Ngoài các phương pháp điều trị được chỉ định, một chế độ ăn uống khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị loãng xương. Vậy thực tế, người bệnh loãng xương nên ăn gì? Đâu là những thực phẩm giúp xương nhanh chóng tái tạo và phục hồi các tổn thương. Cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu ngay bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng bệnh loãng xương
Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương phổ biến là do thiếu hụt canxi và vitamin D. Chính vì sự thiếu hụt các khoáng chất trong chế độ ăn uống đó đã dẫn đến xương thiếu vật chất để sinh xương mới.
Có thể thấy, nguồn canxi và vitamin ngoài bổ sung theo đường thuốc thì cách đơn giản nhất đó chính là bổ sung từ chế độ ăn uống hàng ngày. Như vậy một chế độ ăn giàu canxi, giàu vitamin D và các khoáng chất sẽ là chế độ ăn uống lý tưởng dành cho những người bị loãng xương.
Bệnh loãng xương nên ăn gì?
Việc bổ sung những thực phẩm chứa canxi hàng ngày sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong quá trình phòng ngừa và cải thiện tình trạng loãng xương. Và một trong những loại thực phẩm đó có thể kể đến như:
Sữa các loại – thực phẩm tốt cho bệnh loãng xương
Sữa được xem là nguồn thực phẩm có chứa lượng canxi lớn lên đến 60%. Do đó sữa và các loại chế phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua đều sẽ rất có ích đối với người bệnh loãng xương.
Các loại hải sản
Trong hải sản có chứa hàm lượng lớn các chất đạm, canxi,… Vì vậy đây cũng là một trong những lựa chọn tốt để thêm vào thực đơn cho người bị loãng xương. Tuy nhiên, nếu như người bệnh kèm theo tình trạng bệnh gout thì cũng nên tránh các thực phẩm này để không bị những vấn đề bệnh lý khác kèm theo trong quá trình sử dụng.
Bệnh loãng xương nên ăn gì – Trứng
Trứng gà, vịt, trứng chim,… đều là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất: canxi, vitamin, folate, selen, protein,… đây là những chất có lợi cho hệ xương khớp. Trong lòng đỏ trứng có chứa rất nhiều vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, K, E. Tuy nó chỉ cung cấp 6% vitamin D mỗi ngày, thế nhưng nó lại rất quan trọng trong việc hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, thành phần protein trong lòng trắng trứng còn có tác dụng ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
Để làm phong phú thêm trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn có thể thay đổi cách chế biến trứng thông qua các cách làm như: luộc, rán, ốp, kho,… Mặc dù trứng rất tốt đối với những người mắc bệnh loãng xương, thế nhưng người bệnh cũng chỉ nên ăn 2 – 3 quả/lần, một tuần chỉ nên ăn 2 – 3 lần.
Tăng cường bổ sung rau xanh
Một số loại rau tốt cho xương có thể kể đến như: cải xoăn, rau bina, súp lơ xanh, hạt đậu nành, bắp cải… đều là những loại rau nên được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh loãng xương. Với những loại rau xanh này, bạn nên ăn luộc để hấp thụ được canxi nhiều nhất. Nên ăn rau thường xuyên bởi nó không chỉ giúp chống lại bệnh loãng xương mà nó còn cung cấp vitamin D cũng như tốt cho hệ tiêu hóa.
Nước ép trái cây giúp bổ sung vitamin
Nước ép hoa quả rất tốt cho sức khỏe của con người nói chung và với những người bị loãng xương nói riêng. Lượng canxi và vitamin D có trong nước ép hoa quả được nhận định là tương đối cao. Một số loại quả tốt cho người loãng xương có thể sử dụng như: chuối, cam…. Người bệnh có thể dùng từ 1-2 ly nước ép hoa quả mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Bệnh loãng xương nên ăn gì – Thực phẩm giàu omega-3
Omega 3 không chỉ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Nó còn là chất thiết yếu giúp cải thiện tình trạng của bệnh loãng xương.
Omega 3 có nhiều trong một số thực phẩm như: cá hồi, cá mòi, cá thu,… Bạn nên nấu thật nhừ để có thể ăn cả xương bởi xương của các loại cá này có chứa cả canxi và vitamin D. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung omega 3 cho người loãng xương bằng các loại thực phẩm chức năng hoặc dầu cá.
Xem thêm: Điều trị loãng xương bằng đông y có thực sự hiệu quả?
Ăn nhiều các loại ngũ cốc
Ngũ cốc được đánh giá là có chứa hàm lượng vitamin D, lượng canxi cao. Ngoài ra, một số loại ngũ cốc được làm từ mầm lúa mạch còn rất tốt cho sức khỏe. Những người từ 40 tuổi trở lên, được khuyến cáo nên ăn ngũ cốc hàng ngày để bổ sung 25% lượng canxi còn thiếu. Nên dùng 1-2 cốc ngũ cốc mỗi ngày để cải thiện và điều trị bệnh loãng xương một cách hiệu quả.
Bệnh loãng xương kiêng ăn gì?
Theo các chuyên gia, để hạn chế được mật độ xương suy giảm trầm trọng, bạn nên kiêng ăn các loại thực phẩm gây ức chế hấp thụ canxi và vitamin D, cụ thể như:
- Thực phẩm chứa nhiều muối: Đây là những thực phẩm có chứa hàm lượng Natri rất cao, nó sẽ gây nên tình trạng lão hóa xương, khiến xương trở nên giòn, xốp và dễ gãy hơn. một số loại thực phẩm đó có thể kể đến như: dưa muối, thịt đóng hộp, các loại sốt, súp đóng hộp,…
- Thực phẩm chứa nhiều acid béo: Mặc dù những thực phẩm này sẽ chứa nhiều acid béo Omega 3 có tác dụng tốt đối với tim mạch và não. Tuy nhiên acid béo Omega-6 sẽ có thể làm tăng sản xuất chất gây viêm và làm tăng nguy cơ viêm của cơ thể.
- Đồ ăn vặt chứa nhiều đường: kẹo, kem, bánh cupcake,…
- Các loại đồ ăn thức uống có lượng caffeine lớn: trà, cà phê, sô cô la,…
- Đồ ăn nhanh, các thực phẩm được chế biến sẵn: pizza, burger, khoai chiên,…
Lưu ý cho người bệnh loãng xương
Bên cạnh việc thay đổi và bổ sung các chất dinh dưỡng, bạn cũng cần chú ý tới các vấn đề khác để giúp phòng ngừa bệnh loãng xương một cách có hiệu quả nhất.
- Tập thể dục thường xuyên: Nên duy trì thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên. Nên chọn những bài tập và môn thể thao phù hợp với sức khỏe cũng như độ tuổi của bạn. Việc tập luyện đó sẽ giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, tốt cho sức khỏe tổng thể. Đồng thời cũng là cách để giúp giảm căng thẳng và phòng các bệnh về tuổi già.
- Bổ sung vitamin D: Vitamin D sẽ không có nhiều trong các thực phẩm hằng ngày, vì vậy chúng ta cần bổ sung vitamin D thông qua viên uống, đặc biệt đối với người già. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ý bổ sung viên uống vitamin D khi chưa có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
- Tắm nắng: Mỗi tuần nên thực hiện việc tắm nắng 2 lần trong khoảng 15 phút để cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cho cơ thể. Thời điểm thích hợp để tắm nắng là trong khoảng 9 – 10h sáng và từ sau 3 – 4h chiều.
- Kiểm soát cân nặng: Không chỉ thiếu cân, suy dinh dưỡng mới làm tăng tình trạng mất xương. Mà trên thực tế, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh loãng xương. Lý do là khi bạn quá nặng nề, hệ xương khớp sẽ phải hoạt động hết công suất để chống đỡ. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp. Vì vậy việc duy trì cân nặng hợp lý để hệ xương khớp không phải chịu nhiều áp lực cũng là cách để phòng tránh loãng xương.
- Khám xương định kỳ tại các sở y tế: Đây là thói quen tốt, đồng thời cũng là cách giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe xương và phát hiện nguy cơ loãng xương nếu có. Trên thực tế, bạn nên kiểm tra mật độ xương từ 3 – 6 tháng/lần.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Bệnh loãng xương nên ăn gì”. Hy vọng bài viết này đã giúp quý bạn đọc có thêm được nhiều lựa chọn hơn trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh loãng xương. Qua đó cải thiện sức khỏe xương khớp một cách tốt nhất.
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe trong việc phòng ngừa bệnh xương khớp. Bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục thể thao để ngăn ngừa được căn bệnh này. Đây sẽ là cách để nâng cao sức khỏe an toàn, lành mạnh nhất. Việc sử dụng các thiết bị tập luyện tại nhà với máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục cũng là giải pháp tốt để tập luyện cho những ngày bận rộn. Đồng thời đừng quên sử dụng ghế massage toàn thân trước khi ngủ để thư giãn, giải tỏa căng thẳng và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn