Những năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm, đặc biệt là người trẻ và phụ nữ sau sinh ngày càng tăng. Đây vốn là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến mặt tinh thần, thể chất và sinh hoạt của mỗi chúng ta. Vậy cụ thể căn bệnh này là gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được lời giải đáp chi tiết nhất.

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là chứng rối loạn cảm xúc, gây cảm xúc tiêu cực và mất động lực trong thời gian dài. Căn bệnh này ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư duy, hành vi lối sống của người bệnh, nguy hiểm hơn là nó còn dẫn đến các vấn đề khác. 

tram cam 1

Rối loạn trầm cảm thường không phân biệt độ tuổi, giới tính, nhưng tỷ lệ mắc trầm cảm ở phụ nữ và người trẻ lại đang có xu hướng tăng cao. Những người mắc bệnh trầm cảm, có thể đã trải qua những biến cố lớn của cuộc đời hay những sự kiện mạnh tác động đến đời sống cá nhân, tinh thần của họ, thách thức sự thay đổi bên trong. Trầm cảm không chỉ tác động đến sức khỏe của người bệnh mà nó còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm?

Trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên bệnh nhân có độ tuổi từ 20 – 50 sẽ chiếm khoảng 50%. Tần suất mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, tăng dần ở các nhóm đối tượng dưới 20 tuổi, đây là nhóm đối tượng phải đối diện với nhiều các yêu cầu và chuẩn mực của xã hội (việc làm, kết hôn, sinh con, thành công trong cuộc sống,…)

  • Người gặp vấn đề sang chấn tâm lý: Họ trải qua các biến cố của cuộc đời như phá sản, nợ nần, áp lực căng thẳng đến từ công việc, gia đình, hôn nhân đổ vỡ, kì vọng của bản thân,…
  • Phụ nữ vừa sinh con: Đây vốn là giai đoạn vô cùng nhạy cảm đối với phụ nữ bởi nó sẽ có những thay đổi về hormone, thay đổi lối sống hoặc cảm thấy mệt mệt mỏi sau sinh,… 
  • Đối tượng học sinh, sinh viên: Áp lực từ việc học hành, thi cử, stress, kì vọng của người thân và sự đánh giá kết quả học tập,…
  • Người lạm dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài cũng là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm nhất.

Các loại trầm cảm thường gặp hiện nay

Trầm cảm trầm trọng

Khi mắc trầm cảm trầm trọng, bạn sẽ luôn cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng và không có hứng thú với các hoạt động vui chơi. Sau đó, bắt đầu thay đổi thói quen, lối sống, chán ăn, khó tập trung và luôn nghĩ đến cái chết. Cách điều trị tốt nhất đó chính là nên trò chuyện với người thân, gặp bác sĩ tâm lý và kết hợp với uống thuốc chống trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh

tram cam 2

Cảm giác buồn bã, lo ngại gây tổn thương cho em bé, cô đơn và cảm giác mất kết nối với con trẻ là những cảm giác mà người mẹ cảm nhận. Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra từ vài tuần cho đến vài tháng và họ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực được biểu hiện bởi sự thay đổi về tâm trạng và các triệu chứng về thể chất như mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức toàn thân.Trong số đó, người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng sẽ có những trạng thái tâm lý mãnh liệt, hưng phấn hay dễ cáu kỉnh, ngoài ra họ cũng dễ lo lắng, khó chịu và do dự. 

Trầm cảm theo mùa

Thường vào những tháng ngày mùa đông, khi ban ngày ngắn hơn và giờ nắng cũng ít hơn. Đặc trưng của trầm cảm theo mùa đó là cảm giác mệt mỏi ban ngày, lo lắng, đi kèm với xu hướng sống tách biệt với mọi người xung quanh. Nhìn chung, loại trầm cảm này sẽ chấm dứt mỗi khi mùa xuân hay mùa hè đến.

Loạn thần

Loạn thần là biểu hiện của chứng rối loạn tâm thần vô cùng nghiêm trọng. Người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác hoang tưởng hoặc ảo giác. Có khoảng 20% người mắc bệnh trầm có khả năng phát triển thành loạn thần. Khả năng suy nghĩ không còn và thường dễ bị kích động, tự làm tổn thương bản thân và những người xung quanh. Lúc này người bệnh cần gặp bác sĩ tâm lý nếu như xuất hiện các triệu chứng của loạn thần.

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm?

Gọi căn bệnh trầm cảm là rối loại bởi Y học hiện đại chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể, ta chỉ có thể nêu các nguy cơ trầm cảm, bao gồm:

tram cam 3

  • Do bệnh lý hoặc do các chấn thương ở vùng não bộ
  • Do di truyền trong gia đình, nếu có Cha hoặc Mẹ mắc trầm cảm, thì tỷ lệ mắc trầm cảm ở Con khoảng 10 -25%. Nguy cơ tăng gấp đôi nếu như cả Cha và Mẹ đều mắc trầm cảm
  • Sử dụng nhiều chất kích thích gây tổn hại thần kinh
  • Căng thẳng, áp lực kéo dài, xung đột với môi trường sống bên ngoài
  • Chất dẫn truyền thần kinh trong não người mắc bệnh trầm cảm có sự khác biệt so với người bình thường.

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm?

Đau nhức không rõ nguyên nhân

Trầm cảm đôi khi sẽ biểu hiện rõ ràng về mặt thể chất, những cơn đau nhức sẽ xuất hiện thường xuyên kèm theo đó là các triệu chứng như: đầy hơi, đau lưng, đau khớp… 

Mất tập trung

Ai trong số chúng ta cũng sẽ có những khoảnh khắc mất tập trung, quên tên ai đó hay nhiệm vụ mình phải làm. Tuy nhiên, người mắc trầm cảm sẽ thường xuyên mất đi khả năng theo dõi, để ý và làm giảm hiệu quả công việc. Không chỉ mắc nhiều sai lầm trong công việc mà họ còn khó khăn mỗi khi đưa ra quyết định nào đó.

Xáo trộn giấc ngủ

Một trong những dấu hiệu thường thấy của bệnh trầm cảm đó chính là xáo trộn giấc ngủ. Một số người sẽ ngủ rất nhiều, số còn lại thường ngủ quá ít, khó ngủ, ngủ không ngon và không sâu giấc.

Thay đổi thói quen ăn uống

Thông thường, người trầm cảm thường có biểu hiện chán ăn, không muốn ăn hay không hứng thú với đồ ăn ngon. Một số người khác lại ăn nhiều hơn khi họ trầm cảm, kèm theo đó là cân nặng tăng lên không kiểm soát. 

Khó chịu, buồn bã hoặc dễ kích động

tram cam 4

Những điều nhỏ nhặt sẽ khiến bạn khó chịu, ví dụ như tiếng ồn hoặc khi phải chờ đợi quá lâu… Thỉnh thoảng có những suy nghĩ tự làm tổn thương bản thân hay làm hại người khác. Nếu bạn đang trải qua một số cảm giác đó thì hãy nhanh chóng tìm sự hỗ trợ ngay lập tức.

Điều trị bệnh trầm cảm như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?

  • Để chấm dứt căn bệnh trầm cảm đáng sợ này, trước hết bạn cần chấp nhận và xác định được đúng loại trầm cảm của bản thân.
  • Cần có thời gian để tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất
  • Dù thuốc có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm nhưng bạn cũng không nên sử dụng lâu dài. Các phương pháp điều trị khác như tập thể dục, mát xa trị liệu sẽ có thể mang đến hiệu quả tương tự và không đi kèm tác dụng phụ.
  • Nếu bạn đang cảm thấy bế tắc, hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng.

Ghế massage GDV SPORT – Đem đến hiệu quả tuyệt vời cho tinh thần

Tình trạng căng thẳng, áp lực, lo lắng có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi khác nhau. Vấn đề này nếu kéo dài sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn dẫn đến căn bệnh trầm cảm đáng sợ. Do đó, việc sử dụng ghế massage 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể được thư giãn, tinh thần vui vẻ, sáng khoái, dần dần được thả lỏng tâm trí. 

tram cam 5

Không những thế, ghế massage còn trang bị công nghệ Body Scan dò tìm huyệt đạo chính xác giúp massage hiệu quả, gia tăng các hormone serotonin và dopamine (chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến tâm trạng). Kết hợp chuyển động của con lăn, túi khí và các động tác xoa bóp nhịp nhàng sẽ đem lại những hiệu quả tích cực nhất. Nhờ đó chứng căng thẳng, lo âu quá mức sẽ được cải thiện một cách rõ rệt và giảm nguy cơ gây trầm cảm nhanh chóng.

Nói chung, trầm cảm là một bệnh lý không thể chủ quan bởi nó có thể sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường. Nếu nghi ngờ mình đang có dấu hiệu của trầm cảm, hãy cố gắng chia sẻ về những gì mình đang trải qua với người thân hoặc trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa để có được sự giúp đỡ tốt nhất.

Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm sản phẩm ghế massage Gia Dụng Việt, truy cập ngay vào website hoặc gọi tới Hotline 0989.88.66.86 – 0913.023.989 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.