Đau nhói, nhức mỏi, cơ cứng ngón tay,… là những biểu hiện thường thấy ở đầu ngón tay của bạn. Bởi các đầu ngón tay rất nhạy cảm, chúng chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và có nhiệt độ cao hơn hẳn so với các bộ phận khác trên cơ thể. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đau đầu ngón tay? Phương pháp điều trị cho tình trạng trên như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Nguyên nhân đau đầu ngón tay là gì?

dau dau ngon tay 1
Đau đầu ngón tay thường xuất phát từ nhiều các nguyên nhân khác nhau.

Theo giải phẫu học, 10 đầu ngón tay của con người có mối liên hệ mật thiết với tim mạch. Điều đó lý giải vì sao khi chúng ta bấm mạnh vào phần đầu ngón tay thì ta sẽ cảm thấy hơi khó thở. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng đau đầu ngón tay lặp đi lặp lại ở một số người:

Do chấn thương

Tỷ lệ người bị đau đầu ngón tay do di chứng từ chấn thương vẫn luôn cao nhất trong tất cả các nguyên nhân, cụ thể là những thương tích ở đầu hoặc ở cả bàn tay. Các chấn thương thường gặp dẫn đến hiện tượng đau đầu ngón tay bao gồm:

  • Gãy ngón tay: Tổn thương về xương khớp thường sẽ xảy ra khi chơi thể thao hoặc khi dùng sức cầm nắm các vật nặng không đúng cách.
  • Các vết cắt ở ngón tay: Vết cắt đủ sâu có thể khiến cho đầu ngón tay bị đau trong nhiều ngày.
  • Bong tróc móng tay: Tình trạng này sẽ không chỉ gây đau ở mức âm ỉ mà nó còn khiến cho người bị cảm thấy đau rát dữ dội ở phần đầu ngón tay.
  • Các vết bầm tím: Tổn thương này sẽ xảy ra ở khu vực mô mềm với thời gian hồi phục tương đối nhanh.

Do các bệnh lý gây ra đau đầu ngón tay

Không chỉ bởi những tác động bên ngoài, đầu ngón tay của chúng ta cũng có thể đau một cách thường xuyên do kết quả của một số bệnh lý, cụ thể như:

  • Bỏng lạnh: đây là thuật ngữ y học dùng để chỉ những tổn thương tại chỗ gây ra cho da và các mô do tiếp xúc với lạnh. Bỏng lạnh chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến các chi và gây đau ở đầu ngón tay, ngón chân khi ấn vào.
  • Bệnh Raynaud: là tình trạng bệnh lý do chứng rối loạn vận mạch, co thắt các mạch máu, nó làm giảm lượng máu tới mô gây tình trạng thiếu máu cục bộ. Bệnh thường thấy ở các cực, nhất là ở đầu các ngón tay, ngón chân.
  • Hội chứng ống cổ tay: đây là tình trạng đau nhức và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay. Đôi khi nó cũng có thể lan rộng lên khu vực cẳng tay hay cánh tay, do các dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay gây ra.
dau dau ngon tay 2
Hội chứng ống cổ tay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu ngón tay
  • Viêm khớp: viêm khớp ở các ngón tay và các đầu ngón tay có thể xảy dẫn đến cả viêm khớp thoái hóa và viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh tiểu đường: Những bệnh nhân tiểu đường có cảm giác đau âm ỉ ở đầu ngón tay, thường là ngứa ran do tác động trực tiếp đến các dây thần kinh bàn tay.

Ngoài các bệnh lý thường gặp kể trên, bạn cũng có thể bị đau đầu ngón tay bởi chứng loạn dưỡng cơ, bệnh động mạch ngoại biên, u, đa xơ cứng,…

Chẩn đoán và phương pháp điều trị đau đầu ngón tay

Chẩn đoán bệnh

Trường hợp có các vết cắt hoặc có những tổn thương trên đầu ngón tay sẽ chỉ cần thông qua khám thực thể. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần có thêm các thông tin khác nếu bệnh nhân bị đau mà không có nguyên nhân rõ ràng. Việc xác định được yếu tố gây bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong phương pháp điều trị. 

Song song với đó, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về tiền sử bệnh, các loại thuốc đang dùng và nghề nghiệp hiện tại. Từ các thông tin được cung cấp phía trên, bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định xét nghiệm nào là cần thiết cho việc chẩn đoán được chính xác nhất.

Thông thường, các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng đau đầu ngón tay bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang). Hình ảnh X-quang có thể cho thấy được tất cả những xương gãy và sự tăng trưởng bất thường trong ngón tay.

Trong trường hợp tia X-quang không đủ để chẩn đoán tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm hình ảnh bổ sung hoặc làm một số các kiểm tra khác về thần kinh. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành nghiên cứu về thần kinh để tìm ra các tổn thương hoặc rối loạn chức năng.

Phương pháp điều trị đau đầu ngón tay

dau dau ngon tay 3
Bạn có thể điều trị vết cắt nhỏ trên đầu ngón tay bằng cách băng chúng lại

Nếu nguyên nhân gây ra đau đầu ngón tay là do vết cắt, bỏng nhẹ thì tình trạng này sẽ thuyên giảm dần chỉ sau khoảng 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Lúc này các loại thuốc giảm đau không kê đơn sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên có nhiều vết cắt, vết bỏng hoặc gãy xương đầu ngón tay sẽ không thể phục hồi nếu như không được điều trị. 

Bỏng độ 3 sẽ cần phải điều trị tại bệnh viện với đồ thị bỏng và sử dụng các loại thuốc giảm đau liều mạnh. Vết cắt sâu có thể sẽ cần phải khâu lại và cần tuân thủ bất các hướng dẫn chi tiết của bác sĩ.

Đối với đau ngón tay không giải thích hoặc đau do thần kinh, mô, hoặc do các tổn thương cơ thì bác sĩ có thể kê toa thuốc. Các biện pháp điều trị khác như tập thể dục tay, phẫu thuật, nẹp (thường là đối với hội chứng ống cổ tay) có thể là cần thiết để giảm tình trạng đau. Đau đầu ngón tay do viêm khớp có thể thuyên giảm nhờ vào các bài tập thể dục chuyên về các bài tập tay, ngón tay.

Hy vọng những thông tin về nguyên nhân gây đau đầu ngón tay trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Qua đó có được cho mình phương pháp điều trị phù hợp nhất. Ngoài những cách điều trị trên, việc sở hữu cho mình một sản phẩm máy massage giúp massage và thư giãn các khớp ngón cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời để phòng chống lại các bệnh lý liên quan đến đau đầu ngón tay. 

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.