Ám ảnh sợ hãi là cảm giác sợ hãi quá mức ngay cả với những việc không có tính chất nguy hiểm. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người mắc phải, làm giảm đi hiệu suất làm việc, học tập cũng như làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ám ảnh sợ hãi để hiểu hõ hơn về tình trạng này bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Bệnh ám ảnh sợ hãi là gì?
Ám ảnh sợ hãi là một loại rối loạn lo âu khiến cho người mắc trải qua nỗi sợ hãi cực độ, phi lý về một tình huống, một địa điểm, sinh vật hoặc đồ vật bất kỳ. Khi một người mắc chứng ám ảnh sợ hãi, họ thường sẽ thu nhỏ cuộc sống của mình lại để tránh những điều mà họ cho là nguy hiểm. Mối đe dọa mà họ tưởng tượng ra thường lớn hơn so với thực tế rất nhiều.
Khi phải đối mặt với nguồn gốc gây ra nỗi sợ hãi, người đó sẽ cảm thấy đau khổ tột độ. Điều này lâu dần có thể cản trở các hoạt động sinh hoạt bình thường và đôi khi còn có thể khiến họ rơi vào trạng thái hoảng loạn.
Hiện nay, có 3 loại ám ảnh được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) công nhận gồm:
- Ám ảnh cụ thể: hay còn được gọi là ám ảnh đơn giản, là nỗi sợ hãi mãnh liệt, phi lý về một tác nhân cụ thể nào đó.
- Ám ảnh xã hội (lo lắng xã hội): khác với sự nhút nhát, đây được xem là nỗi sợ hãi sâu sắc về việc bị người khác đánh giá hay chỉ trích tại nơi công cộng. Việc tham gia vào các cuộc tụ họp thường là điều đáng sợ đối với những người mắc chứng lo âu xã hội này.
- Chứng sợ đám đông: người bệnh sẽ khó thoát khỏi cảm giác hoảng loạn khi ở nơi đông người, ví dụ như trong thang máy, trong trung tâm thương mại, xe bus,… loại ám ảnh này thường sẽ bị hiểu nhầm với chứng sợ không gian rộng. Tuy nhiên, đối với người mắc chứng ám ảnh sợ đám đông thì người mắc có thể rơi vào trạng thái lo lắng bất kể ở không gian nào.
Nguyên nhân gây ra chứng bệnh ám ảnh sợ hãi
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân chính gây nên chứng ám ảnh sợ hãi. Tuy nhiên, một số yếu tố được xem là có liên quan đến việc gây ra bệnh lý này. Cụ thể như:
- Ám ảnh từ quá khứ: Người bệnh trải qua những sự kiện như tai nạn, mất mát, bạo lực từ quá khứ gây ra căng thẳng bên trong. Điều này ít nhiều sẽ góp phần gây ra chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.
- Di truyền: Bệnh lý này có thể lây truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua yếu tố di truyền.
- Mất cân bằng chất dẫn truyền trong não: Sự mất cân bằng hormone serotonin và noradrenalin sẽ gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi cho người bệnh. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần gây nên chứng rối loạn lo âu và ám ảnh sợ hãi.
- Nghiện các chất kích thích: Người nghiện ma tuý, bia, rượu thường rất dễ gặp tình trạng hoang tưởng, ảo giác và từ đó gây nên tình trạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.
- Mắc các bệnh lý tâm thần khác: Người bệnh đã hoặc đang mắc phải một số rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, tâm thần phân liệt,…
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của ám ảnh sợ hãi
Rối loạn ám ảnh sợ hãi là tình trạng rối loạn tâm thần nhưng có nhiều triệu chứng dễ nhận thấy, cụ thể như:
- Mồ hôi tay ra nhiều
- Tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp như đánh trống ngực hay đau thắt ngực
- Thở gấp, thở nhanh
- Tiêu chảy/rối loạn tiêu hóa
- Buồn nôn, chóng mặt hoặc mất phương hướng.
Thông thường, khi người bệnh tiếp xúc với các tình huống liên quan đến chứng sợ hãi thì các biểu hiện sẽ xuất hiện rõ ràng hơn và làm người bệnh lo lắng. Đồng thời nó cũng có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn mà người bệnh không kiểm soát được hành động của mình. Vì thế họ có thể gây ra một số phiền toái hay “tai nạn” trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày hay tại nơi làm việc.
Phương pháp điều trị ám ảnh sợ hãi được áp dụng phổ biến
Trị liệu hành vi nhận thức
Trị liệu hành vi nhận thức được xem là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho chứng ám ảnh sợ hãi. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tiếp xúc với nguồn gốc của nỗi sợ hãi trong môi trường được kiểm soát. Liệu pháp này sẽ tập trung vào việc xác định, thay đổi những suy nghĩ và phản ứng tiêu cực trước tình huống khiến cho bệnh nhân ám ảnh.
Sử dụng thuốc
- Thuốc chẹn beta: giúp giảm thiểu các dấu hiệu lo âu có thể đi kèm với nỗi ám ảnh. Tác dụng phụ có thể gồm đau bụng, mệt mỏi, mất ngủ, ngón tay lạnh.
- Thuốc chống trầm cảm: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) sẽ ảnh hưởng đến mức serotonin trong não và khiến cho tâm trạng tốt hơn. Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA), chẳng hạn như clomipramine thường được kê đơn cho những người mắc chứng ám ảnh sợ hãi.
- Thuốc an thần: Benzodiazepin là thuốc an thần có thể được kê đơn để điều trị chứng ám ảnh, nó đồng thời cũng sẽ giúp giảm các triệu chứng lo lắng. Tuy nhiên, người có tiền sử nghiện rượu thì không nên dùng thuốc an thần.
Biện pháp phòng ngừa bệnh ám ảnh sợ hãi
Để hạn chế được diễn tiến của chứng ám ảnh sợ hãi hay phòng tránh hội chứng này một cách có hiệu quả nhất, bạn nên:
- Đi khám và chia sẻ tình trạng của mình với bác sĩ. Hãy nhớ rằng chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể có thể điều trị khỏi hoàn toàn sau vài buổi trị liệu.
- Tránh xa những sự vật mang đến cảm giác sợ hãi
- Hạn chế tình huống stress, căng thẳng nếu có thể
- Xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học; thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, lạc quan và vui vẻ
- Tập thể dục thường xuyên để giảm thiểu lo âu
- Thư giãn cơ thể mỗi ngày với ghế massage toàn thân để cải thiện sức khỏe và lấy lại năng lượng
- Không ngại đi khám nếu hường xuyên có các cơn sợ hãi hoặc cảm thấy trầm cảm và có ý định tử tự.
Khi nỗi ám ảnh sợ hãi gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ của cá nhân và cản trở trong hoạt động hàng ngày. Bạn hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị tối ưu nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn