Khi bước vào độ tuổi trung niên, mật độ xương suy giảm cũng là lúc chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ loãng xương. Vậy thực tế bệnh loãng xương có chữa được không? Điều trị loãng xương như thế nào để đạt hiệu quả và an toàn nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có lời giải đáp chi tiết nhất.
Xem nhanh nội dung
Bệnh loãng xương có chữa được không?
Bệnh loãng xương có chữa được không? Câu trả lời là: KHÔNG. Bởi hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào hỗ trợ chữa khỏi hoàn toàn với tình trạng trên. Chúng ta có thể lý giải điều này như sau: Trong những năm đầu đời, xương trong cơ thể của con người phát triển rất mạnh. Khi hết tuổi dậy thì, xương sẽ phát triển hoàn thiện. Lúc này, khối lượng xương đã đạt đến giới hạn nhất định. Vì vậy, nếu đã bị loãng xương thì chỉ còn cách cải thiện tình trạng loãng xương này chứ không thể phục hồi lại khối lượng xương như ban đầu.
Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng này bằng cách phục hồi xương từ từ. Để hiểu hơn về lộ trình này, trước hết người bệnh cần nắm rõ mục tiêu của chữa loãng xương bao gồm:
- Bảo vệ khối lượng xương
- Giảm tình trạng gãy xương
- Giảm đau
- Duy trì chức năng xương
Xem thêm: Loãng xương: Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị hiệu quả tại nhà
Điều trị loãng xương thế nào để hiệu quả và an toàn
Tùy vào thể trạng cũng như mức độ loãng xương mà chúng ta sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Theo đó, phương pháp điều trị loãng xương có thể tách lẻ hoặc cũng có thể kết hợp với nhau để điều trị và có ra các kết quả tốt nhất.
Cách điều trị loãng xương không dùng thuốc
Khi cơ thể bắt đầu lão hóa, xương sẽ tăng nguy cơ mất chất khoáng nhanh hơn. Tình trạng này xảy ra khi xương không kịp khôi phục lại so với tốc độ phá vỡ tự nhiên và dần trở nên yếu hơn. Do đó, lúc này, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giảm các nguy cơ tăng loãng xương hoặc gãy xương.
Điều trị loãng xương bằng thuốc
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm điều trị loãng xương, hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình huỷ xương, hoặc kích thích quá trình tạo xương.
Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị loãng xương là:
- Bisphosphonates: Đây là một trong những lựa chọn đầu tiên khi nghĩ đến thuốc trị loãng xương. Nhóm thuộc này sẽ hoạt động dựa theo cơ chế chống hủy xương. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh sẽ có thể gặp một số phản ứng phụ như:đau bụng, ợ chua, buồn nôn,…
- Denosumab: Với những bệnh nhân loãng xương không thể sử dụng Bisphosphonates thì phương án tiếp theo đó chính là Denosumab. Đây là loại thuốc dưới dạng tiêm, tần suất sử dụng 6 tháng/lần.
- Strontium ranelate: Đây là nhóm thuốc có tác dụng tạo xương và ức chế huỷ xương. Tuy nhiên, do tác dụng phụ của nhóm thuốc này có thể gây ảnh hưởng nhiều đến hệ tim mạch. Thế nên hiện nay Strontium ranelate vẫn chưa được sử dụng rộng rãi với nhiều người.
- Deca – Durabolin và durabolin: Đây là nhóm thuốc giúp làm tăng quá trình đồng bộ hoá và có thể cân nhắc sử dụng cùng với nhóm thuốc trên.
Điều trị các biến chứng của loãng xương
Các biến chứng mà loãng xương gây ra đó là đau hoặc gãy xương tùy vào tình trạng. Để điều trị các biến chứng đó, người bệnh sẽ cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như:
- Điều trị đau: điều trị dựa vào cơ sở bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế thế giới kết hợp cùng với Calcitonin.
- Trường hợp gãy xương: áp dụng một số phương pháp điều trị như: bơm xi măng vào thân đốt sống; đeo nẹp, thay đốt sống nhân tạo, thay xương hoặc thay khớp nếu như cần thiết.
Điều trị lâu dài
Ngoài những phương pháp kể trên, để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị loãng xương, người bệnh cũng nên:
- Theo dõi và tuân thủ tốt các chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.
- Đo lại mật độ xương định kỳ từ 1 – 2 năm để đánh giá kết quả điều trị.
- Loãng xương cần được điều trị lâu dài trong vòng 3 – 5 năm. Sau thời gian đó, nên đánh giá lại tình trạng bệnh để đưa ra các phương hướng điều trị tiếp theo.
Biện pháp phòng ngừa nguy cơ loãng xương hiệu quả
Loãng xương có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa loãng xương là việc làm vô cùng cần thiết. Dưới đây là những lưu ý để phòng ngừa loãng xương hiệu quả:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ canxi, khoáng chất. Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích để hạn chế nguy cơ loãng xương.
- Xây dựng lối sống lành mạnh thông qua việc tăng cường vận động, duy trì các hoạt động thể dục thể thao.
- Tăng cường các hoạt động ngoài trời, tạo không gian sống trong lành, đủ ánh sáng để hấp thụ đủ vitamin D và ngăn ngừa loãng xương.
- Phụ nữ tiền mãn kinh cần bổ sung estrogen và thực phẩm chức năng để giúp làm giảm sự tiêu hủy xương. Qua đó tăng khoáng chất giúp xương chắc khỏe.
- Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp.
- Đo mật độ xương định kỳ (phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi) để phát hiện sớm các dấu hiệu của loãng xương.
- Phòng ngừa té ngã bằng cách đeo giày dép chống trượt, sử dụng thảm, dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại (nếu cần thiết); lắp đặt tay vịn tại phòng tắm, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng và sáng sủa,…
Hy vọng với những kiến thức trên đây, bạn đọc đã có được cho mình các thông tin cần thiết về điều trị loãng xương. Qua đó có các cách phòng ngừa tình trạng bệnh lý một cách hợp lý nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn