Đau hông bên trái là tình trạng bệnh nhiều người mắc phải, có tỉ lệ gia tăng cao mỗi năm. Hầu hết mọi người đều vì chủ quan vì chỉ nghĩ triệu chứng bệnh này do làm việc quá sức, sinh hoạt không đúng cách mà gây ra cơn đau. Trên thực tế, bệnh này nếu không được điều trị sớm, để lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe với nhiều biến chứng về sau. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng đau hông bên trái là bệnh gì? Cách chữa & phòng bệnh như thế nào nhé!

>> Xem thêm:

Dấu hiệu đau hông bên trái là bệnh gì?

Hông trái là vị trí mặt sau của cơ thể, là khu vực từ eo trái xuống mông gồm các khu vực bụng eo, mạn sườn trái, mông trái và háng.

Đau hông bên trái là tình trạng các cơn đau nhức xuất hiện từ bộ phận eo xuống mông phía bên trái. Tùy thuộc vào tình trạng đau của mỗi người, có biểu hiện khó chịu tại các vị trí khác nhau:

dau hong ben trai la benh gi co nguy hiem khong min

Triệu chứng đau hông trái

Cơn đau hông trái có triệu chứng đặc trưng như: Đau nặng hơn khi di chuyển, cảm giác thấy nhói, đau âm ỉ vài ngày. Nếu là cơn đau cấp tính thì vấn đề giảm đau sẽ khó hơn, cơn đau nặng dần lan xuống vị trí khác:

  • Đau hông trái ở nam giới với biểu hiện đau nặng đau lan xuống dưới bìu
  • Đau hông trái ở nữ giới sẽ lan xuống phần bẹn & “cô bé” của nữ, đau bên trong hoặc ngoài khớp háng
  • Đau hông bên trái sẽ lan dần xuống cơ mông
  • Đau hông trái lan xuống chân, khiến tê đùi và đau đùi

Khi cơn đau lan sang nhiều vùng trên cơ thể như lưng, háng, mông, đùi  thì cần đi thăm khám để chuẩn đoán nguyên vì sao, để có phương pháp giảm đau và chữa trị kịp thời.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau hông trái. Trong một số trường hợp, có thể do nguyên nhân cơ học hoặc do mắc phải một số bệnh lý khác.

Nguyên nhân gây đau hông bên trái

Bệnh đau hông phía bên trái vừa do yếu tố cơ học tác động, vừa do ảnh hưởng từ các bệnh lý xương khớp liên quan.

Do nguyên nhân cơ học

  • Chấn thương: Do tai nạn hoặc bị tổn thương vùng cột sống cũng được xem là nguyên nhân dẫn tới bệnh đau hông phía bên trái.
  • Tập luyên thể dục thể thao sai cách: Người chơi thể dục thể thao thường xuyên, vận đông viên  khi tập sai cách, không đúng tư thế với cường độ không phù hợp sẽ bị đau hông bên trái.  Hoặc do nằm ngủ sai tư thế, nằm nghiêng bên trái quá lâu, ngồi nghiêng quá lâu … dẫn tới cơn đau hông bên trái..
  • Lao động bê vác nặng nhọc: Với công việc đặc thù tính chất bê vác nguyên bên trái hoặc phải khiến cho  cột sống bị tổn thương, dễ mắc bệnh xương khớp
  • Thừa cân: Khi trọng lượng cơ thể càng cao thì sẽ gây áp lực đè lên xương khớp, từ đó nguy cơ gây đau phía hông bên trái.

Dau ben hong trai la benh gi nguyen nhan min

Đau hông bên trái do mắc phải các bệnh lý

Mắc phải bệnh lý cơ xương khớp

Bị đau hông phía bên trái có thể do mắc phải các bệnh lý về cơ xương khớp, đau dây thần kinh tọa như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, căng cứng cơ, viêm tủy xương, đau dây thần kinh tọa, viêm khớp …

  • Viêm khớp khiến sưng, cứng đau khớp trên cơ thể, có triệu chứng tấy đỏ, di chuyển khó khăn, cứng khớp
  • Viêm tủy xương do nhiễm trùng có dấu hiệu mệt mỏi, sốt, đỏ, sưng tấy ở vị trí bị nhiễm trùng
  • Đau dây thần kinh tọa:  do bị các dây thần kinh chèn ép, có biểu hiện như cảm giác nóng rát, tê mỏi chân, yếu cơ, cảm giác như bị kim châm. Dây thần kinh dài nhất, là kéo dài từ thắt lưng xuống đầu ngón chân. Khi thấy cơn đau mạn sườn hông trái là biểu hiện cơn đau nhức lan dần từ cột sống thắt lưng xuống hông, đùi.
  • Đau dây thần kinh liên sườn: Dây thần kinh liên sườn được xác định vị trí là chạy từ xương sườn tới mông. Khi dây thần kinh này bị tổn thương có thể sinh ra các cơn đau trên tuyến đường đi đó.
  • Hội chứng đau thắt lưng hông: triệu chứng rõ nhất là cơn đau từ cột sống lan xuống mông và mặt sau của đùi, khiến cho việc đi lại khó khăn. Bị đau hông bên trái thường có liên quan tới việc dây thần kinh ở hông sau mông bị tổn thương.
  • Viêm đa khớp thường thấy đau vào sáng sớm hoặc khi thời tiết thay đổi, dễ nhận thấy khớp gối kêu, vận động di chuyển khó khăn, mệt mỏi, sốt nhẹ. Đặc trưng là viêm khớp kháng lan ra gây đau mông trái. Cơn đau sẽ nặng dần lên khi leo cầu thang, xoay chân.
  • Rối loạn chức năng khớp và viêm xương cùng: Biểu hiện này có cơn đau ở vùng xương chậu gần hông do viêm khớp, chấn thương

Đau nhức mỏi hông bên trái còn do nguyên nhân nghiêm trọng hơn, mắc phải các bệnh lý liên quan tới ung thư, thận và ruột thừa:

  • Ung thư xương
  • Gãy xương hông
  • Viêm ruột thừa trái
  • Bệnh bạch cầu
  • Ung thư tuyến tụy
  • Sỏi thận: Thận nằm ở vị trí gần mạn sườn bên trái, vùng bụng phía trái. Cơn đau mông bên trái có thể do bị bệnh thận gây nên,  bên cạnh đó còn kèm theo triệu chứng như tiểu buốt, tiểu ra máu.

Đau hông bên phái do bệnh tiêu hóa

Bệnh Cellac là tình trạng khi người bệnh ăn phải các chất gây ảnh hưởng tới ruột non, gây ra cơn đau và khó chịu ở bụng. Bệnh này là phản ứng dị ứng thức ăn khi ăn phải gluten, sẽ có biểu hiện: đau bụng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy; Đồng thời kèm ngứa, phát ban, nôn, ảnh hưởng tới hệ thần  kinh

Bệnh Crohn gây viêm đường tiêu hóa có triệu chứng chuột rút ở bụng, đại tiện ra máu, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, chán ăn, lở miệng; chậm phát triển giới tính ở trẻ

Viêm túi thừa gây đau bụng, táo bón, tiêu chảy, sốt, nôn

Viêm đại tràng: Tình trạng đau bên hông trái kèm theo các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu.

Đau hông bên trái ở nam giới

Với nam giới, khi có dấu hiệu đau hông trái ở thể nặng, có thể là triệu chứng của bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến.

Đau hông bên trái ở nữ giới

Các dấu hiệu thường gặp khi bị đau hông phía bên trái ở nữ là do:

  • Mang thai ngoài tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Đau bụng khi đến tháng
  • U nang buồng trứng
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Dau ben hong trai khi mang thai min

Đau hông bên trái khi mang thai và sau sinh

Sự phát triển của thai nhi và trọng lượng bà bầu tăng lên sẽ dễ gặp phải tình trạng đau hông bên trái vào 3 tháng cuối thai kỳ, với triệu chứng: đau nhức, tê bì và co cứng khớp.

Bà bầu bị đau hông trái có các nguyên nhân:

  • Hormone relaxin: Là loại hormone tăng lên trong thai kỳ, có tác dụng làm nới lỏng các khớp để xương chậu nới ra hỗ trợ quá trình chuyển dạ. Khi khớp nới lỏng khiến dây thần kinh chèn ép gây nên tình trạng đau hông khi mang thai
  • Đau hông trái ở phụ nữ do tăng cân: Trọng lượng cân nặng mẹ bầu tăng lên đáng kể nhất là những tháng gần cuối, chính vì vậy gây áp lực lên xương và khớp dẫn tới đau hông
  • Sai tư thế: Khi thai lớn dần gây mất cân bằng cơ thể, việc ngồi hay đi lại khiến xương hông bị chịu áp lực dẫn tới cơn đau

Ngoài ra có thể do loãng xương thoáng qua, đau thần kinh tọa, đau dây chằng vòng trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ gân nên cơn đau vừng thắt lưng và hông trái.

Bà bầu bị đau hông trái khi mang thai có nguy hiểm không? Đây là tình trạng bình thường khi mang thai, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi mà chỉ gây khó chịu cho cơ thể mẹ bầu.

>> Xem thêm:

Bị đau hạ sườn trái dưới tim khi mang thai

Đau hông bên trái và nhức xuống chân sau sinh 2 tháng là do đâu?

Vừa sinh 2 tháng thấy có dấu hiệu bị đau hông trái và nhức xuống chân. Vị trí này ngoài thận ra, có liên quan tới các bộ phận khác như cơ, xương, tạng…Nguyên nhân có thể do tổn thương vùng xương chậu sau khi sinh hoặc do dây thần kinh tọa, và nhiều nguyên nhân khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh tiết niệu …, tuyến tụy hoặc vấn đề mạch máu… Nếu cơn đau nặng hơn và âm ỉ kéo dài cần phải thăm khám để bác sĩ chuẩn đoán. Để xác định chuẩn đoán nguyên nhân chính xác của bệnh cần chụp MRI và làm các xét nghiệm nước tiểu, máu… từ đó có phác đồ điều trị cụ thể.

Chuẩn đoán đau hông bên trái

Để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân đau hông trái, các y bác sĩ sẽ tiến hành kê khai tiền sử bệnh lý của người bệnh và kiểm tra vị trí đau nhức. Đồng thời có thể thực hiện một số phương pháp như:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu và dịch khớp: Kiểm tra máu và nước sẽ chuẩn đoán các bệnh máu, xương và đường tiết niệu chuẩn xác hơn
  • Nội soi tiêu hóa: Xác định xem có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa
  • Xét nghiệm hình ảnh thông qua việc chụp CT, siêu âm, X- Quang để phát hiện khối u, gãy xương, ung thư

Bị đau hông bên trái có nguy hiểm không?

Theo như các phân tích ở trên thì tình trạng này có rất nhiều nguyên do khác nhau gây nên. Với các nguyên nhân cơ học như chấn thương, quá trình tập luyện sinh hoạt không đúng cách, sai tư thế thì không quá lo ngại.  Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất là tình trạng đau hông phía bên trái phía trước hoặc phía sau có thể là triệu chứng các bệnh lí xương khớp như đau thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh …cần phải đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm sau này.

Đau hạ sườn trái phía sau lưng do sỏi thận

Cách phòng tránh và cách điều trị đau hông bên trái

Cách chữa điều trị giảm đau hông bên trái phía trước

Tùy vào mức độ và biểu hiện bệnh khác nhau để chữa trị, có 3 phương pháp chữa trị đó là sử dụng thuốc; vật lý trị liệu và phẫu thuật.

Một số loại thuốc có công dụng giảm đau khi bị đau hông trái được bác sĩ chỉ định như:

  • Nhóm thuốc giảm đau thông thường: Acetaminophen, Paracetamol, efferalgan codein,…
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid gồm: Diclofenac hoặc Meloxicam.
  • Một số loại thuốc giãn cơ như: Mydocalm, Myonal,…

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh bị đau hông trái cần khắc phục cơn đau bằng cách:

  • Nghỉ ngơi vầ thư giãn tại chỗ: Đau bên trái hãy nằm nghiêng trái, thẳng người để thư giãn
  • Chườm nóng hoặc lạnh: Sử dụng túi chườm để làm thuyên giảm cơn đau
  • Giảm đau ở hông trái bằng vật lý trị liệu: Massage, xoa bóp, day ấn huyệt giúp khắc phục cơn đau hông trái hiệu quả.

Cách phòng tránh bệnh đau hông trái

Để phòng tránh các bệnh lý xương khớp nói chung và bệnh đau hông trái nói riêng thì trong sinh hoạt thường ngày cần áp dụng một số lưu ý sau đây:

  • Thay đổi tư thế khi nằm, ngồi: Không nên ngồi quá lâu trong 1 tư thế để hạn chế áp lực đè nèn lên vùng hông trái.
  • Chơi thể thao cường độ phù hợp: Vận động thể dục thể thao đúng cách, vừa sức mình, từ dễ tới khó để không quá sức quá mức. Và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học: Uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ thể và hệ xương khớp luôn khỏe mạnh như canxi, vitamin D, các loại rau xanh và khoáng chất …hạn chế đồ uống kích thích như rượu, bia,
  • Không nên đi giày dép quá cao: Với chị em phụ nữ hạn chế đi giày dép cao gót, sẽ tốt cho cơ khớp chân

 Sử dụng thuốc Tây giúp cho quá trình giảm đau nhức hông bên trái nhanh chóng. Bên cạnh đó, giải pháp hỗ trợ chữa bị đau hông trái an toàn, tiện lợi ngay tại nhà được nhiều người quan tâm. Phương pháp hỗ trợ cải thiện bằng liệu pháp vật lí trị liệu, đáp ứng được yêu cầu trên thị trường về vấn đề nâng cao và chăm sóc sức khỏe là sử dụng thiết bị thông minh như gối massage hồng ngoại.

Đau hạ sườn phải lan ra sau lưng sử dụng gối massage

Gối massage cho người bị đau hông bên trái

Xem như giải pháp an toàn và hỗ trợ hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe, thư giãn, gối massage hồng ngoại có tác dụng massage làm giảm đau nhức, máy massage giảm đau hông bên trái hiệu quả.

Hiệu quả của gối massage với người bị đau hông bên trái

  • Tính năng xoa bóp, massage, day ấn tiếp cận vào huyệt đạo ở vùng lưng mang đến cảm giác thư giãn, dễ chịu, làm giảm cơn đau hông phía bên trái
  • Khi sử dụng gối massage hồng ngoại, con lăn massage di chuyển đảo chiều, tác động lên cơ bắp giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch
  • Các con lăn xoay chuyển kết hợp với nhiệt hồng ngoại của gối massage giúp nâng cao hiệu quả xoa bóp, giảm sự căng cứng bên thắt lưng hông

Các dòng gối massage hồng ngoại hỗ trợ giảm đau hông bên trái được nhiều người chọn mua: gối massage hồng ngoại kazuko, gối massage medisanza, gối massage 8 bi, gối massage hồng ngoại Yokushi 6 bi …. Với giá bán phải chăng, chỉ từ 300 ngàn đồng … giúp chúng ta chủ động massage xoa bóp cơ thể, đặc biệt thích hợp với người bị đau lưng.

Vấn đề đau nhức xương khớp nói chung hay đau hông bên trái nói riêng gây ra rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Việc hiểu rõ bệnh đau hông bên trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng giúp người bệnh đưa ra phương pháp điều trị chữa bệnh phù hợp.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Câu hỏi thường gặp (7)

  • Đau hông bên trái là bệnh gì?

    Hông trái là vị trí mặt sau của cơ thể, là khu vực từ eo trái xuống mông gồm các khu vực bụng eo, mạn sườn trái, mông trái và háng
    Đau hông bên trái là tình trạng các cơn đau nhức xuất hiện từ bộ phận eo xuống mông phía bên trái. Tùy thuộc vào tình trạng đau của mỗi người, có biểu hiện khó chịu tại các vị trí khác nhau.

    Biểu hiệu đau hông phía bên trái cũng cảnh báo vấn đề sức khỏe của bạn, ngoài yếu tố cơ học thì trong cơ thể của bạn, có một bộ phận nào đó trong cơ thể của bạn đang gặp vấn đề.

  • Triệu chứng đau hông trái là gì?

    Cơn đau hông trái có triệu chứng đặc trưng như: Đau nặng hơn khi di chuyển, cảm giác thấy nhói, đau âm ỉ vài ngày. Nếu là cơn đau cấp tính thì vấn đề giảm đau sẽ khó hơn, cơn đau nặng dần lan xuống vị trí khác

  • Nguyên nhân gây đau hông bên trái là gì?

     

    Do nguyên nhân cơ học

    • Chấn thương: Do tai nạn hoặc bị tổn thương vùng cột sống cũng được xem là nguyên nhân dẫn tới bệnh đau hông phía bên trái.
    • Tập luyên thể dục thể thao sai cách: Người chơi thể dục thể thao thường xuyên, vận đông viên khi tập sai cách, không đúng tư thế với cường độ không phù hợp sẽ bị đau hông bên trái.  Hoặc do nằm ngủ sai tư thế, nằm nghiêng bên trái quá lâu, ngồi nghiêng quá lâu … dẫn tới cơn đau hông bên trái..
    • Lao động bê vác nặng nhọc: Với công việc đặc thù tính chất bê vác nguyên bên trái hoặc phải khiến cho cột sống bị tổn thương, dễ mắc bệnh xương khớp
    • Thừa cân: Khi trọng lượng cơ thể càng cao thì sẽ gây áp lực đè lên xương khớp, từ đó nguy cơ gây đau phía hông bên trái.

    Do mắc phải các bệnh xương khớp

    • Viêm khớp hiện tượng khớp sưng đau, di chuyển khó khăn, cứng khớp
    • Viêm tủy xương do nhiễm trùng có dấu hiệu mệt mỏi, sốt, đỏ, sưng tấy ở vị trí bị nhiễm trùng
    • Đau dây thần kinh tọa: do bị các dây thần kinh chèn ép, có biểu hiện như cảm giác nóng rát, tê mỏi chân, yếu cơ, cảm giác như bị kim châm. Dây thần kinh dài nhất, là kéo dài từ thắt lưng xuống đầu ngón chân. Khi thấy cơn đau mạn sườn hông trái là biểu hiện cơn đau nhức lan dần từ cột sống thắt lưng xuống hông, đùi.
    • Đau dây thần kinh liên sườn: Dây thần kinh liên sườn được xác định vị trí là chạy từ xương sườn tới mông. Khi dây thần kinh này bị tổn thương có thể sinh ra các cơn đau trên tuyến đường đi đó.
    • Hội chứng đau thắt lưng hông: triệu chứng rõ nhất là cơn đau từ cột sống lan xuống mông và mặt sau của đùi, khiến cho việc đi lại khó khăn. Bị đau hông bên trái thường có liên quan tới việc dây thần kinh ở hông sau mông bị tổn thương.
    • Viêm đa khớp thường thấy đau vào sáng sớm hoặc khi thời tiết thay đổi, dễ nhận thấy khớp gối kêu, vận động di chuyển khó khăn, mệt mỏi, sốt nhẹ. Đặc trưng là viêm khớp kháng lan ra gây đau mông trái. Cơn đau sẽ nặng dần lên khi leo cầu thang, xoay chân.
    • Rối loạn chức năng khớp và viêm xương cùng: Biểu hiện này có cơn đau ở vùng xương chậu gần hông do viêm khớp, chấn thương
    • Đau hông bên phái do bệnh tiêu hóa
  • Đau hông bên trái ở nam giới cảnh báo bệnh gì?

    Với nam giới, khi có dấu hiệu đau hông trái ở thể nặng, có thể là triệu chứng của bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến.

  • Đau hông bên trái ở nữ giới, khi mang thai và sau sinh

    Các dấu hiệu thường gặp khi bị đau hông phía bên trái ở nữ là do:

    • Mang thai ngoài tử cung
    • Lạc nội mạc tử cung
    • Đau bụng khi đến tháng
    • U nang buồng trứng
    • Bệnh viêm vùng chậu (PID)
  • Bà bầu bị đau hông trái khi mang thai có nguy hiểm không?

    Đây là tình trạng bình thường khi mang thai, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi mà chỉ gây khó chịu cho cơ thể mẹ bầu.

    Đau hông bên trái và nhức xuống chân sau sinh 2 tháng là do đâu?

    Nguyên nhân gây nên cơn đau mông bên trái có thể do tổn thương vùng xương chậu trong quá trình sinh nở và sau khi sinh hoặc do dây thần kinh tọa, và nhiều nguyên nhân khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh tiết niệu …, tuyến tụy hoặc vấn đề mạch máu… Nếu cơn đau nặng hơn và âm ỉ kéo dài cần phải thăm khám để bác sĩ chuẩn đoán.

  • Bị đau hông bên trái có nguy hiểm không?

    Có thể thấy có rất nhiều nguyên do khác nhau gây nên. Với các nguyên nhân cơ học như chấn thương, quá trình tập luyện sinh hoạt không đúng cách, sai tư thế thì điều này không đáng quan ngại.  Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất là tình trạng đau hông phía bên trái phía trước hoặc phía sau có thể là triệu chứng các bệnh lí xương khớp như đau thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh …cần phải đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm sau này.

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.