Chăm sóc người bệnh đột quỵ là điều vô cùng quan trọng, nó có vai trò ảnh hưởng đến quá trình và khả năng phục hồi của người bệnh. Nếu biết cách chăm sóc tốt, người bệnh sẽ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại, có tinh thần ổn định và suy nghĩ tích cực hơn. Ngược lại, nếu chăm sóc và cách điều trị tại nhà không tốt, người bệnh sẽ rất khó để phục hồi trở lại, thậm chí là sẽ còn có nguy cơ tái phát cao. Vậy lưu ý chăm sóc người đột quỵ bao gồm những gì? Theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất.
Xem nhanh nội dung
Biến chứng thường gặp và sự thay đổi của bệnh nhân sau khi đột quỵ
Trong cơn đột quỵ, 2 triệu tế bào não của người bệnh sẽ chết đi trong mỗi phút. Thời gian cấp cứu càng lâu thì tổn thương não và di chứng gây ra sẽ càng nặng nề. Do đó, hiểu biết về các biến chứng sẽ giúp người nhà chăm sóc bệnh nhân đột quỵ được dễ dàng và đúng cách hơn.
- Rối loạn vận động: Co cứng các chi, dễ mất sức hoặc bị hạn chế trong vận động. Không loại trừ một số trường hợp bị yếu hoặc có thể liệt 1 tay hay đau vai.
- Rối loạn tiểu tiện: Khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang và khiến người bệnh không tự chủ được đi đại, tiểu tiện lung tung. Nguy cơ nhiễm trùng bàng quang cao hơn khi đặt ống foley dẫn tiểu.
- Rối loạn ngôn ngữ: Mất khả năng giao tiếp tạm thời vì không diễn đạt được những điều mình muốn nói và hiểu được lời người khác.
- Rối loạn cảm giác: Tê, đau, ngứa ran hoặc nóng rát, thậm chí còn có thể mất cảm giác ở trên một phần cơ thể.
- Suy giảm nhận thức: Mất trí nhớ, nhận thức kém, tư duy kém đi là những biểu hiện thường thấy sau khi bị đột quỵ
- Lở loét, có nguy cơ hoại tử các vùng tì đè do phải nằm liệt giường lâu ngày
- Khó nuốt thức ăn, dễ mệt mỏi, mất ngủ,….
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà biến chứng cũng như mức độ di chứng của bệnh nhân đột quỵ sẽ khác nhau.
Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần lưu ý gì?
Vì số lượng biến chứng không hề ít cũng như mức độ của các biến chứng là khác nhau. Cho nên khi chăm sóc bệnh nhân, người nhà cần lưu ý ở hầu hết các phương diện như:
Chăm sóc dinh dưỡng
Để ngăn ngừa đột quỵ lần 2, lần 3,… chế độ ăn của bệnh nhân đột quỵ cần đảm bảo 3 bữa chính và các bữa phụ. Việc lựa chọn và chế biến thức ăn khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần chú ý một số vấn đề như:
- Nấu thức ăn mềm, xay nhuyễn trong thời gian đầu do người bệnh vẫn còn di chứng khó nuốt.
- Thức ăn có độ ấm vừa phải, tránh bị nghẹn hoặc sặc khi ăn.
- Bổ sung rau củ, trái cây có chứa nhiều chất xơ tốt như: rau cải xanh, súp lơ, cà rốt, mâm xôi,…
- Tăng cường các loại sữa và các sản phẩm thay thế để giúp tăng cường canxi, giảm lượng cholesterol cũng như hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Tăng cường các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá ngừ,…. vào chế độ ăn chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ
- Hạn chế đồ ăn nhiều muối, đồ muối và các gia vị cay nóng, chát,… Tuyệt đối không uống rượu bia, không sử dụng chất kích thích để hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ tái phát.
Chăm sóc vệ sinh
Việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ về mặt vệ sinh tuy nhỏ nhưng nó lại rất quan, bạn nên:
- Vệ sinh da sạch sẽ và khô thoáng.
- Vệ sinh kỹ tại vùng sinh môn (cơ quan sinh dục và hậu môn) khô ráo hàng ngày. Người nhà có thể vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh hoặc cũng có thể nước sạch để lau nhẹ từ trước ra sau. Chất liệu nội y cũng nên chọn những loại thấm hút tốt, rộng rãi, thoải mái khi mặc.
- Tắm rửa, vệ sinh nên thực hiện ở những nơi kín gió, ấm áp, sàn ít trơn trượt và dùng nước ấm. Khi chăm sóc vệ sinh chỉ nên vệ sinh từ khoảng 5 – 7 phút và tuyệt đối không tắm buổi tối.
- Sử dụng bỉm lót hoặc bô, lau rửa sạch sẽ sau đại tiểu tiện để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra nếu bệnh nhân phải đặt ống thông dẫn tiểu hay ống thông dạ dày,… thì việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ (khoản vệ sinh) sẽ cần phải thực hiện theo hướng dẫn của điều dưỡng và nhân viên y tế.
Chăm sóc tâm lý
Theo số liệu T2.2024 của Đài Truyền hình Việt Nam, có tới 30% bệnh nhân đột quỵ mắc chứng trầm cảm. Thời gian phát bệnh phổ biến nhất là trong khoảng 3 tháng sau điều trị đột quỵ. Đây được xem là dấu hiệu đáng báo động. Do đó, để chăm sóc bệnh nhân đột và mong muốn người bệnh quỵ phục hồi tinh thần, người nhà cần:
- Đánh giá và kết hợp điều trị tâm lý: Kiểm tra y tế chuyên sâu sẽ đánh giá được trạng thái cảm xúc và đưa ra các phương pháp điều trị tâm lý (nếu cần).
- Động viên, cổ vũ bệnh nhân: Tâm lý người bệnh sau đột quỵ thường là u uất, chán nản, thất vọng khi phải phụ thuộc vào người khác. Nếu được thấu hiểu và tạo điều kiện tự chăm sóc, người bệnh sẽ có thể bớt cảm giác phụ thuộc hơn.
- Tâm lý trị liệu: Thay đổi cảm xúc có thể khiến người bệnh thay đổi hành vi và tính tình. Điều này khiến người bệnh gặp trở ngại khi chia sẻ cùng gia đình. Vì thế, khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ thì sự can thiệp của bác sĩ tâm lý sẽ có thể khiến người bệnh mở lòng, tháo gỡ cảm xúc cũng như ổn định lại trạng thái tinh thần.
Chế độ tập luyện và sinh hoạt
- Cho bệnh nhân vận động sớm, tốt nhất là ngay từ những ngày đầu tiên.
- Đổi tư thế 2 giờ/lần để tránh tình trạng viêm loét, hoại tử vùng tì đè.
- Xoa bóp tay chân, khớp tay, chân thường xuyên để hỗ trợ tuần hoàn máu cũng như ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và teo cơ.
- Tập thở sâu, thở mạnh cho bệnh nhân kèm rheo vỗ rung lồng ngực để tránh viêm nhiễm đường hô hấp.
Phụ thuộc vào mức độ di chứng liệt của bệnh nhân mà thân nhân nên phối hợp cùng nhân viên y tế để đề ra kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tốt nhất. Về tần suất vận động, mỗi ngày người bệnh nên tập từ 2 – 3 lần và kiên trì tập thực hiện các hoạt động để có thể tăng khả năng hồi phục.
Tái khám và uống thuốc đều đặn
Bên cạnh việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ hàng ngày, gia đình cần kiên trì phối hợp với bác sĩ như:
- Nắm chắc các thông tin về bệnh lý và thuốc men
- Phối hợp áp dụng vật lý trị liệu bắt buộc để giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ
- Điều trị ngay nếu phát hiện có dấu hiệu trầm cảm
Phòng ngừa đột quỵ bằng ghế massage – Lời khuyên từ chuyên gia
Theo thống kê dự báo của ngành Y Tế năm 2021, trên cả nước đã có khoảng hơn 200.000 mắc bệnh đột quỵ. Trong số đó có hơn 50% ca bị tử vong ngay tại chỗ. Nếu trước kia bệnh đột quỵ chỉ dừng ở tầng lớp người già thì hiện nay căn bệnh này đã và đang có xu hướng trẻ hóa.
Cũng theo 1 nghiên cứu mới nhất gần đây, các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra rằng: “Ghế massage có tác dụng lớn trong việc cân bằng tinh thần và chống lão hóa xương ở người, đặc biệt là hỗ trợ ngăn ngừa chứng đột quỵ cực kỳ nguy hiểm“.
Có thể nói, đột quỵ là căn bệnh mang tính nguy hiểm, hơn nữa nó sẽ còn kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Người bệnh cần có một chế độ điều trị đặc biệt và kiên trì và người nhà nên nhớ kỹ những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ để quá trình hồi phục được diễn ra suôn sẻ hơn. Hy vọng những thông tin được đề cập trong bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn