây hại. Điều này sẽ giúp cải thiện tốt nhất cho sức khỏe tim mạch và phòng ngừa được chứng đột quỵ sớm. Dưới đây là những thực phẩm mà người đột quỵ nên thêm vào các bữa ăn hàng ngày của mình:
Ưu tiên các loại cá
Đột quỵ nên ăn gì? Khi chế biến thực phẩm cho người đột quỵ, bạn nên bổ sung thật nhiều cá trong chế độ dinh dưỡng bởi cá là thực phẩm dồi dào protein, vitamin, các khoáng chất: sắt, kẽm và canxi. Trên tất cả, cá chứa ít chất béo bão hòa hơn so với các loại thịt khác và đó nó sẽ là thức ăn tuyệt vời cho chế độ ăn uống ít chất béo.
Việc ăn các loại cá, đặc biệt là: cá ngừ, cá thu, cá hồi,… sẽ giúp cung cấp lượng omega – 3 cần thiết để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim mạch và làm giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, omega – 3 có trong các loại cá này còn giúp giảm nồng độ triglyceride trong máu, giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Không những vậy, cá còn là thực phẩm giúp giảm viêm nhiễm, đau xương khớp và ngăn chặn được chứng bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ do tuổi tác gây nên.
Ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ
Nhắc tới các loại thực phẩm giúp giảm nguy cơ đột quỵ thì không thể không nhắc đến rau xanh – một thứ thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Rau xanh là loại thực phẩm chứa ít chất béo, calo nhưng lại rất giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác như: vitamin A, vitamin C, kai và folate.
Ngoài ra, việc bổ sung những loại rau màu xanh đậm còn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả và duy trì sức khỏe tim mạch được tốt nhất. Từ đó, giữ cho huyết áp luôn được duy trì ở mức ổn định và hạn chế nguy cơ đột quỵ. Những loại rau xanh mà bạn có thể lựa chọn để thêm vào thực đơn dinh dưỡng như: cải xoăn, rau muống, rau bina,….
Uống sữa
Sau đột quỵ, việc nuốt và nhai có thể là thách thức trong giai đoạn đầu hồi phục chứng đột quỵ. Do đó, những thực phẩm dễ tiêu thụ như sữa sẽ là một lựa chọn thích hợp. Nó không chỉ cung cấp lượng Protein tốt, đồng thời nó còn chứa lượng Canxi, kẽm, Vitamin dồi dào để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát. Các loại sữa và chế phẩm từ sữa bạn có thể dùng như: sữa tách béo, sữa đậu nành, sữa bò hữu cơ, sữa gạo, sữa chua,…
Ngoài khả năng hỗ trợ chứng đột quỵ, sữa còn có khả năng giảm sản sinh lượng cholesterol có trong gan và tăng cường thị lực. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc uống sữa còn có thể ngăn ngừa được một số bệnh về ung thư hiệu quả.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ đúng cách, khoa học
Người sau đột quỵ không nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung kiến thức về các thực phẩm lành mạnh, ăn gì để phòng ngừa được chứng đột quỵ tốt. Chúng ta cũng nên lưu ý về nhóm các loại thực phẩm nên kiêng khi bị đột quỵ hoặc khi cần phòng tránh chứng đột quỵ. Theo đó, người bị đột quỵ nên hạn chế những thực phẩm như:
- Thịt đỏ
- Bơ
- Các thực phẩm được chiên xào với nhiều dầu mỡ
- Bánh kẹo, các loại thực phẩm ngọt (đặc biệt là các thực phẩm sử dụng chất làm ngọt nhân tạo)
- Rượu bia
- Các loại thực phẩm có sử dụng nhiều muối
- Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn có chất bảo quản
Một số biện pháp chăm sóc người bệnh sau đột quỵ
Bệnh nhân sau đột quỵ có thể gặp phải các biến chứng như: loét chân, liệt nửa người, mất thăng bằng, dễ té ngã,… Do đó, người nhà cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề chăm sóc cho người bệnh. Cụ thể như:
- Thiết kế cho bệnh nhân chỗ nghỉ ngơi sao cho giữa phần lưng và mặt phẳng giường tạo thành góc 30 độ. Cách này sẽ giúp giảm thiểu áp lực trực tiếp lên phần xương hông.
- Kê thêm gối mềm ở giữa mắt cá chân và đầu gối nhằm tránh tạo áp lực cho các vị trí này khi người bệnh phải nằm quá lâu.
- Kê gối dưới cẳng chân để nâng cao gót chân hoặc người nhà cũng có thể cho bệnh nhân dùng dụng cụ bảo vệ gót chân chuyên dụng.
- Loại bỏ các chướng ngại vật trong nhà khiến bệnh nhân dễ té ngã, đảm bảo sàn nhà chống trơn trượt và có đầy đủ ảnh sáng.
- Nên hạn chế độ cao của đầu giường cho người bệnh.
- Nên vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh để giúp tinh thần của họ được thoải mái và phấn chấn hơn.
- Hướng dẫn bệnh nhân tập các bài tập để giữ thăng bằng, phục hồi cơ bắp và giảm nguy cơ té ngã.
- Bên cạnh đó, người thân cũng nên khuyến khích người bệnh làm những việc bản thân mình thích như: nghe nhạc, đọc sách, đi dạo với bạn bè… hoặc tham gia vào các hội nhóm, diễn đàn hỗ trợ để nâng cao sức khỏe tinh thần cho người bệnh.
Đột quỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều các biến chứng lâu dài và chậm hồi phục. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy chủ động phòng ngừa bắt đầu từ việc thay đổi trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà nó còn hạn chế được nguy cơ phát triển các bệnh lý khác như: béo phì, tiểu đường, huyết áp cao,…
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề đột quỵ nên ăn gì, không nên ăn gì cùng những biện pháp quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Hãy nhớ rằng, để giúp người đột quỵ phục hồi tốt, ngoài việc chăm sóc về chế độ dinh dưỡng thì việc động viên tinh thần từ phía gia đình và những người xung quanh là vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các thiết bị hỗ trợ chăm sóc hệ thần kinh như: máy massage đầu, ghế massage,… để giúp giảm nguy cơ mắc đột quỵ. Những thiết bị hiện đại này sẽ có khả năng thực hiện các thao tác xoa bóp, ấn huyệt phần đầu. Nhờ đó mà tình trạng máu được kích thích lưu thông tốt hơn. Qua đó tăng cường chăm sóc sức khỏe não bộ và phòng tránh chứng bệnh đột quỵ hiệu quả nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn