Bệnh Alzheimer là một trong những bệnh lý nguy hiểm có liên quan đến não bộ con người. Đây cũng là nguyên nhân gây nên chứng suy giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức và tư duy ở nhiều người. Hiện nay số lượng người mắc Alzheimer ngày càng tăng cao. Vậy thực tế, Alzheimer là bệnh lý như thế nào? Cách điều trị ra sao? Những thông tin về Alzheimer dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh này. Cùng theo dõi ngay nhé.
Xem nhanh nội dung
Bệnh alzheimer là bệnh gì?
Alzheimer là một trong số căn nguyên gây nên chứng suy giảm trí nhớ với người già. Bệnh này xuất hiện do sự mất dần của các nơron thần kinh và synap bên trong vỏ não hoặc ở một số vùng nằm bên dưới vỏ não. Chứng Alzheimer sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Không những thế, bệnh Alzheimer còn khiến cho các hoạt động ngôn ngữ và cả tư duy của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể.
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer thường xuất hiện ở những người từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, vẫn sẽ có các trường hợp mắc bệnh sớm trong độ tuổi từ 50 – 65.
Hiện nay căn bệnh này được chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu: Bệnh nhân sẽ bắt đầu có các dấu hiệu của mất trí nhớ nhẹ.
- Giai đoạn giữa: Các triệu chứng mất trí nhớ sẽ trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân bắt đầu cần có sự hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày.
- Giai đoạn cuối: Triệu chứng lúc này đã ngày càng trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ thay đổi tính tình (hung hăng hơn, hay nghi ngờ hơn,…).
Nguyên nhân gây bệnh alzheimer
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là gì. Tuy nhiên, vẫn có một vài giả thuyết được đưa ra với các nguyên nhân như sau:
- Do một loại protein nào đó đã tích tụ lại ở bên trong não và khiến cho những tế bào trong não dần bị tiêu diệt.
- Quá trình lão hóa đã phá hủy myelin khiến cho quá trình dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng, kết quả nhận được đó là các tế bào thần kinh bị chết dần.
- Quá trình sản xuất, hoạt động của các chất oxy hóa ở bên trong cơ thể bị rối loạn.
Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác cũng có thể khiến bạn tăng các nguy cơ mắc bệnh này, bao gồm:
- Lớn tuổi – đây là yếu tố nguy cơ mạnh nhất (đặc biệt là sau 65 tuổi).
- Từng bị chấn thương vùng đầu.
- Di truyền.
- Suy giảm nhận thức nhẹ.
- Lối sống không lành mạnh (ít vận động, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, chế độ ăn thiếu rau xanh và trái cây).
- Mắc một số bệnh tim mạch, huyết áp,…
- Công việc nhàm chán, thiếu đi các hoạt động thử thách trí não hoặc ít giao tiếp xã hội.
Xem thêm: Suy giảm trí nhớ ở người trẻ do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Triệu chứng thường gặp của bệnh alzheimer
Các triệu chứng của căn bệnh Alzheimer thường sẽ khác nhau theo từng giai đoạn từ nhẹ cho đến nắng. Thế nhưng chủ yếu người bệnh sẽ có các biểu hiện như:
Sa sút trí nhớ, giảm khả năng nhận thức
Triệu chứng đầu tiên và cũng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Alzheimer đó là sa sút trí nhớ và giảm khả năng nhận thức. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các thông tin mới, quên mất đi những sự kiện quan trọng hoặc tên của những người thân quen. Một số trường hợp còn không thể tập trung và không thực hiện được các tác vụ hàng ngày.
Ngoài ra, khả năng nhận thức của người bệnh cũng từ đó mà bị ảnh hưởng theo. Các hoạt động đơn giản thường ngày như: đọc, viết, tính toán đơn giản và thực hiện các công việc quen thuộc sẽ trở nên khó khăn hơn. Người bệnh lúc này sẽ cần đến sự hỗ trợ từ người thân để thực hiện các hoạt động cơ bản.
Diễn đại bằng ngôn ngữ trở nên khó khăn
Khó diễn đạt bằng ngôn ngữ là triệu chứng bệnh Alzheimer điển hình. Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm từ ngữ, diễn đạt ý kiến, ý tưởng của mình một cách chính xác và rõ ràng. Điều này gây ra những cản trở trong giao tiếp hàng ngày và ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ xã hội, tình cảm của người bệnh.
Thay đổi hành vi, tâm trạng, tính cách
Alzheimer cũng có thể tác động đến hành vi, tâm trạng cũng như tính cách của người bệnh. Nhiều người sẽ trở nên khó tính, hay gắt gỏng, lo âu và mất kiên nhẫn. Những thay đổi này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình, bạn bè mà nó còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
Nhầm lẫn về thời gian, địa điểm
Triệu chứng tiếp theo ở người mắc Alzheimer đó là quên ngày, tháng, năm hoặc thậm chí là mất đi khả năng nhận biết thời gian hiện tại. Bệnh nhân dễ bị lạc đường, nhầm lẫn giữa hai địa điểm gần nhau hoặc có thể đi lang thang mà không có mục đích nhất định.
Đặt đồ sai vị trí, không thể nhớ lại mình đã làm gì
Bệnh nhân có thể đặt đồ vật ngay tại những nơi khác lạ. Họ có thể làm mất đồ vật và không thể nhớ rõ là mình đã để nó ở đâu. Vì vậy mà có không ít các trường hợp người mắc Alzheimer cho rằng có ai đó đã ăn cắp đồ của mình. Đồng thời việc làm này cũng sẽ xảy ra với tần suất nhiều hơn ở tương lai.
Chẩn đoán và điều trị bệnh alzheimer như thế nào?
Chẩn đoán bệnh
Không thể chẩn đoán Alzheimer bằng bất cứ xét nghiệm đơn lẻ nào. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các vấn đề mà bạn đang gặp phải. Sau đó thực hiện một số bài kiểm tra trí nhớ, tư duy, khả năng tập trung.
Thông thường bệnh Alzheimer sẽ chỉ được chẩn đoán nếu các triệu chứng đó đã kéo dài trên 6 tháng. Vì vậy việc khám tổng quát, kiểm tra cận lâm sàng là việc làm hết sức cần thiết.
Các bài test đánh giá chuyên biệt thường sẽ được bác sĩ áp dụng để xác định chi tiết cho từng chức năng nhận thức. Chẳng hạn như: trí nhớ, chú ý tập trung, chức năng điều hành, ngôn ngữ, thị giác cấu trúc. Cụ thể:
- Đánh giá thông qua hoạt động sống hàng ngày: Sử dụng thang đánh giá hoạt động sống nâng cao (IADL- Instrumental Activity of Daily Living) và cơ bản (ADL- Activity of Daily Living) để kiểm tra sự ảnh hưởng các chức năng nhận thức lên hoạt động hàng ngày.
- Đánh giá hành vi tâm thần: Hiện nay trên thực tế, có tới hơn 80% bệnh nhân Alzheimer có các biểu hiện rối loạn hành vi tâm thần, ví dụ như: trầm cảm, hoang tưởng, lãnh đạm, ảo giác, kích động.
Do đó, nếu bạn lo lắng rằng mình hoặc người thân đang có các triệu chứng của bệnh. Hãy nhanh chóng đến gặp và tìm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ hữu ích trong việc chẩn đoán, điều trị cũng như phát hiện bệnh. Nhất là khi bệnh vẫn còn đang ở giai đoạn đầu.
Phương pháp điều trị bệnh
Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào để điều trị Alzheimer. Tuy nhiên, vẫn có những cách giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh. Đồng thời cải thiện được chất lượng cuộc sống cho người mắc. Cụ thể như:
- Dùng thuốc duy trì các chức năng tâm thần: Các chất hóa học có trong thuốc sẽ truyền thông điệp giữa các tế bào thần kinh. Qua đó sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh. Đồng thời giải quyết được một số vấn đề về hành vi.
- Dùng thuốc kiểm soát hành vi: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc điều trị các triệu chứng về hành vi có thể làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
- Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp trị liệu tâm lý để kích thích khả năng nhận thức, hỗ trợ trí nhớ, giải quyết vấn đề,….
Lưu ý: Những loại thuốc này chỉ mang lại hiệu quả với một số đối tượng và trong một khoảng thời gian nhất định.
Sự cô đơn, cảm giác tủi thân chính là điều mà những người bệnh Alzheimer sợ hãi nhất. Do đó, sự chăm sóc, hành động yêu thương chân thành từ gia đình, bạn bè xung quanh đối với họ sẽ là vô cùng cần thiết. Khi nghi ngờ người thân có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa họ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các bước kiểm tra, chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị hợp lý.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn