Chín mé là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Hiện tượng này có thể gây ra rất nhiều các vấn đề cho người mắc. Nếu như không xử lý đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe. Vì vậy, dưới đây hãy cùng Trevang tìm hiểu chi tiết về chín mé cũng như cách chữa trị tại nhà bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Bệnh chín mé là gì?
Chín mé là tên gọi khác của một chứng nhiễm trùng bàn tay, bàn chân phổ biến hiện nay. Nguyên nhân sâu xa của chứng bệnh này đó là do sự tích tụ và phát triển của tụ cầu khuẩn vàng và Herpes có ở trong các kẽ móng tay, móng chân. Lâu ngày, ổ viêm này sẽ dần sưng to lên, mưng mủ và áp xe.
Các thể chín mé thường gặp
Chín mé gây nhiễm khuẩn ở đầu ngón tay với 3 thể phổ biến, đó là chín mé nông, chín mé dưới da, chín mé sâu. Cụ thể:
Chín mé nông
Chín mé nông thường sẽ khởi phát ở lớp da của ngón tay với những biểu hiện cụ thể như:
- Thể sưng, tấy đỏ: Đầu ngón tay sẽ có dấu hiệu sưng nhẹ, tấy đỏ, đau, không mưng mủ. Để điều trị, thông thường chúng ta sẽ ngâm tay vào nước nóng để làm phóng bế các gốc chi.
- Thể phồng, chín mé ở trong da: Ban đầu các ngón tay sẽ sưng đỏ, sau đó nó sẽ tích tụ mủ ở lớp thượng bì, tạo thành nốt phỏng có mủ màu trắng đục phía bên trong. Để điều trị sẽ cần phải rạch ra để mủ có thể thoát ra, sau khi rạch thì cần dùng băng ép và kết hợp thuốc kháng sinh toàn thân.
- Thể nhọt: Chín mé ngón tay sẽ xuất hiện ở vùng mu, có mủ. Để điều trị trường hợp này thì cần gây tê tại chỗ và rạch để thoát mủ.
- Chín mé quanh móng: Ban đầu, chín mé sẽ xuất hiện ở một phần của góc móng, sau đó nó sẽ lan dần ra xung quanh, nó có thể lan vào gốc móng và gây ra chảy mủ dài ngày. Để điều trị ở tình trạng trên, cần gây tê ở các gốc ngón, sau đó rạch quanh móng.
- Chín mé dưới móng: Thường do bị các vật nhọn, nhỏ, mảnh đâm vào phần đầu của ngón tay. Chín mé ngón tay dưới móng thường gây đau nhức. Khi bóp các đầu ngón tay có thể thấy phần mủ màu trắng đục tụ xuất hiện ở dưới móng. Để điều trị, ta cần cắt bỏ phần móng đang bị mủ, trường hợp mủ tích tụ và lan rộng ra toàn bộ móng thì cần phải tiến hành cắt bỏ cả móng.
Chín mé ngón tay dưới da
Chín mé ngón tay dưới da gây tình trạng nhiễm trùng những tổ chức dưới da và nó thường xuất hiện ở các đốt 1, 2, 3 của ngón tay.
- Chín mé ở đầu ngón tay: Đây là chín mé dưới da thường gặp nhất hiện nay, chúng xuất hiện ở đầu mút là đốt thứ 3 của ngón tay với các biểu hiện sưng, đau, tấy đỏ, nhức. Để điều trị, ta cần rạch một đường vòng cung qua đầu mút ngón tay để có thể dẫn lưu mủ, sau đó kết hợp dùng thuốc kháng sinh toàn thân để điều trị.
- Chín mé ở đốt ngón tay: Thường sẽ xuất hiện ở đốt thứ 2, gây ra sưng, đau. Để điều trị thì cần rạch 2 bên đốt để có thể thoát mủ.
Chín mé ngón tay sâu
Có lẽ đây là hiện tượng nguy hiểm nhất, bởi nếu không được chữa trị kịp thời thì hiện tượng trên sẽ lan ra các vùng:
- Thể xương: Đốt xương sẽ trở nên sưng to, phồng lên và xuất hiện màu tím đỏ gây đau nhói. Những lỗ rò mủ từ vết thương cũ sẽ chảy dọc ra xung quanh.
- Thể khớp: Phần khớp xương sẽ bị tấy đỏ, gây ra những hạn chế cho con người trong quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày.
- Thể gân: Chín mé nếu như không được chữa trị thì sẽ làm phần gân bị đau nhức, đặc biệt là ở phần ngón chân hay ngón tay sẽ không thể duỗi ra được.
Các triệu chứng của bệnh chín mé
Theo khảo sát, hầu hết những người bệnh bị chín mé thì đầu thường có các triệu chứng giống nhau như: đau từng cơn ở đầu ngón tay, ngón chân, mệt mỏi, tê bì chân tay, kèm theo sốt và nhức đầu. Tuy nhiên, nếu giai đoạn tiến triển của bệnh càng nặng thì các triệu chứng kể trên sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cụ thể:
- Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 là khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày đầu, khi các ổ vi khuẩn bắt đầu phát bệnh. Vết thương lúc này sẽ sưng lên, đỏ hơn và gây ra ngứa ngáy cho người bệnh. Việc di chuyển các đầu ngón tay/chân lúc này sẽ trở nên kém linh hoạt, nhưng do vết thương nhỏ, giống với các vết xước thông thường nên chúng thường bị coi thường hoặc bỏ qua.
- Giai đoạn 2
Từ ngày thứ 4 – ngày thứ 7, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu bất thường của bệnh. Lúc này, vùng viêm đã bắt đầu lan rộng ra toàn bộ các ngón tay và ngón chân của người bệnh. Vết thương đã dần căng tức hơn, đau và giật theo nhịp đập của mạch máu trong cơ thể. Với những người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ và người già thì bệnh nhân có thể sẽ sốt nhẹ từng cơn.
- Giai đoạn 3
Đến giai đoạn 3, các vết thương chín mé đã bắt đầu bị mưng mủ. Mụn nước cũng đã bắt đầu hình thành, cách miệng vết thương khoảng chừng 1 – 3mm. Mụn sẽ rất dễ vỡ, làm tiết ra rất nhiều các chất dịch trong suốt hoặc trắng đục.
Ở một số người bệnh, vết mủ còn kèm theo máu và gây nhiễm trùng lan rộng. Nếu tình trạng bệnh đã đến giai đoạn 3 mà người bệnh vẫn không thể tìm ra được phương pháp chữa trị đúng cách, virus lúc này sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các dây thần kinh ở dưới da, rồi tiến đến các hạch thần kinh và cuối cùng dừng lại ở các tế bào Schwann. Vi khuẩn trú ngụ ở khắp nơi sẽ khiến cho bệnh dễ dàng tái phát lại.
Cách chữa chín mé tại nhà
Nếu vệ sinh tay, chân sạch sẽ mà bạn vẫn bị chín mé thì bạn đừng nên quá lo lắng. Bởi tình trạng này vẫn có thể chữa trị triệt để tại nhà chỉ bằng những phương pháp đơn giản như:
Ngâm nước giấm
Trên thực tế, có rất nhiều người đã thử nghiệm cách chữa chín mé này và đã cải thiện được đáng kể các triệu chứng của bệnh. Với phương pháp này, bạn nên pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ 1 : 4. Sau đó ngâm vết thương vào hỗn hợp này trong khoảng từ 20 – 30 phút và thực hiện liên tục trong 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ngâm muối Epsom
Với những người thường xuyên làm đẹp và chăm sóc sức khỏe thì muối Epsom là sản phẩm đã quá đỗi quen thuộc. Ngâm muối Epsom không chỉ giúp đẩy nhanh thời gian chữa lành các vết thương mà nó còn có tác dụng giảm đau và chống nhiễm trùng. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần ngâm chân/tay trong hỗn hợp 1 lít nước, pha cùng với 2 thìa cà phê muối Epsom và thực hiện tương tự như đối với ngâm nước giấm.
Ngâm nước ấm
Nếu không có giấm hay muối Epsom thì bạn có thể ngâm nước ấm. Phương pháp này cũng sẽ cho kết quả rất tốt. Sau khi ngâm nước ấm trong khoảng từ 20 – 30 phút, bạn nên đệm một miếng gạc cotton ở bên dưới vùng vết thương bị sưng, rồi sau đó dùng kéo nhỏ cắt phần móng chân, móng tay bị chọc vào phía trong.
Tiếp theo, bạn hãy tiến hành sát trùng vết thương bằng cồn và băng bó lại bằng gạc hoặc dùng băng y tế để tránh cho vết thương bị nhiễm trùng.
Lưu ý để không bị tái đi tái lại nhiều lần
Chín mé xảy ra một phần do thói quen không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, do đó, để không bao giờ bị tình trạng chín mé, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Rửa sạch tay, chân mỗi ngày.
- Tuyệt đối không ngâm tay, chân trong nước quá lâu.
- Không nên để trẻ nhỏ có thói quen mút tay.
- Không đi chân đất để tránh các loại cát bụi bám dính vào khóe chân.
- Không đi giày hoặc dép quá chật bởi nó sẽ khiến cho các ngón chân bị tổn thương.
- Khi cắt móng thì cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe quá sâu ở hai bên của ngón chân, ngón tay.
- Không cắt móng theo hình vòm cung và cắt quá sát với phần thịt. Bạn nên cắt thẳng và làm nhẵn các góc bằng giũa móng tay, đồng thời giữ gìn vệ sinh cho móng để tránh tái lại.
Khi bị chín mé các đầu ngón tay, ngón chân, trước tiên người bệnh cần ngăn ngừa vùng nhiễm trùng bằng cách vệ sinh và bôi kháng sinh. Nếu như có hiện tượng mưng mủ thì cần đến ngay cơ sở y tế để được rạch mủ và xử trí kịp thời, tránh để lâu ngày hoặc tự ý điều trị không đúng cách gây ra biến chứng. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh chín mé và biết cách phòng ngừa đúng cách nhất. Theo dõi Trevang để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích khác về sức khỏe bạn nhé.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn