Khô khớp gối tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nếu không được cải thiện sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt các cơn đau nhức dữ dội, hạn chế vận động và thậm chí là có thể dẫn đến bại liệt, tàn phế. Vì vậy, việc xác định đúng nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là việc làm hết sức cần thiết để tìm ra giải pháp điều trị cho bệnh lý trên. Dưới đây hãy cùng Trevang tìm hiểu chi tiết vấn đề này.

Khô khớp gối là bệnh gì? 

kho khop goi 1
Khô khớp gối là tình trạng ít hoặc không có đủ chất nhờn để bôi trơn đầu khớp

Khô khớp gối là tình trạng tiêu giảm tiết dịch khớp gây tăng ma sát sụn xương, khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức và gặp khó khăn mỗi khi di chuyển. Không chỉ làm cản trở các chức năng vận động, tình trạng khô khớp gối kéo dài còn có thể khiến người bệnh mắc phải một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm, gây ra những tổn thương không thể phục hồi.

Khô khớp gối do nguyên nhân nào gây nên?

Khô khớp nói chung và khô khớp gối nói riêng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, nhưng chủ yếu do những yếu tố như:

  • Tổn thương sụn và xương dưới sụn

Những chấn thương gặp phải khi chơi thể thao, khi làm việc khi hoặc mắc phải các bệnh lý về viêm khớp, thoái hóa khớp khiến sụn và xương dưới sụn bị mòn mỏng, mất độ đàn hồi. Theo thời gian, hoạt động của xương khớp sẽ không còn được trơn tru và kéo theo đó là sự tiết dịch khớp suy giảm. Lúc này khớp bị khô, đầu xương cọ xát vào nhau gây ra hiện tượng đau nhức. Đây cũng được biết đến là nguyên nhân quan trọng và phổ biến nhất với tình trạng này.

  • Do tuổi tác
kho khop goi 2
Người lớn tuổi là đối tượng dễ bị khô khớp gối bởi quá trình lão hóa

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, người càng lớn tuổi thì nguy cơ bị khô khớp gối sẽ càng cao. Lý do là bởi lúc này dịch khớp gối sẽ ít đi, kéo theo đó là sự thoái hóa của khớp, sụn khớp và xương khớp theo tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa càng lớn và điều này ít nhiều sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng khô khớp gối.

  • Giảm tiết dịch khớp

Quá trình lão hóa tự nhiên dẫn đến nhiều các vấn đề về xương khớp, trong đó có cả tình trạng suy giảm tiết dịch khớp. Khi dịch khớp tiết ra không đủ để bôi trơn sụn, nó sẽ làm gia tăng mức độ cọ xát 2 đầu của xương và khiến cho khớp bị khô, đau nhức khi vận động.

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng hay thiếu hụt các dưỡng chất tốt cho xương khớp như sắt, canxi, vitamin, Collagen… sẽ làm giảm mật độ xương và chất lượng sụn. Từ đó khiến xương khớp dễ bị tổn thương, gia tăng các bệnh lý xương khớp, bao gồm cả tình trạng khô khớp. Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng chất kích thích rượu bia, thuốc lá cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp và cản trở quá trình tiết dịch khớp khiến khớp bị khô.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Một số ít trường hợp khô khớp sẽ xảy ra do tác dụng phụ của thuốc. Việc sử dụng thuốc không đúng cách sẽ làm tăng các nguy cơ mắc bệnh về khớp, trong đó có hiện tượng khô khớp gối.

Ngoài ra, vận động quá mức, béo phì, ngồi sai tư thế,… cũng sẽ tạo áp lực lên hệ xương khớp và khiến khớp bị khô. Riêng đối với tình trạng khô khớp ở người trẻ tuổi thì nguyên nhân còn có thể đến từ thói quen “lười vận động” của họ.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng khô khớp gối cần chú ý

Lúc khớp gối mới chớm bị khô, nó sẽ không phát ra những tín hiệu rõ ràng. Thế nhưng nếu chú ý kỹ, bạn có thể sẽ nhận ra một số các dấu hiệu bất thường như:

kho khop goi 3
Khớp gối kêu lạo xạo là biểu hiện của cứng khớp
  • Khớp gối đau nhức, nhất là mỗi khi bạn thay đổi tư thế vận động đột ngột.
  • Khô khớp kèm theo hiện tượng sưng tấy và nóng đỏ (không phải với tất cả trường hợp đều xuất hiện dấu hiệu này).
  • Khớp gối bị căng cứng, khó co duỗi vào mỗi sáng thức dậy hoặc khi thời tiết thay đổi.
  • Khớp gối phát ra âm thanh răng rắc khi người bệnh di chuyển, nhất là lúc leo cầu thang.

Nếu bạn có thể cảm nhận rõ ràng những biểu hiện này thì có nghĩa là tình trạng bệnh lý khô khớp gối đã chuyển sang giai đoạn nặng và nguy cơ gây biến chứng chuyển thành các bệnh khớp mãn tính là rất cao.

Xem thêm:

Khô khớp gối nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

Bật mí 8 bài tập cứng khớp gối an toàn, hiệu quả

Bệnh khô khớp gối có nguy hiểm không?

Căn cứ vào các dấu hiệu khô khớp gối cũng như các diễn biến của bệnh. Giới chuyên khoa đánh giá tình trạng này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên về lâu dài thì hiện tượng khớp gối bị khô có thể sẽ gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe người mắc, cụ thể như sau:

  • Hạn chế khả năng vận động của xương khớp: Khi khớp gối bị khô, người bệnh sẽ rất khó khăn khi thực hiện hoạt động đi đứng, duỗi chân, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống,…
  • Đau nhức kéo dài: Tình trạng kéo dài sẽ khiến sụn khớp dần bị bào mòn và dẫn tới lộ phần đầu xương. Trong quá trình hoạt động, 2 đầu xương sẽ ma sát với nhau và gây ra tình trạng khó chịu, thậm chí cơn đau đó còn có thể kéo dài và không có dấu hiệu ngắt. 
kho khop goi 4
Cứng khớp gối nếu không được khắc phục sớm rất có thể suy giảm chức năng cử động
  • Nguy cơ teo cơ và biến dạng khớp: Các đối tượng khô khớp phát triển ở giai đoạn nặng có thể dẫn tới teo cơ quanh khớp.
  • Liệt khớp: Đây được đánh giá là biến chứng nguy hiểm cũng như nghiêm trọng nhất của hiện tượng trên. Khi các khớp khô cứng, khó vận động kéo dài sẽ có thể dẫn tới tình trạng liệt mãi mãi.

Cách điều trị và phòng tránh bệnh khô khớp hiệu quả

Cách điều trị 

Tình trạng khớp gối bị khô cần được điều trị như thế nào là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Tình trạng này thực thế có thể điều trị được thông qua việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Phát hiện càng sớm thì quá trình chữa bệnh sẽ càng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. 

  • Dùng thuốc

Điều trị nội khoa được xem là phương pháp phổ biến nhất trong việc cải thiện tình trạng khớp gối bị khô. Vậy tình trạng khô khớp gối nên uống thuốc gì? Căn cứ vào mức độ và tình trạng cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc chống viêm và thuốc giảm đau.
  • Thuốc phục hồi chức năng khớp. Thông thường các loại thuốc này sẽ có chứa thành phần sụn khớp hoặc các loại thuốc chống thoái hóa khớp như collagen type 2, acid hyaluronic, chondroitin,…
  • Vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị này thường sẽ được kết hợp với việc dùng thuốc để giúp quá trình phục hồi của người bệnh được nhanh hơn. Việc thực hiện vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau nhức, giảm sưng viêm và phòng ngừa được các biến chứng của bệnh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu, phổ biến như châm cứu, nhiệt trị liệu,… và thường được áp dụng tại các trung tâm/cơ sở y tế.

  • Phẫu thuật

Bệnh nhân khô khớp gối nên đến bệnh viện để được chẩn đoán cũng như chữa trị theo đúng phương pháp và lộ trình phù hợp. Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà theo các phương pháp dân gian để bệnh có những chuyển biến xấu hơn. 

Khi biện pháp điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu không đáp ứng được với tình trạng khớp gối bị khô thì có nghĩa là bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Lúc này nó sẽ khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, gây đau đớn và bắt buộc người bệnh phải áp dụng đến phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật được áp dụng lúc này sẽ là thay khớp gối.

Cách phòng tránh 

kho khop goi 5
Phòng ngừa khô khớp gối từ sớm để bảo vệ hệ xương khớp được khỏe mạnh

Theo các chuyên gia xương khớp, việc phòng ngừa khô khớp và các bệnh lý xương khớp từ sớm là điều hết sức cần thiết và quan trọng để hạn chế tối đa các tổn thương. Bạn có thể áp dụng vài cách dưới đây để phòng ngừa với tình trạng khô khớp như:

  • Làm việc đúng tư thế, tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian quá lâu.
  • Nghỉ ngơi một cách điều độ, tránh tình trạng căng thẳng mệt mỏi.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
  • Bổ sung đầy đủ các thực phẩm tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, omega-3,…
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích khác.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh gây áp lực lên khớp gối.

Trên đây là toàn bộ các thông tin tổng hợp liên quan tới tính trạng khô khớp gối. Hy vọng bài viết này đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích, giúp bạn đọc có được cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng khô khớp gối và đồng thời có được phương pháp điều trị đúng, hiệu quả nhất.

Bên cạnh các cách phòng tránh được gợi ý phía trên, bạn cũng nên kết hợp sử dụng thêm các thiết bị chăm sóc sức khỏe như: máy massage chân hay máy massage cầm tay để chăm sóc sức khỏe khớp gối ngay tại nhà. Nhờ đó, bạn có thể phòng tránh và cải thiện được nhiều bệnh lý nguy hiểm khác về xương khớp.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.