Nhiều người hiện nay vẫn thường nhầm tưởng rằng đột quỵ là căn bệnh của người già. Thế nhưng, con số thực tế đã chỉ ra, có đến 12% các thanh niên mắc phải chứng đột quỵ mỗi năm. Vì vậy có thể thấy, nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ không chỉ là câu chuyện của riêng ai, mà nó là vấn đề cả cộng đồng cần quan tâm.

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ thông qua các dấu hiệu

Các thống kê trên thế giới đã chỉ ra, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 (sau tim mạch và ung thư) và cũng là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu hiện nay. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc đột quỵ tăng cao và có tình trạng báo động với khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ mới mỗi năm. 

Do chứng bệnh này sẽ không có triệu chứng báo hiệu kéo dài. Vì vậy nên sẽ không ai có thể biết trước được mình sẽ bị đột quỵ. Do đó, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây để kịp thời phát hiện chứng đột quỵ ở bản thân hay ở những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời nhất:

Dấu hiệu về thị lực

Hiện tượng mắt ngày càng yếu đi, bị suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt chính là một trong các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sắp xảy ra. Bệnh nhân sẽ có thể lầm tưởng triệu chứng này là do ánh nắng mặt trời hoặc do không uống đủ nước. Tuy nhiên, đây sẽ là lúc cần quan sát người bệnh thật kỹ để nhanh chóng ứng phó kịp thời.

Dấu hiệu ở mặt

dau hieu dot quy 1
Méo mặt là một trong những dấu hiệu đột quỵ điển hình

Người đột quỵ sẽ thấy một nửa mặt (cụ thể là phần nửa dưới của một bên mặt) có dấu hiệu bị trũng xuống hoặc méo xệch. Mỗi khi nói chuyện, phần bên mặt này sẽ bị đơ cứng, không biểu cảm được. Đây đều là những hậu quả của tổn thương não do đột quỵ gây ra.

Dấu hiệu ở giọng nói

Người đột quỵ có thể gặp phải triệu chứng giọng nói bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng khó mở, phải cố gắng hết sức thì mới nói được.

Dấu hiệu đột quỵ: yếu chân tay

Chân tay bị yếu đi, cử động khó khăn hoặc bị tê liệt một bên cơ thể đều là những dấu hiệu của đột quỵ mà chúng ta không nên bỏ qua. Bệnh nhân lúc này sẽ có xu hướng đổ ngã về hướng tay chân bị suy yếu, bởi lúc này các bên cơ đó đã bị tê liệt, không thể giữ vững được trọng lượng của cơ thể.

Dấu hiệu về nhận thức

dau hieu dot quy 2
Dấu hiệu đột quỵ – Đột quỵ làm suy giảm nhận thức của người bệnh

Người bệnh có biểu hiện của rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai bị ù không nghe rõ.

Dấu hiệu về thần kinh

Người bệnh lúc này sẽ có cảm giác đau đầu dữ dội, đây được xem là triệu chứng nặng và khá phổ biến của căn bệnh đột quỵ, nhất là đối với những người có tiền sử đau nửa đầu.

Xem thêm: Phương pháp phòng ngừa đột quỵ đúng cách ?

Những dấu hiệu khác của bệnh đột quỵ

Yếu cơ mặt, yếu cánh tay, giảm thị lực và nói khó đều là những triệu chứng hoặc dấu hiệu phổ biến của bệnh đột quỵ. Thế nhưng chúng sẽ không phải là những dấu hiệu duy nhất. Và một số những dấu hiệu khác của đột quỵ mà bạn có thể biết thêm như:

  • Mất cảm giác ở một bộ phận nào đó trên cơ thể.
  • Xuất hiện co giật
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc bị té ngã mà không biết rõ lý do
  • Người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác khó nuốt
  • Khó thở hoặc tim đập nhanh

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

Yếu tố nguy cơ đột quỵ là huyết áp cao, theo thời gian chúng có thể làm suy yếu thành của động mạch nhỏ trong não. Để cải thiện được tình trạng huyết áp và hạn chế các nguy cơ đột quỵ. Người bệnh nên giảm uống rượu, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng (không thừa đường, muối và chất béo), tập thể dục thể thao thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi ngày) để kiểm soát cân nặng.

Đặc biệt, huyết áp nên được kiểm tra thường xuyên để giảm các nguy cơ đột quỵ liên quan đến tăng huyết áp động mạch. Đồng thời việc điều trị cần được tuân thủ nghiêm ngặt với các bệnh nhân bị huyết áp.

Ngoài ra, một số các biện pháp khác cũng sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ như:

  • Ngừng hút thuốc bởi thuốc lá có xu hướng thu hẹp đường kính của động mạch, nó thúc đẩy sự xuất hiện của các cục máu đông và rối loạn nhịp tim. Do đó, hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 2 lần.
dau hieu dot quy 3
Chế độ ăn với nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
  • Ăn nhiều rau củ và các loại trái cây
  • Giảm mức cholesterol thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, cholesterol xấu (LDL) sẽ tích tụ ở trên thành động mạch dưới dạng chất béo lắng đọng (hình thành mảng xơ vữa động mạch). Theo thời gian ó sẽ làm giảm đường kính của động mạch và cản trở quá trình lưu thông máu (hiện tượng xơ vữa động mạch).
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường, nếu bệnh tiểu đường được người bệnh kiểm soát kém, lượng đường dư thừa có trong máu sẽ có thể làm hỏng thành động mạch.
  • Điều trị các vấn đề khác về tim nếu có.

Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà sẽ có những dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Những dấu hiệu này thường sẽ có thể đến và đi rất nhanh. Do đó hãy lắng nghe cơ thể và chủ động đến gặp bác sĩ sớm để kiểm tra. Thời gian vàng để cứu một bệnh nhân đột quỵ là 60 phút. Nếu để càng lâu thì mức độ tổn thương sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Hy vọng với bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ các dấu hiệu đột quỵ và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích mỗi ngày bạn nhé.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.