Tình trạng đau nhức gót chân là tình trạng không hiếm gặp. Nhất là đối với những người chơi thể thao hoặc làm công việc phải thường xuyên di chuyển. Tưởng chừng đây chỉ là một triệu chứng nhất thời nhưng nếu không xác định rõ nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa sớm sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý mãn tính. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về chứng đau gót chân trong bài viết này của Trevang nhé!

Dấu hiệu đau gót chân

Ở một số trường hợp, người bị đau gót chân có thể gặp cơn đau đột ngột mà không có bất kỳ tín hiệu cảnh báo trước. Đặc biệt, một số người gặp tình trạng gót chân đau bất ngờ, không thể di chuyển sau khi mang giày. Thậm chí sau khi tháo giày, gót chân vẫn cảm thấy đau nhức. Cơn đau còn nặng nề hơn khi cố gắng nâng cao bàn chân hoặc kéo ngón chân về phía trước.

Thực tế, dấu hiệu đau gót chân của từng người là khác nhau, cụ thể:

  • Vị trí: Cơn đau có thể xuất hiện ở phía sau gót chân, phía dưới gót chân hoặc phát sinh từ bên trong xương gót chân.
  • Mức độ: Cơn đau có thể tăng lên khi thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi lâu sang chuyển sang tư thế đứng.
  • Thời điểm: Có thể đau dữ dội vào buổi sáng khi vừa thức dậy và đặt chân xuống từ giường. Tuy nhiên, sau khi di chuyển và vận động trong một khoảng thời gian, triệu chứng đau sẽ dần giảm đi.
dau got chan 1 1
Đau gót chân cần phải làm gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau gót chân 4

Đau gót chân có thể là bệnh gì?

Các triệu chứng đau gót chân không chỉ mang đến cảm giác khó chịu mà còn hạn chế khả năng vận động của bạn. Gót chân là một phần quan trọng hỗ trợ toàn bộ cơ thể, do đó khi bạn đứng lâu hoặc vận động mạnh sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau mỏi. 

Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau gót chân không chỉ đơn giản như vậy. Có nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó phổ biến nhất là:

  • Viêm cân gan chân: Tình trạng này thường xảy ra khi có áp lực quá mức lên bàn chân, làm tổn thương dây chằng Plantar và gây đau gót chân mỗi sáng. Đồng thời, nó cũng có thể làm cơ chân cứng và khó chịu.
  • Bong gân và căng cơ: Tình trạng này có thể gây ra đau vùng gót chân hoặc khi bạn thực hiện bất kỳ chuyển động nào. Nguyên nhân thường là do tham gia các hoạt động thể chất quá mức. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ chấn thương.
  • Thoái hóa xương sụn: Thoái hóa xương sụn gây đau nhức gót chân, đặc biệt là nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân của tình trạng này là do xảy ra nhiễm trùng ở một bộ phận khác trong cơ thể.
  • Viêm cột sống dính khớp: Bệnh lý này thường ảnh hưởng đến cột sống, gây đau gót chân mỗi sáng và buổi chiều. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây viêm khớp nghiêm trọng.
  • Viêm gân gót chân: Gân gót chân bị tổn thương vì làm việc quá sức, dẫn đến viêm và tổn thương gây đau gót chân.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp: Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng nằm xung quanh các khớp. Những túi bao này thường xuất hiện ở các vị trí có sự chuyển động thường xuyên trong cơ thể. Nếu bị viêm, người bệnh sẽ cảm thấy đau gót chân mỗi sáng, buổi chiều hoặc khi vận động cơ thể.
  • Gãy xương: Gãy xương là một tình trạng nguy hiểm bắt buộc phải can thiệp y tế. Do đó, nếu nghi ngờ gãy xương, biện pháp điều trị tại nhà sẽ không khả thi.
  • Hội chứng ống cổ chân: Hội chứng này không chỉ gây đau nhức gót chân thường xuyên mà còn gây ra cảm giác đau rát dọc theo bên trong mắt cá và lòng bàn chân.

Đây chỉ là một số tình trạng bệnh lý phổ biến có thể dẫn đến gót chân bị đau. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu này, đừng nên chủ quan.

dau got chan 2
Đau gót chân cần phải làm gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau gót chân 5

Đối tượng nào dễ mắc chứng đau gót chân

Thực tế, đau gót chân không được coi là một bệnh cụ thể, mà là một triệu chứng lâm sàng phổ biến. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai và có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong số những người bị đau gót chân kéo dài và cảm giác khó chịu, người lớn tuổi là nhóm người thường gặp phổ biến. Điều này có thể do việc đi lại nhiều trong quá khứ khiến miếng đệm bảo vệ gót dần mòn, làm mất cân bằng. Ngoài ra, người có đôi chân có vòm cao hoặc phẳng cũng thường bị đau nhức gót chân nhiều hơn, có thể do yếu tố di truyền.

Các vận động viên thể thao thường phải tập luyện và sử dụng lực mạnh cho chân, điều này có thể làm gia tăng nguy cơ đau nhức gót chân. Những người làm công việc tay chân nặng nhọc, đã từng chịu chấn thương ở vùng chân, cũng như những người thừa cân và không kiểm soát được cân nặng đều có nguy cơ cao hơn bị đau gót chân.

Dù là đau gót chân nặng hay nhẹ, triệu chứng này đều gây ra cảm giác khó chịu đáng kể và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của mỗi người.

Khi mắc đau gót chân phải làm gì?

Cách trị đau gót chân tại nhà

Đối với tình trạng đau gót nhức chân không quá nghiêm trọng, có thể áp dụng một số cách tự trị tại nhà để giảm đau. Dưới đây là một số phương pháp tham khảo:

  • Nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh: Tạm ngừng các hoạt động gây căng thẳng cho bàn chân để cho chân được nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Chườm đá vào vùng gót chân đau: Lấy một viên đá lạnh hoặc túi đá đặt lên vùng gót chân đau trong khoảng 10-15 phút, hai lần mỗi ngày. Làm nhiêu lần trong ngày có thể giúp giảm sưng và giảm đau.
  • Sử dụng nẹp cố định bàn chân: Sử dụng nẹp sẽ để giữ cho bàn chân cố định và giảm áp lực lên gót chân.
  • Chọn giày phù hợp: Tránh đi chân đất, hãy chọn giày đúng kích cỡ và không quá cao. Giày với đế thấp và mềm sẽ giúp giảm áp lực lên gót chân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng miếng lót giày hoặc giày chỉnh hình thiết kế vòm và tạo cảm giác dễ chịu khi đi.
  • Thực hiện các bài tập duỗi cơ cẳng chân: Mỗi sáng thức dậy nên thực hiện các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo dài và uốn cong chân để giúp giảm tình trạng đau gót chân.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cần, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau, giảm sưng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau vài ngày, bạn nên đi khám bác sĩ để được đánh giá và điều trị phù hợp.
dau got chan 3
Đau gót chân cần phải làm gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau gót chân 6

Phòng ngừa chứng bệnh đau gót chân

Các biện pháp phòng ngừa đau gót chân có thể giúp bạn giảm nguy cơ chấn thương và cải thiện chất lượng đời sống. Dưới đây là những điều cần lưu ý:

  • Chọn giày phù hợp: Hãy chọn giày có kích cỡ vừa vặn, đúng độ cao và phù hợp với hoạt động thể chất bạn thực hiện. Tránh giày quá chật, quá cao, hoặc không có đệm đúng chỗ.
  • Khởi động và giãn cơ trước khi vận động: Trước khi bắt đầu hoạt động thể thao, hãy làm các bài tập khởi động nhẹ và giãn cơ để làm nóng và nới lỏng cơ bắp.
  • Nghỉ ngơi khi cần thiết: Lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc đau nhức cơ bắp. Đừng ép buộc bản thân hoạt động quá mức.
  • Kiểm soát cân nặng: Nếu bạn có vấn đề về cân nặng, hãy cố gắng kiểm soát nó để giảm áp lực lên gót chân và bàn chân.
  • Ngâm chân và massage: Ngâm chân trong nước ấm và thực hiện một buổi massage nhẹ nhàng 5 phút mỗi ngày có thể giúp giảm căng thẳng và giảm đau gót chân.
  • Ăn uống lành mạnh: Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn và tăng cường sự hiện diện của rau xanh và hoa quả tươi trong chế độ ăn hàng ngày.

Gót chân là một phần quan trọng của cơ thể và bị đau gót chân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế, hãy lưu ý cách chữa trị, biện pháp phòng ngừa, chăm sóc hàng ngày để giữ gót chân khỏe mạnh.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.