Theo đánh giá sơ bộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là nguyên nhân chính gây nên tử vong ở Việt Nam (21,7%) và là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra những khuyết tật trầm trọng ở người lớn trên toàn cầu. Tăng huyết áp chính là thủ phạm làm gia tăng đáng kể cho nguy cơ của đột quỵ và gây tử vong sớm trên toàn thế giới, cứ 4 nam giới hoặc 5 nữ thì lại có 1 người bị tăng huyết áp. Chính vì thế, dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề đột quỵ do tăng huyết áp cùng cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Xem nhanh nội dung
Vì sao tăng huyết áp có thể dẫn tới đột quỵ
Trước khi tìm hiểu về cơ chế huyết áp cao dẫn đến tình trạng đột quỵ, người bệnh cần biết được thế nào là huyết áp cao và thế nào là đột quỵ.
- Huyết áp cao là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch vượt quá mức cho phép so với bình thường (cụ thể 140/90 mmHg).
- Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não – đây là một thuật ngữ chung cho chỉ tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ.
Huyết áp cao và đột quỵ vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bởi thông thường, người bị cao huyết áp sẽ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 – 6 lần so với người bình thường. Vậy cơ chế nào khiến cho huyết áp cao dẫn đến đột quỵ?
- Huyết áp tăng cao làm tăng thêm gánh nặng cho tim, đồng thời khiến cho động mạch phải chịu áp lực lớn. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ thúc đẩy sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch. Khi các mảng xơ vữa này đi theo dòng máu và bong ra, nó sẽ có thể hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn lòng mạch. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông đến não, khiến cho tế bào não bị chết.
- Ngoài ra, tình trạng huyết áp cao mãn tính khiến cho tế bào cơ trơn trong thành động mạch phì đại và phát triển vào bên trong. Từ đây, nó lấn áp vào trong lòng động mạch rồi dẫn đến thu hẹp lòng động mạch.
Hai cơ chế trên của huyết áp cao đều sẽ dẫn đến dạng đột quỵ do thiếu máu.
- Một cơ thế nữa của huyết áp cao dẫn đến tình trạng đột quỵ do xuất huyết đó là huyết áp cao gây tăng áp lực của các động mạch ở não, từ đó vi phình mạch não phát triển và dẫn đến vỡ mạch máu, chảy máu trong não.
Xem thêm
Đột quỵ nên ăn gì? TOP 3 các thực phẩm không nên bỏ qua
6 dấu hiệu đột quỵ điển hình bạn nên biết?
Đột quỵ do tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào
Đột quỵ do tăng huyết áp được nhận định là một trong những tình trạng vô cùng nguy hiểm mà bạn tuyệt đối không nên xem thường. Trung bình cứ 10 giây xảy ra đột quỵ, mô não sẽ bắt đầu rơi vào trạng thái rối loạn. Nếu đột quỵ tiếp tục xảy ra, trong vòng khoảng 4 phút thì lúc này các tế bào thần kinh sẽ bị hoại tử ngay mà không thể hồi phục được.
Lúc này, người bệnh có thể gặp phải tử vong ngay lập tức và tỷ lệ tử vong sẽ lên tới 50% các trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên nếu được cấp cứu kịp thời thì người bệnh cũng vẫn có thể thoát khỏi các nguy hiểm, nhưng hậu quả mà di chứng đó để lại sẽ vẫn hết sức nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý, công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Một số di chứng thường thấy do tình trạng đột quỵ để lại bao gồm:
- Viêm phổi: Người bệnh sau đột quỵ sẽ gặp phải tình trạng khó nuốt thức ăn. Điều này sẽ rất dễ khiến cho lượng thức ăn hoặc nước uống đi vào phổi gây ra viêm hoặc gây cản trở hô hấp.
- Rối loạn thị giác: Vấn đề về thị lực của người bệnh lúc này sẽ bị giảm hoặc mất đi thị lực sau khi đột quỵ
- Mất khả năng nhận thức: Đột quỵ có thể khiến cho người bệnh mất đi khả năng cảm nhận nhiệt độ thông thường. Một số trường hợp còn có thể bị suy giảm trí nhớ, thậm chí là thay đổi hành vi như dễ trở nên nóng giận, trầm cảm.
- Đi tiểu không tự chủ: Đột quỵ gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp giữa não và giữa hệ tiết niệu, đặc biệt là bàng quang khiến cho bệnh nhân mất dần đi khả năng tự chủ trong việc vệ sinh.
- Liệt: Di chứng bị liệt sau đột quỵ là trường hợp gặp phải nhiều nhất hiện nay. Điều này xảy ra do đột quỵ làm tổn thương đến các dây thần kinh vận động và khiến cho người bệnh bị liệt nửa người hoặc liệt toàn thân.
- Loét da: Người bị liệt sau đột quỵ thường sẽ phải nằm yên một chỗ, điều này làm tăng các nguy cơ viêm loét da trên vùng bị tỳ đè như mông, lưng, chân, bả vai,…
- Co cứng khớp: Việc bị mất khả năng vận động sẽ khiến cho chân tay bị yếu dần đi, các khớp lâu ngày này sẽ không được hoạt động và sẽ bị co cứng, teo lại theo thời gian.
- Đau tim: Chiếm đến một nửa trường hợp đột quỵ có liên quan đến xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim sau khi tình trạng đột quỵ xảy ra.
Như vậy, với tỷ lệ tử vong cao và nguy cơ để lại các biến chứng nặng nề khiến đột quỵ trở thành gánh nặng lớn trên toàn cầu.
Cách để phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp
Bệnh đột quỵ do tăng huyết áp được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp là việc làm cần thiết, nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Để phòng ngừa cơn đột quỵ do tăng huyết áp, trước tiên người bệnh cần quản lý cũng như kiểm soát tốt chỉ số huyết áp ở mức ổn định. Với điều này, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện bằng một chế độ dinh dưỡng cùng một lối sống lành mạnh. Cụ thể như:
Chế độ dinh dưỡng
Thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày là yếu tố quan trọng để quyết định nên sức khỏe của bạn. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách giúp kiểm soát huyết áp và tránh đột quỵ hiệu quả.
Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, có rất nhiều thứ cần phải lưu ý trong chế độ ăn uống, bao gồm:
- Giảm lượng muối ăn hàng ngày bằng cách hạn chế tiêu thụ đồ đóng hộp, thay vào đó bạn hãy nấu ăn hàng ngày để kiểm soát tốt lượng muối nạp vào cơ thể.
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh từ mỡ động vật, đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh.
- Bổ sung nhiều axit béo omega – 3 trong cá hồi, cá trích, cá thu – tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Thay thế protein từ thịt trắng, hải sản, trứng thay vì tiêu thụ các loại thịt đỏ.
- Ăn nhiều rau củ quả, các loại đậu và ngũ cốc.
- Uống nhiều sữa đậu nành, nước lọc, nước trái cây,…
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp
Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên cao huyết áp. Do đó, bạn hãy duy trì cân nặng ở mức phù hợp nhất bằng cách kết hợp chế độ ăn uống khoa học cùng cường độ luyện tập tích cực.
Không hút thuốc lá
Nicotine có trong thuốc lá sẽ làm tổn thương mạch máu, điều đó khiến cho huyết áp tăng cao và dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, bỏ thuốc lá được xem là biện pháp giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bỏ thuốc lá trong 2-5 năm thì nguy cơ đột quỵ sẽ ngang so với người chưa bao giờ hút thuốc.
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể được khỏe mạnh mà còn giúp ích cho việc tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe tim mạch và giải tỏa căng thẳng. Tất cả những điều này sẽ góp phần giúp bạn kiểm soát huyết áp một cách ổn định nhất. Vì vậy, kiên trì tập thể dục (ít nhất 30 phút/ngày và 4 buổi/tuần) là cách để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách để sớm phát hiện ra các yếu tố gây đột quỵ. Đồng thời cũng là để chủ động can thiệp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Đặc biệt người cao huyết áp cần được khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để kiểm soát các chỉ số huyết áp, tránh không để các chỉ số đó vượt quá mức cho phép và gây đột quỵ.
Như vậy, có thể thấy, đột quỵ là tình trạng không thể xem thường. Đặc biệt là các cơn đột quỵ do tăng huyết áp. Để phòng tránh điều này, người bệnh cần tự bảo vệ bản thân bằng cách phòng tránh những nguyên nhân tăng huyết áp. Mắc bệnh đột quỵ không có nghĩa là cuộc đời sẽ chấm hết tại đây, người bệnh cần phải duy trì lối sống lành mạnh, có suy nghĩ tích cực, có thái độ lạc quan, tin tưởng và tuân thủ đúng các phương pháp điều trị.
Tập thể dục định kỳ cũng là một trong những cách giúp cải thiện huyết áp tại nhà. Các bài tập như bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, đạp xe, yoga, tập thể dục aerobic,… hoàn toàn dễ thực hiện. Chưa kể trên thị trường hiện nay còn có rất nhiều các thiết bị luyện tập, chăm sóc sức khỏe tại nhà như xe đạp tập, máy chạy bộ, máy massage,… tiện lợi. Giúp người tập dễ dàng thích nghi cũng như tạo thói quen vận động hàng ngày một cách hiệu quả nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn