Đau khớp gối khi trời lạnh là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nó không chỉ gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mỗi chúng ta. Dưới đây hãy cùng Trevang tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Xem nhanh nội dung
Nhận biết chứng đau khớp gối khi trời lạnh
Khi trời trở lạnh, bên cạnh cảm giác đau nhức mỗi khi di chuyển, đầu gối sẽ có thể xuất hiện thêm những triệu chứng sau:
- Xuất hiện cơn đau ở gối sau mỗi lần vận động, di chuyển lên xuống cầu thang.
- Sưng, cứng khớp vào mỗi buổi sáng, mất khả năng duỗi thẳng khớp.
- Khớp có hiện tượng đỏ và nóng khi chạm vào.
- Phát ra các tiếng lạo xạo hay lụp cụp khi di chuyển.
- Hạn chế khả năng vận động.
Nguyên nhân đau khớp gối khi trời lạnh do đâu
Để giải thích cho hiện tượng đau nhức khớp gối khi trời lạnh, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các nguyên nhân như sau:
Thay đổi áp suất khí quyển
Khi không khí lạnh ập đến, áp suất trong không khí sẽ giảm mạnh, nhất là vào những ngày đầu đông. Áp suất giảm khiến cho chất lỏng và khí trong khớp gối giãn nở, đè nén lên các dây thần kinh. Từ đó gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Lưu lượng máu giảm
Không khí lạnh khi thâm nhập vào cơ thể sẽ thông qua các lỗ chân lông trên da. Tại vùng da có luồng khí lạnh đi qua, mạch máu sẽ bị co lại, việc lưu thông máu giảm đi. Khi lưu thông máu giảm, lượng máu nuôi khớp cùng dịch khớp cũng sẽ ít hơn, từ đó dễ gây tổn thương đến sụn, màng hoạt dịch khớp lúc này sẽ có cảm giác đau nhức nghiêm trọng hơn.
Dịch khớp thay đổi đặc tính
Khi thời tiết lạnh, chất dịch được tiết ra từ bao hoạt dịch khớp gối sẽ trở nên nhớt và đặc hơn. Vì vậy, chúng sẽ gây cản trở các chức năng vận động của khớp gối và gây đau nhức, co cứng khớp.
Cơ bắp kém linh hoạt
Cơ thể con người chúng ta có một cơ chế cách nhiệt hiệu quả được tạo thành từ da và vùng lớp mỡ dưới da, giúp bảo vệ các mô và cơ quan khỏi sự thay đổi nhiệt độ. Để thích nghi với thời tiết lạnh, cơ thể sẽ cố gắng điều chỉnh nhiệt độ bên trong bằng cách co cơ. Điều này sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ và dẫn đến tình trạng đau hoặc cứng cơ. Cơ bắp khi căng cứng, thiếu linh hoạt sẽ giảm đi sự hỗ trợ khớp trong các hoạt động và từ đó gây đau khớp gối khi trời lạnh.
Nhạy cảm thần kinh
Ở một số trường hợp đau khớp gối do chấn thương, khi thời tiết có những dấu hiệu chuyển lạnh thì các dây thần kinh cảm giác ở khu vực khớp bị viêm, dính hoặc sẹo thường sẽ trở nên mẫn cảm hơn so với các bộ phận khác. Do đó, người bệnh thường có cảm thấy đau nhức.
Cơ thể ít vận động
Trời lạnh là thời gian mà mỗi người chúng ta lười vận động. Điều này khiến cho các mạch máu bị co lại và làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng đến các khớp. Đây cũng chính là lý do khiến khớp gối bị co cứng, khó chịu và đau nhức
Độ ẩm không khí cao
Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm trong không khí cũng sẽ vì thế mà thay đổi theo. Điều này dẫn đến tình trạng các tế bào xương và sụn ở khớp gối bị ảnh hưởng.
Dễ té ngã do trơn trượt dẫn đến đau khớp gối
Trời mưa rét sẽ làm tăng các nguy cơ té ngã do trơn trượt. Dù không gây ra nhiều chấn thương nặng, thế nhưng những va đập nhẹ cũng sẽ tạo ra các vi chấn thương ở bên trong khớp, kể cả sụn khớp lẫn mô mềm và khiến đầu gối đau âm ỉ.
Cách cải thiện chứng đau khớp gối khi trời lạnh
Thời tiết thay đổi không chỉ gây tình trạng đau nhức ở khớp gối mà nó còn làm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của người bệnh, làm tăng nguy cơ bệnh chuyển biến nặng hơn. Do đó, để kiểm soát được vấn đề đau nhức, người bệnh có thể áp dụng các cách đối phó tại nhà dưới đây:
Thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống đủ chất và duy trì cân nặng sẽ giúp làm giảm áp lực cho khớp, từ đó phòng ngừa được biến chứng đau xương khớp. Ngoài ra việc uống nhiều nước, tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều collagen, vitamin D, C, canxi và hạn chế các loại thực phẩm cay, nóng cũng là cách để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng để nuôi dưỡng khớp.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giảm vận động để làm giảm đi áp lực cho khớp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tránh ngồi và tránh nằm trong một tư thế quá lâu bởi có thể làm tê cứng các khớp và gây đau mỏi. Việc vận động nhẹ nhàng trong khoảng thời gian hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa được các bệnh về xương khớp cũng như thoái hóa khớp.
- Tập luyện xương khớp: Khi bị đau khớp, nếu hạn chế cử động sẽ khiến cho tình trạng tê cứng khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, thay vì hạn chế vận động thì nên có chế độ vận động và tập luyện xương khớp hợp lý, nhẹ nhàng. Việc làm này sẽ giúp lưu thông máu và khí huyết được tốt hơn, giúp tăng cường máu để nuôi dưỡng khớp và dịch bôi trơn khớp. Các bài tập nhẹ nhàng có thể áp dụng như: dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, bơi lội, đi bộ, đạp xe,… vừa giúp giảm đau, cải thiện được chức năng khớp, vừa giúp tăng cường sức khỏe cơ thể.
- Uống thực phẩm bổ sung: Thực phẩm chứa chất bổ sung sẽ có tác dụng nuôi dưỡng và tăng cường chất bôi trơn. Từ đó giúp giảm đau nhức khớp gối khi trời chuyển lạnh. Chondroitin và Glucosamine là 2 hoạt chất được tìm thấy nhiều ở trong các thực phẩm chức năng giúp cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài các chất này ra, người bệnh nên dùng kèm thêm vitamin D3. Tuy nhiên, để sản phẩm có thể phát huy tác dụng được hiệu quả nhất, người bệnh nên sử dụng thực phẩm bổ sung đúng liều lượng được bác sĩ yêu cầu.
Cách làm giảm sưng đau khớp gối vào mùa lạnh
Ngoài việc nắm được nguyên nhân đau xương khớp vào mùa lạnh, hiểu và thực hiện được đúng các cách dưới đây, sẽ giúp bạn tránh được khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Sử dụng băng/nẹp khớp gối: Dùng băng hoặc nẹp để cố định khớp cũng là cách làm giảm đau đầu gối khi trời lạnh hiệu quả tại nhà. Phương pháp này có thể làm giảm đi các áp lực và trọng lượng đặt lên khớp gối, từ đó làm xoa dịu cơn đau để giúp việc đi đứng và cử động tự tin hơn. Tuy nhiên, để cách nẹp mang đến kết quả tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
- Tắm nước nóng: Hơi nước ấm sẽ giúp kích thích mạch máu dưới da giãn nở và làm tăng lưu lượng máu để nuôi dưỡng và khôi phục các tế bào khớp bị tổn thương. Không những thế, hơi nước ấm còn giúp tác động đến hệ thần kinh cảm giác của cơ thể. Do đó nó sẽ giúp giảm đau và giảm tình trạng sưng tấy khớp gối khi trời lạnh.
- Xoa bóp, massage: Các loại thuốc như: rượu khuynh diệp, rượu thuốc, rượu gừng,… sẽ có tác dụng trọng việc làm nóng khớp, giãn mạch và tăng tốc độ lưu thông máu. Từ đó làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả.
- Ngâm chân lá lốt: Để giảm đau nhức đầu gối trong những ngày trở lạnh, người bệnh chỉ cần hái một nắm lá lốt nấu cùng với vài hạt muối. Sau đó chờ nước nguội bớt và ngâm chân vào đó. Ngâm khoảng 10 – 15 phút. Ngoài cách này, bệnh nhân cũng có thể áp dụng thêm các cách dùng lá lốt để chữa đau khớp gối khác như: uống nước sắc lá lốt hay chườm lá lốt và muối biển,…
Mặc dù tình trạng đau khớp gối khi trời lạnh không phải là bệnh lý gây nguy hiểm, gây đe dọa đến tính mạng. Thế nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan để bệnh tiến triển ảnh hưởng đến các chức năng vận động và chất lượng của sống. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có được cho mình kiến thức hữu ích nhất về tình trạng trên.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng đau khớp gối khi trời lạnh, bạn có thể tham khảo các tính năng trên chiếc máy massage chân. Với khả năng xoa bóp, day ấn chính xác tại các huyệt đạo, chiếc máy này sẽ giúp bảo vệ hệ xương khớp luôn chắc khỏe và phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với cơ thể.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn