Phổi người là cơ quan có cấu tạo khá phức tạp, nó đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể con người. Mặc dù trong chúng ta, ai cũng đều đã nghe tới cơ quan này. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về phổi và các chức năng của phổi. Dưới đây hãy cùng Trevang tìm hiểu chi tiết về bộ phận này để có cái nhìn tổng quan nhất bạn nhé.

Vị trí của phổi trong cơ thể

Phổi nằm bên trong lồng ngực. Phổi có tính đàn hồi, mềm và xốp. Nó giúp đưa oxy trong không khí vào tĩnh mạch, đồng thời đưa khí cacbon dioxit từ động mạch ra phía bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn có một số khả năng thứ yếu khác như giúp lọc bỏ độc tố trong máu, chuyển hóa các chất sinh hóa học. Phổi cũng có khả năng trong việc lưu trữ máu bên trong.

chuc nang cua phoi 1
Hình minh họa phổi trong cơ thể chúng ta

Nhìn từ phía trước, phổi kéo dài từ trên xương đòn xuống dưới xương sườn thứ 6 ở phần trên của lồng ngực. Từ phía sau, phổi sẽ kết thúc xung quanh xương sườn thứ 10 và màng phổi có thể kéo dài đến xương. Xương sườn 12. Từ trước đến trở lại, 2 lá phổi lấp đầy khoang ngực, nhưng được ngăn cách bởi tim, nằm giữa 2 lá phổi.

Xem thêm: Lá lách là gì? Những thông tin cần biết về lá lách

Chức năng của phổi

Phổi đảm nhận nhiều chức năng quan trọng đối với sự sống của con người, cụ thể như:

Đảm nhiệm chức năng hô hấp

Nhờ sự vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào, mà các cơ quan trong cơ thể mới có thể thực hiện được mọi chức năng của mình. Do vậy, chức năng của phổi chính là cung cấp oxy cho cơ thể, đồng thời mang CO2 ra bên ngoài. Do tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên phổi sẽ rất dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc các yếu tố lây nhiễm khác.

chuc nang cua phoi 2
Chức năng của phổi

Duy trì hoạt động sống của các tế bào nội mô

Tế bào đóng góp rất nhiều vào việc duy trì các hoạt động sống. Tế bào nội mô, tế bào biểu mô đóng vai trò giống như hàng rào ngăn nước và các phân tử protein xâm nhập vào mô kẽ. Mô kẽ có chứa các tế bào miễn dịch, thường sẽ tăng số lượng mỗi khi mắc một số bệnh lý. Điều này giúp tạo ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các tế bào bạch cầu và vi khuẩn chết lúc này sẽ được đào thải ra ngoài qua đờm.

Loại bỏ bụi bẩn, chất bẩn

Bề mặt của phế quản và phế nang sẽ được bao phủ bởi các nhung mao rất mỏng với một màng nhầy mỏng. Bụi nhầy bẫy phấn hoa, bụi bẩn. Khi đó, các nhung mao sẽ di chuyển để có thể đẩy chất bẩn lên, xuống thực quản nhằm nuốt nước bọt vào dạ dày.

Làm sao để cải thiện chức năng của phổi

Để có thể giữ cho 2 lá phổi được khỏe mạnh, bạn nên thực hiện ngay những điều sau đây:

Học cách thở cơ hoành

Bài tập thở bằng cơ hoành hay còn được gọi là bài tập thở bằng bụng. Nếu để ý, bạn sẽ thấy trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh sẽ là đối tượng thích hợp nhất để có thể thực hành bài tập thở này. Khi nghỉ ngơi, bạn có thể thực hiện thở bằng cơ hoành, vì vậy bài tập thở này sẽ có hiệu quả nhất trong việc cải thiện chức năng phổi.

chuc nang cua phoi 3
Thở cơ hoành

Kỹ thuật thở bằng cơ hoành đặc biệt hữu ích đối với những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu bạn đang mắc phải tình trạng này thì hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu hô hấp để có được cách thực hành bài tập này tốt nhất cho chính bản thân.

Các bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bệnh nhân thở cơ hoành theo các bước sau:

  • Thả lỏng vai, ngồi hoặc nằm xuống tại một mặt phẳng
  • Đặt một tay lên bụng và một tay lên phía ngực
  • Hít vào bằng mũi trong 2 giây, cảm nhận không khí đang di chuyển vào bụng. Lúc này, bụng của bạn phải giống như đang được phình lên.
  • Mím chặt môi, thở ra từ từ và bụng cũng dần xẹp xuống.
  • Mỗi lần áp dụng bài tập thở cơ hoành, bạn nên thể lặp lại các bước trên từ 3-5 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài tập thở khi chu môi nhẹ

Hít thở bằng cách chu môi nhẹ có thể giúp làm chậm nhịp thở của bạn. Điều này đồng thời cũng sẽ giúp đường thở của bạn có thêm thời gian để thư giãn và giúp phổi của bạn có thể hoạt động được dễ dàng hơn. 

So với bài tập thở bằng cơ hoành thì thở mím môi khá dễ dàng. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay cả khi không có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế hoặc huấn luyện viên thể chất.

Bạn hãy thực hiện theo những bước hướng dẫn đơn giản sau đây:

  • Hít vào từ từ bằng mũi
  • Chu nhẹ đôi môi của bạn giống như bạn sắp thổi vào một cái gì đó lại rồi thở chậm. Thời gian thở chậm có thể gấp đôi so với thời gian hít vào.
  • Lặp lại bài tập thở này trong 3-5 phút.

Chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm giúp cải thiện chức năng của phổi

chuc nang cua phoi 4
Giữ không gian sống luôn sạch sẽ, thông thoáng để bảo vệ lá phổi của bạn

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về phổi thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống và sinh hoạt của mỗi chúng ta. Vì vậy, bạn cần phải có lối sống lành mạnh thì phổi mới được khỏe mạnh. Nếu như bạn bị bệnh phổi mãn tính, hãy tập luyện thể dục thường xuyên. Quá trình này sẽ giúp việc hô hấp được vận hành tốt hơn. Từ đó, không chỉ phổi mà hệ tim mạch của bạn cũng sẽ được cải thiện tốt nhất.

Đồng thời để phổi hoạt động tốt và không bị các tác nhân gây bệnh làm ảnh hưởng thì chúng ta cũn nên có ý thức bảo vệ lá phổi. Ngày nay, thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho lá phổi bị tổn thương. Do đó chúng ta cần cai và tránh xa thuốc lá ngay. Đây là cách đơn giản nhất để giúp cho bạn bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và cả những người xung quanh. Ngoài ra, không nên sống và làm việc tại những không gian, môi trường quá nhiều bụi bẩn hoặc bị ô nhiễm không khí, hóa chất nặng.

Trên đây là một số thông tin về phổi, chức năng của phổi được Trevang tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường về phổi, tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời khi cần thiết bạn nhé. 

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.